1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Một số vị thuốc quanh ta mà ai cũng biết docx

92 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 372 KB

Nội dung

 Tẩy giun sán, ức chế sự phát triển của sán máng Một số vị thuốc quanh ta mà ai cũng biết 1)BẠCH ĐÀN Folium et Oleum Eucalypti Tên_khác khuynh diệp Tên khoa học: Eucalyptus sp., họ Sim (Myrtaceae). Loài thường dùng ở nước ta là Bạch đàn trắng (E. camaldulensis Dehnhardt), Bạch đàn liễu (E. exserta F.V. Muell), Bạch đàn chanh (E. citriodora Hook.f), thuộc họ Sim - Myrtaceae. Mô tả: Cây: Cây Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) là cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu. Hoa mọc ở nách lá. Quả hình chén Dược liêu: Lá hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở loài E. exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis), rộng 1 - 5 cm, dài 8 - 18 cm. Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh dầu nhỏ li ti. Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát và dễ chịu. Phân bố: Cây được trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Bộ phận dùng: Lá, ngọn mang lá. Thành phần hoá học: Về phương diện khai thác tinh dầu người ta thường quan tâm đến 3 nhóm chính: 1. Nhóm giàu cineol (có hàm lượng cineol trong tinh dầu > 55%) cho tinh dầu được gọi là Oleum Eucalypti Ðại diện cho nhóm này là Eucalyptus globulus Lab. với những ưu điểm nổi bật: Hàm lượng tinh dầu và hàm lượng cineol khá cao, có thể đến 80 - 85%. - Lá có tinh dầu: 1,3 - 2,25% (E.camaldulensis) và 1,40 - 2,60% (E.exserta). Hàm lượng tinh dầu DÐVN III (2002) qui định không dưới 1,2%. - Thành phần tinh dầu: Thành phần chính là cineol. Loài E. camalduleusis có thể đạt 60 - 70%. Loài E.exserta thấp hơn 30- 50%. DÐVN II (1994) qui đinh hàm lượng cineol không dưới 60%. Cũng như tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn trước khi sử dụng cần được tinh chế và làm giàu cineol. 2. Nhóm giàu citronelal:cho tinh dầu Oleum Eucalipti Citriodorae Ðại diện là E. citriodora Hook.f. với hàm lượng citronelal trên 70% Lá có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu (3,3 - 4,8%). Thành phần chính của tinh dầu là citronelal (trên 70%) ngoài ra còn có citronelol (5,6%). 3. Nhóm giàu piperiton: Ðại diện là E. piperita Sm. với hàm lượng piperiton 42-48%. Công dụng: - Lá: Có thể dùng lá bạch đàn trắng hoặc bạch đàn liễu để thay thế lá bạch đàn xanh (E. globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu. Dạng dùng: Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen v.v - Tinh dầu được sử dụng như tinh dầu tràm. Tuy nhiên, đến nay Bạch đàn ở Việt Nam chưa được khai thác ở qui mô công nghiệp như tràm. Còn ở phạm vi nghiên cứu thăm dò và đề xuất. - Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai - mũi - họng - bệnh viên Bạch Mai sử dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp. - Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu sả Java (Cymbopogon winterianus). Ghi chú: - Bạch đàn còn được gọi là Khuynh diệp. Có nhiều loài Bạch đàn. Phần lớn trồng lấy gỗ, một số loài trồng để khai thác tinh dầu. Nước ta đã di thực được một số loài Bạch đàn lấy tinh dầu có giá trị như Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnhardt), Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta F.V.Muell), Bạch đàn chanh (Eucalyptus citriodora Hook.f.). - Theo Dược điển Trung Quốc (1997) tinh dầu Bạch đàn (Eucalyptus oil) được khai thác từ các cây Eucalyptus globulus Labill., họ Sim (Myrtaceae), cây Long não - Cinnamomum camphora (L.) Nees & Eberm., họ Long não (Lauraceae) và một số cây khác cùng chi của hai họ thực vật trên. - Không nhầm Bạch đàn với cây Ðàn hương (Santalum album L.), họ Ðàn hương (Santalaceae) cho gỗ làm thuốc. 2)BÍ NGÔ Semen Cucurbitae Tên_khác::Bí_đỏ Bù_rợ. Tên_khoa_học: Cucurbita pepo L., họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm. Thân có năm cạnh, có lông dầy, thường có rễ ở những đốt. Lá mọc so le, có cuống dài 8-20 cm, phiến lá mềm, hình trứng rộng hoặc gần tròn, chia thùy nông, đầu tròn hoặc hơi nhọn, mép có răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông mềm, đôi khi có những đốm trắng ở mặt trên ; tua cuốn phân nhánh. Hoa đơn tính cùng gốc, mầu vàng ; hoa đực có đế hoa ngắn ; đài loe rộng có thùy hình dải hoặc gần dạng lá, tràng hoa có 5 thùy rộng ; hoa cái có lá đài dạng lá rõ, bầu hình tròn hoặc hơi dài. Quả to, cùi dày, rỗng giữa có nhiều dạng : dạng tròn, hơi dẹt, có rãnh sâu ; dạng hình trứng hoặc hình trứng hơi dài, có khía rãnh, vỏ ngoài nhẵn, khi chín mầu vàng trắng, vỏ giữa mầu vàng cam, có mùi thơm, vị ngọt lợ, cuống quả có rãnh và loe rộng ở chỗ tiếp giáp với quả ; hạt mầu trắng xám, có mép mỏng và mầu sẫm hơn. Mùa hoa : tháng 3-4 ; mùa quả tháng 5-6 Bộ phận dùng: Hạt quả bí ngô đã già, chín và đã chế biến khô (Semen Cucurbitae). Phân bố: Cây được trồng nhiều nơi làm thực phẩm. Thu hái: Khi cây được 2-3 lá chính thức, cắt ngọn, mỗi nhánh nên giữ 2-3 quả để có quả to, cắt bỏ phần ngọn sau quả thứ 3. Ðể làm rau ăn, có thể dùng quả non hay quả già. Ðể làm thuốc, ta thu hái quả già, lấy thịt quả dùng tươi, còn hạt có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Thành phần hoá học: Hạt bí ngô có các chất protid, lipid, glucid, các chất khoáng P, Mg, Ca, K. Hoạt chất là một alcaloid: cucurbitin trong phôi và vỏ lụa (có tác dụng tẩy giun sán). Cùi quả bí ngô có các chất protid, lipid, glucid, các acid amin (arginin, adenin…) các chất khoáng P, Na, K, Ca, Mg, Fe, Cu, As, … các vitamin B1, C, caroten. Công năng: Tẩy giun sán, ức chế sự phát triển của sán máng còn gọi Huyết hấp trùng (schistosomiase). Cùi quả bí ngô được coi như có tác dụng bổ não. Công dụng: Chữa sán. Cách dùng, liều lượng: Bóc hết vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, giã nhỏ trộn với đường hoặc mật để ăn vào lúc đói, sau khoảng 3 giờ uống thuốc tẩy muối, đi ngoài trong một chậu nước ấm. Người lớn dùng khoảng 100g nhân hạt. Trẻ con 3-4 tuổi dùng 30g; 5-10 tuổi dùng 75g. Bài thuốc: 1. Trị giun đũa: Lấy 30-50g hạt Bí ngô, bóc vỏ, nghiền ra, lẫn với mật ong, ăn làm 3 lần, cách nhau 1/2 giờ. Sau đó 1 giờ, cho uống 1 liều thuốc xổ. Ðể trục giun sán nói chung, có thể dùng hạt Bí ngô rang ăn cho đến no, đến chán, rồi uống nhiều nước pha muối, cho đi ngoài, thì giun bị tẩy ra. 2. Trục sán xơ mít: Kinh nghiệm của nhân dân ta là chiều hôm trước ăn nhẹ hoặc dùng thuốc tẩy nhẹ để sáng hôm sau dùng thuốc. Lấy hạt Bí ngô bóc vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, dùng 100g nhân giã nhỏ, chế vào 60 ml nước, thêm vào 60g mật hay đường, trộn đều ăn vào tảng sáng đói lòng, ăn hết trong một lúc, nằm nghỉ. Ba giờ sau uống thuốc muối sulfat magnesium một liều, hay 10g Phác tiên hoà trong một cốc nước nguội. Sau đó, đổ 1 lít nước nóng pha thêm 2-3 lít nước lạnh vào trong chậu, để cho bệnh nhân ngồi đi ngoài trong nước ấm thì sán sẽ ra hết. Hoặc có thể dùng phối hợp với nước sắc hạt Cau, vỏ rễ Lựu thì tác dụng lại càng mạnh hơn. 3. Trị táo bón, dùng Bí ngô một miếng. Khoai lang một củ, nấu chè với đường đủ ngọt, ăn càng nhiều càng tốt. 4. Viêm đường tiết niệu, dùng hạt Bí ngô giã ra và nghiền nhỏ, đem nấu lên cho được một nhũ tương mà uống. 5. Ðái đường: Người ta xắt Bí ngô ra từng miếng, rắc muối, bỏ vào nấu, ăn thêm với nước mắm hoặc tương Ðậu nành. Hoặc xắt bí ra từng miếng, đem xào bằng dầu thực vật rồi thêm hành, muối, tương và nước vừa đủ, nấu lên ăn. 3) BA CHẠC Folium et Radix Euodiae Leptae Tên khoa học: Euodia lepta (Spreng.) Merr., họ Cam (Rutaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Tên