Viêm Tai Giữa trẻ em I.Tổng quan 1.VTG ở trẻ nhỏ +Được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. - thường xuất hiện sau viêm nhiễm đường hô hấp trên, - hay bị bỏ qua vì không có biểu hiện rõ, nhất là ở trẻ chưa biết nói. +Đa số là VTG tiết dịch Về mặt thời gian, có thể xếp thành 3 thể: - thể cấp tính xảy ra trong thời gian 3 tuần trở lại; - thể mạn tính khi bệnh kéo dài trên 3 tháng. - thể kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng được xếp vào thể bán cấp. + Khảo sát dịch tễ - với 3.300 trẻ từ 6 tháng đến 15 tuổi ở hai quận nội và ngoại thành TP HCM - cho thấy tần suất VTG tiết dịch là 7%, trong đó đỉnh cao nhất là 2 tuổi, chiếm 22%. - nghiên cứu khác ở trẻ em 2-5 tuổi cho thấy, 53% trẻ trong năm đầu tiên và 61% trẻ trong năm thứ hai bị VTG tiết dịch ở ít nhất một tai. - trong hai năm đầu tiên, bệnh thường xảy ra ở cả hai tai, có khuynh hướng xảy ra ở một tai ở trẻ lớn. - đa số các trường hợp tự khỏi trong vòng vài tháng không cần điều trị. 2.Giải phẫu bệnh Tai được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong 3. Nguyên nhân trẻ em hay bị VTG? Trẻ thường bị VTG trong 2-4 năm đầu tiên vì một số nguyên nhân sau: - Vòi Ot-tát ở trẻ ngắn và nằm ngang so với người lớn, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus thâm nhập vào tai giữa dễ dàng. - Vòi này của trẻ cũng hẹp và mềm hơn, do đó dễ bịt kín. - Nấm V.A ở trẻ khá lớn và có thể gây cản trở sự đóng mở của vòi Ot-tát. - Dưới 7 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Do đó, các em khó chống lại sự nhiễm trùng. II.Dấu hiệu và triệu chứng của VTG 1.Dấu hiệu sớm VTG ở trẻ nhỏ? - Trẻ sốt, thường là sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật - Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai. - Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt. 2.Biểu hiện bệnh có thể đi từ nhẹ đến nặng: + Dịch trong tai giữa đọng nhiều, thúc ép lên màng nhĩ gây đau tai. - do đó, trẻ lớn có thể kêu đau tai, - còn trẻ nhỏ thì có thể kéo giật tai mạnh, hoặc có biểu hiện khó chịu và khóc nhiều hơn bình thường. + Tư thế nằm, nhai và bú có thể gây ra những cơn đau - do sự thay đổi áp suất trong tai giữa. - Vì thế, trẻ có thể ăn ít hơn hoặc khó ngủ. + Nếu áp suất từ dịch tích tụ quá nhiều, - nó có thể làm thủng màng nhĩ, dẫn tới rò rỉ dịch trong tai. - Hiện tượng này sẽ làm giảm áp suất dưới màng nhĩ, khi đó trẻ sẽ bớt đau hơn. + Ngoài ra, chất dịch đọng trong tai giữa có thể gây cản trở đường truyền âm thanh, dẫn tới tình trạng khó nghe tạm thời. Hãy để ý nếu trẻ: - Không có phản ứng với âm thanh yếu - Bật to TV hoặc radio - Nói to hơn - Có biểu hiện mất tập trung ở trường 3.Tóm lại + Tất cả các em bé bị sốt không rõ nguyên nhân, - những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn - đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh VTG cấp. + Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau: - Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được. - Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường. - Không kêu đau tai nữa. + Các bà mẹ tưởng chừng như bệnh đã lui - nhưng thực ra VTG đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, - với 1 dấu hiệu rất quan trọng: chảy mủ tai. + Nếu vẫn không được điều trị - bệnh sẽ diễn biến thành VTG mạn tính hoặc viêm tai - xương chũm mạn tính, - dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu sau này cho trẻ, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào. III. Biến chứng VTG +Có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. +Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ ) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ. +Một số di chứng như: - để lại một lỗ thủng vĩnh viễn trên màng nhĩ, - VTG nung mủ mãn, xơ nhĩ, - VTG dính, hoại tử chuỗi xương con, các túi lõm trên màng nhĩ +Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng: VTG cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số VII). IV. Điều trị VTG *Việc chẩn đoán và điều trị VTG ở trẻ nhỏ nhất thiết phải do các thầy thuốc chuyên khoa có kinh nghiệm tiến hành. *Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau. 1. Giai đoạn đầu, khi màng nhĩ chưa thủng, - thường phải dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm xung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng. - ngoài ra nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng thì cần được phối hợp điều trị bởi các thầy thuốc nhi khoa. - nếu khám thấy màng nhĩ viêm đỏ, phồng, chứng tỏ có nhiều dịch viêm ứ đọng ở hòm tai thì phải chích rạch màng nhĩ, chủ động tháo bỏ dịch mủ trong tai giữa ra ngoài, không nên để cho mủ tự vỡ, làm thủng màng nhĩ hoặc lan vào xương chũm. - nói chung, trong trường hợp nghi ngờ có mủ thì nên chích rạch màng nhĩ sớm, thà chích rạch sớm còn hơn là chích rạch quá muộn, vết chích sẽ tự liền lại rất nhanh sau 1-2 ngày. 2. Giai đoạn muộn, màng nhