Mặt nạ và những hiệu quả cấp tốc Mặt nạ là một bước quan trọng bên cạnh việc dùng kem dưỡng. Các chuyên gia khuyên đắp mặt nạ thường xuyên (2 lần/tuần) với người yêu thích việc làm đẹp Còn với trường hợp ít quan tâm đến dưỡng da - khi làn da bị stress mặt nạ cũng sẽ đem lại những hiệu quả cấp tốc. Phân loại 1. Mặt nạ dạng keo dính: Loại mặt nạ này giữ độ ẩm rất tốt, có thể khiến cho da ở trạng thái giữ nước cao, đạt hiệu quả giữ ẩm, những loại da dầu và da trung tính đều phù hợp dùng. 2. Mặt nạ dạng kem: Thông thường loại mặt nạ này thành phần chủ yếu là đất cao lanh, bột khoáng chất, có thể thấm hút chất dầu đồng thời đạt được hiệu quả thu nhỏ lỗ chân lông, thanh trừ được trứng cá, làm cho da sáng bóng. Thành phần chất Hoạt thạch có trong mặt nạ chính là công dụng này. 3. Mặt nạ dạng nhũ tương: Loại mặt nạ này ngoài tác dụng giữ ẩm còn có hiệu quả bồi bổ, thích hợp dùng cho loại da khô hay da mẫn cảm, da dầu tránh không nên dùng. 4. Mặt nạ dạng lột bỏ: Loại mặt nạ này sau khi khô thì xé rách ra, nó có thể bỏ đi những mụn trứng cá đầu đinh, chất sừng lão hóa, nhưng tính kích thích tương đối mạnh nên thường xuyên dùng là không thích hợp. Công dụng 1. Mặt nạ phục hồi và bảo vệ: Chứa các tinh hoa của thực vật, vitamin, khoáng chất, có thể giúp da phục hồi những tổ chức bị tổn thương, khôi phục những tính năng thông thường của da, thúc đẩy các tế bào mới hình thành. Da khô hay da thiếu nước nên thường xuyên dùng loại mặt nạ này. 2. Mặt nạ dạng giữ ẩm: Chứa các thành phần tinh túy có thể tăng thêm khả năng giữ nước cho da, khiến cho làn da mềm mại, sáng bóng. 3. Mặt nạ dạng làm sạch: Có thể thanh trừ các chất dầu sâu trong lỗ chân lông, làm sạch các vết bẩn và loại bỏ các lớp sừng lão hóa. 4. Mặt nạ làm trắng da: Khiến cho làn da trắng sáng mịn màng. Cách dùng 1. Nguyên tắc sử dụng nguyên liệu tự nhiên: Những hoa quả tự nhiên như cà chua, dưa chuột, mướp, khoai tây, táo tây, lòng trắng trứng gà, mật ong không chứa chất phụ gia mà còn phát huy được các thành phần dinh dưỡng tươi nguyên khi sử dụng, cho nên mỗi lần làm chỉ cần một lượng vừa đủ, không làm quá nhiều, tránh để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. 2. Phân biệt sự biến chất của các thành phần: Khi các thành phần bị tách rời trong nguyên liệu làm mặt nạ, hoặc có mùi vị khác thường thì đó là hiện tượng biến chất, không nên tiếp tục sử dụng. 3. Vệ sinh sạch sẽ khi chế biến: Trước khi làm hai tay và nguyên liệu phải rửa sạch. Tránh vi khuẩn và thuốc trừ sâu còn sót lại. 4. Sử dụng nước tinh khiết: Trong quá trình làm mặt nạ, nếu phải cho thêm nước thì tốt nhất là dùng nước sôi để nguội, nước khoáng hoặc nước cất. 5. Sử dụng dụng cụ sạch sẽ: Để phòng tránh sinh ra vi khuẩn trong mặt nạ, trong khi trộn các thành phần với nhau cần phải dùng dụng cụ riêng đã được rửa sạch. 6. Cất giữ bảo quản mặt nạ: Không để mặt nạ tiếp xúc với nước để tránh bị ẩm gây biến chất. 7. Một số nguyên liệu phải sàng, rây qua sau khi đã nghiền thành bột: Có rất nhiều phương pháp được làm từ các vị thuốc Đông y, bạn có thể đến các hiệu thuốc Đông dược tìm mua, đồng thời cũng có thể nhờ nhà thuốc tán thành bột và rây qua, như vậy sẽ giảm được nhiều phiền hà. 8. Giữ an toàn trong khi bào chế thuốc: Nếu bạn muốn tự mình nghiền thuốc thành bột thì cần phải mua máy nghiền thuốc chuyên dụng, đồng thời lúc sử dụng cần phải đeo khẩu trang để tránh trường hợp làm xong lấy thuốc ra có những bụi phấn nhỏ bay lên, khi hít vào sẽ gây ho hoặc hắt hơi. . mặt nạ cũng sẽ đem lại những hiệu quả cấp tốc. Phân loại 1. Mặt nạ dạng keo dính: Loại mặt nạ này giữ độ ẩm rất tốt, có thể khiến cho da ở trạng thái giữ nước cao, đạt hiệu quả giữ ẩm, những. Mặt nạ và những hiệu quả cấp tốc Mặt nạ là một bước quan trọng bên cạnh việc dùng kem dưỡng. Các chuyên gia khuyên đắp mặt nạ thường xuyên (2 lần/tuần) với. bóng. Thành phần chất Hoạt thạch có trong mặt nạ chính là công dụng này. 3. Mặt nạ dạng nhũ tương: Loại mặt nạ này ngoài tác dụng giữ ẩm còn có hiệu quả bồi bổ, thích hợp dùng cho loại da khô