khác: Chè đắng. Chè cỏ. Cây dầu dầu Mô tả: Cây nhỡ cao 2-8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1-4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng. Hoa tháng 4-5. Quả tháng 6-7. Bộ phận dùng: Lá, cành, thân, rễ. Phân bố: Rất phổ biến khắp nước ta trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, ở cả vùng đất núi và đồng bằng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin vv Thu hái: Rễ và lá quanh năm. Rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm. Thành phần hoá học chính: Rễ chứa alcaloid; lá có tinh dầu thơm nhẹ Công năng: Thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau. Công dụng, cách dùng: - Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu. - Thân và rễ được làm thuốc bổ đắng, dùng làm chè uống cho phụ nữ sau khi đẻ, mỗi ngày uống 4-12g. Bài thuốc: Dự phòng cúm truyền nhiễm và viêm não: Ba chạc 15g. Rau má 30g. Ðơn buốt 15g. Cúc chỉ thiên 15g, sắc uống. 4) BẠC THAU Herba Argyreiae Tên khác: Bạc sau, Bạch hạc đằng, Thau bạc, Chấp miên đằng. Tên khoa học: Argyreia acuta Lour., họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi. Bộ phận dùng: Lá và cành. Mô tả: Dây leo bò hoặc quấn. Thân có nhiều lông màu trắng bạc. Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới (mặt sau) có nhiều lông mịn màu trắng bạc. Cụm hoa ở nách lá hay ở ngọn thân, hình đầu hay hình tán, cuống hoa có lông tơ trắng bạc. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, màu trắng, mặt ngoài có lông tơ. Mặt ngoài của lá đài cũng có ánh bạc. Quả mọng hình cầu, khi chín màu đỏ, bao bởi đài hoa phát triển, có mặt trong màu đỏ. Hạt hình trứng, màu nâu. Thành phần hoá học chính: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Công năng:Thanh nhiệt, lợi thuỷ, giải độc, sát trùng, tiêu viêm. Công dụng: Thường dùng trị bí tiểu tiện, đi đái ít một rát buốt, nước tiểu đục, bạch đới, ngứa lở, mụn nhọt, sốt rét, ho, viêm phế quản cấp, và mạn. Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 6-12g cành, lá khô. Dùng ngoài: giã cành, lá tươi đắp lên mụn nhọt đã vỡ mủ để chóng lên da non. Bài thuốc: 1. Kinh nguyệt không đều: Bạc thau 20g, Rau dền gai 8-16g sắc nước uống. 2. Rong huyết, rong kinh: lá Bạc thau giã nhỏ chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống, và lấy bã đắp lên đỉnh đầu (Nam được thần hiệu). Hoặc dùng lá Bạc thau, lá Ngải cứu, lá Bạch đầu ông mỗi vị 20g giã nhỏ, lọc nước uống. 2. Bạch đới: Lá Bạc thau và lá Mò (Xích đồng nam, Bạch đồng nữ) mỗi vị 30-40g giã vắt lấy nước uống trong hay sắc uống. 3. Ho trẻ em: Lá Bạc thau, lá Chua me, lá Xương sông mỗi vị 6-8g giã vắt lấy nước cốt cho uống. 4. Sưng tấy, mụn nhọt: Lá Bạc thau tươi giã đắp. 5. Nổi mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sẩy: Lá Bạc thau nấu nước tắm rửa. 6. Vết thương, mụn nhọt, chảy nước vàng: Lá Bạc thau khô tán mịn, rắc hoặc lá tươi giã đắp. 5) BỒ CU VẼ (quả tròn nhỏ đằng sau rừng nhà mình có) Folium et Cortex Breyniae fruticosae Tên khác: Sâu vẽ. Tên khoa học: Breynia fruticosa Hool. F, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). [...]... hạt 2 - 4g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác Bài thuốc: 1 Đau tai, tật điếc: Cối xay 60g hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn mà ăn Đối với tật điếc, dùng rễ Cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn 2 Sau khi đẻ phù thũng: Lá Cối xay 30g, ích mẫu 20g sắc uống 3 Kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống Ghi chú: Người có thận hư... ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu Tác dụng lợi tiểu: Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu... hợp với thuốc tư âm thanh nhiệt, dùng bài: Cát căn 16 - 20g, Mạch môn 12 - 16g, Sa sâm 12g, Ngũ vị tử 6 - 8g, Khổ qua 12g, Thạch hộc 12g, Đơn bì 12g, Thỏ ty tử 12g, Cam thảo 3g sắc nước uống 5.Chữa Huyết áp cao giai đoạn 1: dùng bài Lục vị hoàn hoặc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia Cát căn 20g, có tác dụng giảm bớt triệu chứng hoa mắt, ù tai, chân tay tê dại, ổn định huyết áp 6.Trị bệnh mạch vành: do thuốc. .. viêm, làm gĩan co thắt của cơ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược) Thành phần hóa học chính: Tinh bột 12 - 15% (rễ tươi) Flavonoid: + Puerarin, Puerarin – Xyloside, Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol, Arachidic acid (Trung Dược Học) + Daidzein, Daidzin, Puerarin, 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside (Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984, 4 (2): 67) + Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura... những lát cắt dọc hoặc vát, dày, có kích thước khác nhau Mặt ngoài màu trắng hơi vàng, đôi khi còn sót lại ở các khe một ít lớp bần màu nâu Chất cứng, nặng và nhiều bột Mặt cắt ngang có nhiều sợi tạo thành những vòng đồng tâm màu nâu nhạt; mặt cắt dọc có nhiều vân dọc do các sợi tạo nên Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, mát Bộ phận dùng: Vị thuốc là rễ củ cạo vỏ phơi khô của cây Sắn dây (Pueraria thomsoni... ngâm nước rồi rải trên một mặt phẳng sẽ thấy lá mỏng mềm, hình tim, đầu nhọn, dài rộng khoảng 5 - 10 cm Hoa màu vàng, có cuống, mọc đơn độc ở nách lá Quả hình cầu cụt đầu giống thớt cối xay, đường kính 1,5 - 2 cm, có khoảng 20 phân quả, mỗi phân quả có một vỏ nhọn như gai, có lông dày, chứa 3 hạt màu đen nhạt, hình thận Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta Thu hái: Vào mùa hạ,... oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định Công năng: Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu Công dụng: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ,... chứng của bệnh đái đường và tăng hồng cầu Nó cũng ngăn cản sự tiêu hao mô và dẫn đến sự tiêu thụ tốt hơn protein trong chế độ ăn, làm giảm mỡ trong mô mỡ và thúc đẩy quá trình hàn liền vết thương Thành phần hóa học: Cây chứa một alcaloid và một chất đắng; còn có nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin Phần cây trên mặt đất chứa một chất dầu sền sệt, mà trong thành phần có dulciol, scopariol,... acid amin, pectin tanin, đường, nhiều nguyên tố vi lượng Nhựa chứa acid catechutannic Hạt chứa 22,3% dầu béo khô với 0,5% stearin Rễ của cây non có chứa protein 1,2%, chất béo 0,9%, phosphatid (cephaclin) 0,6% semul đỏ 0,5% tanin 0,4% arabinose và galactose 8,2% chất có pectin 6,9% và tro 71,2% Chất nhầy trong vỏ biểu hiện của một ester salicophosphoric của manogalactan Công năng: Hoa có vị ngọt, tính... tiểu và tẩy Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ làm thuốc kích dục cho trường hợp bất lực và dùng hoa, quả trị rắn cắn Cách dùng, liều lượng: Vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, vỏ khô sắc uống ngày 15-20g làm thuốc cầm máu, thông tiểu Hoa sao vàng, sắc uống ngày 20-30g chữa ỉa chảy, kiết lỵ Bài thuốc: 1 Lỵ: Hoa gạo, Kim ngân, Cỏ sẹo gà, mỗi vị 15g Ðun sôi lấy nước uống 2 Ðau vùng thượng vị: Rễ hay vỏ gạo 30g, rễ . sán máng Một số vị thuốc quanh ta mà ai cũng biết 1)BẠCH ĐÀN Folium et Oleum Eucalypti Tên_khác khuynh diệp Tên khoa học: Eucalyptus sp., họ Sim (Myrtaceae). Loài thường dùng ở nước ta là Bạch. (Santalum album L.), họ Ðàn hương (Santalaceae) cho gỗ làm thuốc. 2)BÍ NGÔ Semen Cucurbitae Tên_khác::Bí_đỏ Bù_rợ. Tên_khoa_học: Cucurbita pepo L., họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Mô tả: Cây thảo, sống. Khuynh diệp. Có nhiều loài Bạch đàn. Phần lớn trồng lấy gỗ, một số loài trồng để khai thác tinh dầu. Nước ta đã di thực được một số loài Bạch đàn lấy tinh dầu có giá trị như Bạch đàn trắng

Ngày đăng: 29/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w