Chống nẻ môi khi trời hanh Ngoài lý do trời hanh, môi bạn khô có thể do thiếu nước, nguyên nhân là bạn lười uống nước vào mùa lạnh. Vì vậy, ngoài việc tìm loại son dưỡng tốt, bạn cần uống nước để chống hạn từ bên trong. Do không có tuyến tiết chất dầu và lớp biểu bì quá mỏng nên môi chúng ta là nơi dễ bị khô và nứt trong không khí lạnh. Da môi còn thiếu lớp tế bào có hắc tố melanin nên không thể tự bảo vệ trước ánh nắng gay gắt. Vì vậy, vào những ngày cuối năm, khí hậu hanh khô khiến da môi nứt nẻ, gây đau và ảnh hưởng đến thẩm mỹ Cũng như những bệnh khác về da, tình trạng môi khô có nhiều lý do. Bác sĩ Trần Ngọc Ánh, Bệnh viện Da Liễu TP HCM, cho biết những người thường xuyên làm việc trong phòng máy lạnh dễ bị khô da và môi. Để khắc phục, bạn nên thoa kem dưỡng môi mỗi ngày. Một số trường hợp khác, tính chất công việc phải nói nhiều khiến da môi bị khô vì thiếu nước. Bạn nên uống nước thường xuyên để bù lại ngay lượng nước đã mất. Khi da môi bị tróc, bạn không được dùng tay bóc, vì sẽ làm môi bị rách và chảy máu. Không nên dùng son trong trường hợp này. Nếu bắt buộc sử dụng son môi, bạn nên thoa kem dưỡng trước. Bạn phải bỏ thói quen liếm môi vì sẽ làm cho nước trên môi nhanh bốc hơi, môi khô và khó chịu hơn. Ngoài ra, liếm môi thường xuyên cũng có thể gây nhiễm khuẩn. Khi có hiện tượng môi khô, nứt nẻ, phồng rộp do thiếu vitamin và dinh dưỡng, bạn phải ăn nhiều hoa quả, rau xanh và tránh ăn kiêng. Nếu không có thời gian để ăn, bạn nên uống thật nhiều nước ép trái cây. Ngoài ra, những người khô môi thường xuyên nên uống thuốc bổ sung vitamin đều đặn. Lựa chọn son môi phù hợp Những người hay dị ứng với mỹ phẩm không nên thay đổi quá nhiều loại son để tránh tình trạng khô môi. Khi chọn mua son môi, tránh những sản phẩm có màu hay mùi nhân tạo vì những thành phần này sẽ làm môi khô và mẫn cảm hơn. Bạn nên thoa kem dưỡng môi thường xuyên. Kem dưỡng môi phải có hàm lượng cao về chất béo, chứa nhiều dầu để trơn láng và tránh tình trạng căng môi sau khi thoa. Nên chọn loại có hoạt chất vừa ổn định độ ẩm vừa bảo vệ mặt da trước độc chất ôxy hóa, như sáp ong (propolis), lô hội, panthenol, sinh tố E. Trong bối cảnh môi trường và khí hậu ở Việt Nam, nếu tìm được loại kem thoa môi có thêm chất cản tia tử ngoại (chỉ số chống nắng SPF 15) thì càng tốt. Kem thoa môi có hạn lưu hành càng dài càng có nhiều chất bảo quản, dễ làm khô môi sau khi hết tác dụng. Tốt hơn nên tìm loại kem thoa môi hay son bóng có cấu trúc sinh học, nghĩa là không thể giữ được lâu nhưng an toàn. Khi mua, nên chọn loại có dung tích vừa phải để dùng cho mau hết. . Chống nẻ môi khi trời hanh Ngoài lý do trời hanh, môi bạn khô có thể do thiếu nước, nguyên nhân là bạn lười uống nước vào. thói quen liếm môi vì sẽ làm cho nước trên môi nhanh bốc hơi, môi khô và khó chịu hơn. Ngoài ra, liếm môi thường xuyên cũng có thể gây nhiễm khuẩn. Khi có hiện tượng môi khô, nứt nẻ, phồng rộp. Vì vậy, vào những ngày cuối năm, khí hậu hanh khô khi n da môi nứt nẻ, gây đau và ảnh hưởng đến thẩm mỹ Cũng như những bệnh khác về da, tình trạng môi khô có nhiều lý do. Bác sĩ Trần Ngọc