1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Cẩn thận với thẩm mỹ bằng laser potx

5 206 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 139,32 KB

Nội dung

Cẩn thận với thẩm mỹ bằng laser Chăm Sóc Da Khoảng 10 năm trở lại đây, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong điều trị bệnh và phẫu thuật thẩm mỹ bằng laser cho thấy những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên do hạn chế về thiết bị cũng như những hiểu biết về tai biến của laser, sự vô tình hoặc cố ý của nhiều trung tâm thẩm mỹ do không đưa ra những lời khuyến cáo khi sử dụng các thiết bị laser đang gây sự chú ý của dư luận xã hội. Laser dùng trong y học có 2 nhóm chính, nhóm laser dùng để cắt đốt, có tác dụng giống như con dao điện, chủ yếu là laser CO2. Loại laser này có thể điều trị hiệu quả nhanh, không chảy máu những trường hợp sùi mào gà, hạt cơm, u mềm, u cục trên da Nhóm thứ hai là laser có độ xung ngắn Q-Switched khoảng 10 phần tỉ giây (10 nanosecond) như Alexandrite, Ruby, Nd:YAG Với những bước sóng phù hợp, tia laser này sử dụng xóa các sắc tố trong da, xóa mực xăm mà không hủy hoại da, không gây sẹo vì chỉ tác động theo màu sắc của vật thể phù hợp với bước sóng của tia. Một ứng dụng khác của loại laser này trong chăm sóc thẩm mỹ là có thể làm căng da mặt, trẻ hóa da, kích thích cơ thể tăng sinh collagen và elastin dưới da, giúp da mịn màng, tươi trẻ hơn. Đây là lý do, các trung tâm thẩm mỹ đã “tâng bốc” quá nhiều về tiện ích của laser mà quên mất những lời khuyên, những lời cảnh báo về các tai biến có thể có cho khách hàng. Theo Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Hóa, Viện Da liễu Quốc gia, nhiều bệnh nhân đã bị sẹo xấu sau khi làm thẩm mỹ trị mụn, xóa xăm, xóa nốt ruồi, bớt, sẹo bằng laser tại những cơ sở không có chuyên môn sâu, có trường hợp tai biến nặng nề, không thể khắc phục được. Bởi máy laser rất đắt, cũng chưa có máy laser nào điều trị được tất cả loại bệnh, vì mỗi loại laser chỉ thích hợp điều trị một loại bệnh nhất định. Như chị N.T.X bị chứng rậm lông. Nghe những lời quảng cáo, chị đến một trung tâm thẩm mỹ tẩy lông bằng laser. Sau nhiều tháng “điều trị”, lông không giảm mà chị còn bị bỏng và nhiều vết sẹo nhỏ do laser đốt cháy. Hiện tượng xăm mắt, lông mày, môi cũng để lại những khuyết tật khi bị sụp mí, nhăn nheo hoặc biến chứng sẹo thịt. Vì thế nhiều người sau này đã phải đi thẩm mỹ xóa xăm. Tiến sỹ Trần Thị Anh Tú, hội viên Hội laser ngoại khoa Hoa Kỳ cho rằng: Những biến chứng do laser trên thực tế có thể khác xa so với lý thuyết nếu không am hiểu chuyên môn và sử dụng không đúng kỹ thuật. Rất nhiều cơ sở thẩm mỹ đã sử dụng các loại laser CO2 giá rẻ có tính chất hủy hoại vật thể có chứa nước để xóa vết bớt bẩm sinh, vết xăm, nốt ruồi Khi chiếu tia laser, hình xăm bị xóa đi đồng thời phần da bên trên cũng bị hủy hoại, có thể gây nên những biến chứng cháy da, xuất huyết, sạm, mất sắc tố da, thậm chí gây sẹo, nhiễm trùng da Kỹ thuật laser phải được các bác sỹ chuyên khoa da liễu chỉ định trong điều trị. Laser cũng có những chống chỉ định, đặc biệt với bệnh nhân tăng sắc tố sau viêm, những bệnh nhân có da nhạy cảm, bệnh nhân viêm da do dị ứng Bên cạnh đó, điều trị mụn bằng tia laser phải mất ít nhất sáu lần, mỗi lần cách nhau một tuần. Dịch vụ làm trẻ hóa da phải thực hiện nhiều lần mới có kết quả, và sự trẻ hóa này cũng chỉ kéo dài 6-12 tháng sau đó, nhiều người thấy già hơn, nhăn hơn trước Nếu muốn trẻ, phải tiếp tục dùng tia laser. Bác sỹ Vũ Thu Lan, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết: Khi sử dụng laser, nhiều cơ sở đã không chú ý đeo kính chuẩn và che mắt cho khách hàng, rất nguy hiểm vì laser có bước sóng từ 400-1.400 nm có thể dẫn đến biến chứng đục thủy tinh thể, teo đồng tử, làm hỏng mắt. Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng có thể gây ra một số biến chứng nhất định chứ không phải an toàn nếu các chuyên gia thẩm mỹ không đủ trình độ. Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Hóa khuyên: Những bệnh nhân da sậm, hiện tượng tăng sắc tố sau khi phẫu thuật laser thường có tỷ lệ 17-83%, hiện tượng giảm sắc tố thường kéo dài trên 6 tháng khi sử dụng laser CO2 hoặc laser xung chọn lọc năng lượng cao. ở người da sậm, bệnh nhân bị các biến chứng này sẽ trắng rõ rệt hơn, rối loạn sắc tố da khiến bệnh nhân rất đau khổ vì đi chữa bệnh lại… mắc thêm bệnh. Đối với các mụn đã nổi và có mủ trên mặt, bên cạnh chiếu laser, vẫn cần điều trị hỗ trợ bằng nội khoa hay các phương pháp khác Nếu quyết định điều trị bằng laser, mụn có thể bớt, song bệnh nhân có thể sẽ bị tăng sắc tố dẫn đến nám da sau đó; có trường hợp viêm da dị ứng, đỏ tấy vùng da mặt. Những loại bớt sâu, có lông mọc ở trên thì laser không thể lấy hết được, vẫn cố tình lấy sẽ để lại sẹo. Với các vết nám thường gặp ở phụ nữ trên 35 tuổi, laser có thể điều trị nhưng thường kém hiệu quả, hay tái phát. Với những nốt ruồi đường kính 3-5mm, ăn sâu xuống tổ chức da thì rất khó điều trị hiệu quả, do chiếu nông, nốt ruồi không hết, có thể gây ung thư hóa, nếu tia sâu hơn, rất dễ để lại sẹo. Vì vậy, nếu có nhu cầu chăm sóc thẩm mỹ, cần tìm hiểu kỹ cơ chế của từng loại trang thiết bị, hoặc có sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu về da liễu ở Viện Da liễu Quốc gia. (Theo ANTĐ) . Cẩn thận với thẩm mỹ bằng laser Chăm Sóc Da Khoảng 10 năm trở lại đây, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong điều trị bệnh và phẫu thuật thẩm mỹ bằng laser cho thấy những. tai biến của laser, sự vô tình hoặc cố ý của nhiều trung tâm thẩm mỹ do không đưa ra những lời khuyến cáo khi sử dụng các thiết bị laser đang gây sự chú ý của dư luận xã hội. Laser dùng trong. sau khi làm thẩm mỹ trị mụn, xóa xăm, xóa nốt ruồi, bớt, sẹo bằng laser tại những cơ sở không có chuyên môn sâu, có trường hợp tai biến nặng nề, không thể khắc phục được. Bởi máy laser rất đắt,

Ngày đăng: 29/07/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w