1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình hình thành tư liệu nghiên cứu thực trạng và quan điểm phát triển chung của doanh nghiệp nhà nước p3 ppsx

8 282 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 218,96 KB

Nội dung

17 đa dạng hóa sở hữu, thành lập tổng công ty ). Trong các đợt, giai đoạn, thời kỳ khác nhau của quá trình đổi mới, do các yếu tố khách quan và chủ quan quy định, việc đổi mới DNNN đợc tiến hành đồng thời kết hợp hai mặt nêu trên hoặc chỉ thiên về một mặt nào đó . Từ năm 1979, DNNN ở Việt nam mới thực sự đợc coi nh một đối tợng đổi mới. Những bớc tổ chức sắo xếp, phát triển DNNN trớc năm 1979 về cơ bản chỉ là những biện pháp có tính chất hành chính trong bố trí, sắp xếp, phân bổ các DNNN giữa các bộ, các địa phơng và các liên hiệp xí nghiệp, do đó chúng chỉ đợc coi là những biện pháp cải tiến quản lý trong mô hình kế hoạch hoá tập trung mang tính chất bao cấp, thu đủ, chi đủ, phù hợp với cơ chế quản lý và mô hình kinh tế cũ. Do vậy quá trình đổi mới kinh tế ở nớc ta có thể chia thành ba giai đoạn 1. Giai đoạn 1980 1986 Giai đoạn đổi mới này gắn liền với đổi mới quan điểm của đảng và nhà nớc về quản lý kinh tế nói chung và DNNN nói riêng. Cơ chế quản lý cũ đã tỏ ra kìm hãm sức sản xuất, triệt tiêu động cơ phát triển, hậu quả là nền kinh tế trì trệ, tụt dốc, khủng hoảng, đời sống nhân dân xa sút. Các DNNN ngày càng xa sút. Hội nghị ban chấp hành trung ơng lần thứ sáu khoá IV tháng 9 1979 đã ra nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách đánh giá tình hình thực tiễn và những yêu cầu bức thiết của xã hội, trong đó nhấn mạnh phải cải tiến chính sách phân phối, lu thông ( giá, lơng, tài chính, ngân hàng ). Tiếp đó Chính phủ đã ban hành các quyết định có liên quan để điều hành nền kinh tế nói chung và các DNNN nói riêng nh quyết định số 25/CP tháng 1-1981 về kế hoạch ba phần, quyết định số 26 /CP tháng 2- 18 1981 về phân phối lu thông Nghị quyết trung ơng 6 khoá IV và quyết định 25/CP là bớc tiến đầu tiên trong việc cơ chế quản lý các DNNN từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trờng. Sau đó là các quyết định quan trọng nh quyết định số 146/HĐBT tháng 2-1982; nghị quyết 306 ( dự thảo ) của Bộ Chính trị và quyết định 16/HĐBT tháng 6-1986 đều đa ra những quan điểm và biện pháp đổi mới quản lý DNNN trong điều kiện cải tiến , cơ chế quản lý nói chung. Các biện pháp đổi mới giai đoạn này chủ yếu tập trung vào tháo gỡ những vớng mắc, rào cản vô lý của cơ chế cũ, do đó có tác dụng nh cởi trói, giải phóng năng lực sản xuất của các DNNN và cùng với các biện pháp khoán trong nông nghiệp, cải cách phân phối lu thông đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất nói chung, đa đất nớc thoát khỏi khủng hoảng, tụt dốc. Đối với các DNNN, việc cho phép các đơn vị tự chủ bố trí các nguồn lực sản xuất theo kế hoạch ba phần đã có ý nghĩa rất quan trọng trong phát huy sáng tạo của cơ sở, từng bớc đa các yếu tố thị trờng vào cơ chế quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, các biện pháp giai đoạn này vẫn mang tính nửa vời, chắp vá ( biểu hiện ở kế hoạch ba phần, cơ chế song trùng ) dẫn đến hệ quả khó hạch toán, khó kiểm soát, khó đánh giá, lợi dụng sự rối rắm của cơ chế quản lý để trục lợi, trong khi năng lực sản xuất và sức sáng tạo vẫn cha thực sự đợc giải phóng. 2. Giai đoạn 1986 1990 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng năm 986 đánh dấu bớc ngoặt cơ bản trong quá trình đổi mới kinh tế nói chung ởt nớc ta, trong đó có đổi mới DNNN. Đại hội chỉ rõ: phải đổi mới cơ chế quản lý, bảo 19 đảm cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ, thực sự chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, lập lại trật tự, kỷ cơng trong hoạt động kinh tế. Sắp xếp lại sản xuất, tăng cờng cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lợng và hiệu quả. Trên cơ sở đó, ổn định và từng bớc nâng cao tiền lơng thực tế của công nhân, viên chức, tăng tích luỹ cho xí nghiệp và cho nhà nớc. Đại hội VI vẫn tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của DNNN nhng đã đa ra quan điểm coi chủ đạo không có nghĩa là phải chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành, mọi địa phơng mà thể hiện ở năng suất, chất lợng, hiệu quả Sau đại hội đảng lần thứ VI, đổi mới DNNN thực sự trở thành nội dung trung tâm của tiến trình đổi mới toàn bộ hệ thống kinh tế theo hớng nhất quán chuyển sang kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa, giải phóng sức sản xuất xã hội. Tháng 11 1987 Hội đồng Bộ trởng ( nay là Chính phủ ) ban hành quyết định 217/HĐBT đánh dấu bớc đổi mới cơ bản DNNN theo hớng áp dụng cơ chế mới. Tiếp theo là các nghị định 50/HĐBT(3- 1988) bổ sung quyết định 217, nghị định 27/HĐBT ( 3-1989 ) ban hành điều lệ xí nghiệp quốc doanh ( DNNN ) đã thúc đẩy tiếp quá trình đổi mới DNNN. Giai đoạn này đối với DNNN lầ giai đoạn bớc ngoặt đa các DNNN chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc thị trờng hay gọi là quá trình thơng mại hoá có tác dụng bắt buộc các doanh nghiệp phải định hớng vào thị trờng, đồng thời tăng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong các quyết định kinh doanh. Về mặt quan hệ với nhà nớc, trong giai đoạn này hệ thống quan hệ kế hoạch dần dần chuyển từ kế hoạch trực tiếp sang kế hoạch gián tiếp, do đó các DNNN từ chỗ phải hoạt động theo kế hoạch với 9 chỉ tiêu pháp lệnh dần dần bãi bỏ chỉ còn 1 chỉ tiêu nộp ngân sách, xoá bỏ 20 bao cấp từ ngân sách nhà nớc, bãi bỏ chế độ 2 giá, hạch toán kinh doanh theo giá thị trờng. Về quản lý, quyết định 217/HĐBT trao quyền tự chủ rất rộng rãi cho doanh nghiệp mà hầu nh không có biện pháp kiểm soát tơng ứng. Các doanh nghiệp lại trao quyền tự chủ cho các bộ phận, chi nhánh của mình trong tìm kiếm, ký hợp đồng và tổ chức sản xuất kinh doanh với các khách hàng dẫn đến tình trạng trăm hoa đua nở rất sôi động nhng cũng rất phức tạp, khó quản lý về mặt nhà nớc . Điều đáng chú ý trong giai đoạn này là thực hiện chủ trơng phân cấp, nhà nớc, trung ơng giao quyền cho chính quyền các địa phơng ra quyết định thành lập các DNNN. Vì vậy chỉ trong vòng 4 năm số lợng DNNN tăng lên gần gấp 2 lần, đa số DNNN của Việt nam lên 12084, trong đó đến 60% là các doanh nghiệp do địa phơng quản lý. Rất nhiều DNNN do chính quyền địa phơng quyết định thành lập hầu nh không đợc cấp vốn, chủ yếu hoạt bằng vốn vay ngân hàng. Nhìn chung, các DNNN giai đoạn này đã từng bớc đổi mới. Một bộ phận doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, ngợc lại một bộ phận khác không thích nghi đợc với thị trờng, thua lỗ triền miên, trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nớc. Về tổng thể khu vực DNNN vẫn đợc giữ vai trò chủ đạo của mình, chiếm trên dới 35% GDP và 60% nộp ngân sách nhà nớc . 3. Giai đoạn 1990 đến nay Tiếp tục đờng lối đổi mới kinh tế, đại hội toàn quốc lần thứ VII năm 1991 đã chủ trơng: khẩn trơng sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế 21 quốc doanh, bảo đảm kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tập trung lực lợng củng cố và phát triển những cơ sở trọng điểm, những cơ sở làm ăn có hiệu quả và có ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân. Cho thuê, chuyển hình thức sở hữu hoặc giải thể các cơ sở thua lỗ kéo dài và không có khả năng vơn lên. sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trờng và khu vực quốc doanh phải đợc sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nớc. Đại hội VIII của đảng năm 1996 tiếp tục khẳng định: tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả KTNN để làm tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đờng, hớng dẫn, hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển, làm lực lợng vật chất để nhà nớc thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới. Thực hiện đờng lối đổi mới của đảng, Chính phủ đã ra hàng loạt quyết định về đổi mới DNNN và trên thực tế đã tổ chức thực hiện hàng loạt biện pháp rất mạnh trên cả hai mảng: sắp xếp tổ chức lại và đổi mới cơ chế quản lý DNNN. Đó là quyết định 315/HĐBT(9-1990), nghị định 388/HĐBT (11- 1991), các quyết định 90 và 91/TTg (3-1994), luật doanh nghiệp nhà nớc (4-1995), chỉ thị 500/TTg (8-1995), nghị định 28/CP (5-1996), nghị định 56/CP ( 10-1996), nghị định 59/CP ( 10-1996), nghị định 50/CP (8-1996), chỉ thị 20/TTg (4-1998) và nghị định 44/CP (6-1998); đồng thời từng bớc làm rõ thêm quan hệ quản lý giữa nhà nớc và doanh nghiệp. 22 3.1 Đổi mới cơ chế quản lý DNNN Theo quyết định 315/HĐBT các doanh nghiệp phải rà soát lại chức năng hoạt động kinh doanh, rà soát lại các yếu tố sản xuất kinh doanh nh: thị trờng, công nghệ, vốn, tổ chức lao động, tổ chức bộ máy và cán bộ, soát xét lại tình hình tài chính doanh nghiệp, chấp hành kỷ luật tài chính, kế toán, thống kê. Những xí nghiệp không tiêu thụ đợc sản phẩm, không thực hiện đợc nhiệm vụ kinh doanh, liên tiếp bị lỗ trong thời gian dài, không có khả năng thanh toán và không thể khắc phục bằng các biện pháp nh chuyển hớng sản xuất, thay đổi mặt hàng, đầu t trang bị lại, cũng nh các biện pháp về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh với sự hỗ trợ của cấp trên có thể bị tuyên bố giải thể. Theo nghị định 388/HĐBT, các DNNN phải đợc thành lập lại, đăng ký lại để loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Nh vậy, nghị định 388 nh một giải pháp hợp pháp hoá, chính thức hoá để công nhận các DNNN tồn tại đợc trong cơ chế thị trờng; đồng thời loại bỏ những doanh nghiệp đã bị thị trờng loại bỏ trên thực tế nhng vẫn tồn tại trên danh nghĩa. Các ngành, các địa phơng đã khẩn trơng triển khai và coi đây là một công tác quan trọng nhằm thúc đẩy tổ chức và sắp xếp lại một bớc để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Điểm mới trong chủ trơng này là lần đầu quy định các điều kiện tối thiểu về vốn pháp định, ngành nghề kinh doanh, luận chứng về thị trờng tiêu thụ sản phẩm trong việc thành lập DNNN. Thực hiện nghị định 388/HĐBT các bộ, địa phơng và từng doanh nghiệp tiến hành rà soát lại tổ chức của từng đơn vị để tổ chức theo đúng chức năng, nhiệm vụ đợc quy định vừa đảm bảo quyền tự ch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo sự kiểm tra giám sát của nhà nớc 23 Luật doanh nghiệp nhà nớc ban hành tháng 4-1995 và các văn bản hớng dẫn thi hành đã tạo ra cơ sở pháp lý tổng quát trong quan hệ giữa DNNN và nhà nớc. Về các nội dung cụ thể của cơ chế, đáng chú ý là hai mảng: tài chính và lao động. Nghị định 59/CP ( 1996), sau đó là nghị định 27/CP (1999) bổ sung, sửa đổi nghị định 59 nhằm xác lập cơ chế tài chính đối với DNNN. Theo các nghị định này, một loạt biện pháp đợc áp dụng: chuyển chế độ cấp vốn sang chế độ giao nhận vốn, chuyển từ định mức vốn sang chế độ xác định vốn điều lệ cho doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ tài chính đồng thời gắn với trách nhiệm bảo toàn vốn, áp dụng một loạt hình thức tài chính mới nh bán trái phiếu, lập các quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phòng mất việc làm Về cơ chế sử dụng lao động, theo tinh thần bộ luật lao động (12-1994) đã có một loạt quyết định cho phép DNNN tăng quyền tự chủ trong sử dụng lao động và trả lơng: chuyển chế độ biên chế sang hợp đồng, áp dụng cơ chế quản lý theo lơng tối thiểu, cơ chế tuyển dụng, thôi việc thoả ớc tập thể 3.2 Sắp xếp lại DNNN Trong giai đoạn 1991-1993 theo quyết định 315/HĐBT tháng 9 năm 1990 về giải thể và tổ chức lại những DNNN yếu kém, nghị định 388/HĐBT tháng 11 năm 1991 về nguyên tắc và điều kiện là thành lập lại DNNN, quyết định số 202/CP ngày 8 tháng 6 năm 1992 thí điểm cổ phần hoá một số DNNN. Trong giai đoạn 1994-1997, theo quyết định số 90/TTg và 91/TTg và chỉ thị 500/TTg về sắp xếp các DNNN giải thể những liên hiệp xí nghiệp, tổng 24 công ty trớc đây, hình thành những tổng công ty có quy mô lớn( tổng công ty 91) va quy mô vừa(tổng công ty 90), nghị định 28/CP( 5-1996) về chuyển đổi một số DNNN thành công ty cổ phần. Từ giữ những năm 1998 đến nay, theo chỉ thị 20/CT-TTg ( 4-1998), chỉ thị 15/CT-TTg ( 5-1999) và nghị định 44/CP về cổ phần hoá kết hợp phơng án tổng thể sắp xếp DNNN. Có ba nội dung cơ bản về sắp xếp tổ chức lại DNNN đợc nhấn mạnh là: sắp xếp DNNN theo phơng án tổng thể từng vùng, ngành,tổ chức lại tổng công ty theo hớng thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế : cổ phần hoá DNNN. Nghị định số 103/1999/NĐ-CP về giao , bán, khoán, cho thuê DNNN có vốn dới 1tỷ đồng kinh doanh thua lỗ kéo dài thuộc ngành nhà nớc không cần nắm giữ cổ phần đã đợc ban hành ngày 10-9-1999 để có cơ sắp xếp các DNNN nhỏ, yếu kém. Giữa năm 2000 theo số liệu của ban đổi mới doanh nghiệp trung ơng, đã giảm đợc trên một nửa số đầu mối DNNN, tổng số từ trên 12000 doanh nghiệp giảm xuống còn 5280 doanh nghiệp, trong đó có 732 doanh nghiệp công ích và 4548 doanh nghiệp kinh doanh. Nh vậy số DNNN đã giảm trên một nửa, trong đó 48% là sáp nhập vào các doanh nghiệp lớn hơn, hiệu quả hơn, 52% giải thể. Mặc dù vậy tỷ trọng DNNN trong tổng sản phẩm quốc nội vẫn tăng từ 36.5% năm 1991 lên 40.7% năm 1998, và tỷ lệ nộp ngân sách nhà nớc , lợi nhuận trên vốn nhà nớc đều tăng lên đáng kể. Nh vậy khu vực DNNN nói chung sau khi xác lập cơ chế quản lý mới và tổ chức sắp xếp lại vẫn phát triển khá. Trong 5 năm 1991-1995 tốc độ tăng trởng bình quân hàng năm của kinh tế quốc doanh là 11.7%, gần gấp rỡi . kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo sự kiểm tra giám sát của nhà nớc 23 Luật doanh nghiệp nhà nớc ban hành tháng 4-1995 và các văn bản hớng dẫn thi hành đã tạo ra cơ sở pháp lý tổng quát. gọi là quá trình thơng mại hoá có tác dụng bắt buộc các doanh nghiệp phải định hớng vào thị trờng, đồng thời tăng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong các quyết định kinh doanh. Về mặt quan hệ. lý và mô hình kinh tế cũ. Do vậy quá trình đổi mới kinh tế ở nớc ta có thể chia thành ba giai đoạn 1. Giai đoạn 1980 1986 Giai đoạn đổi mới này gắn liền với đổi mới quan điểm của đảng và nhà

Ngày đăng: 29/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN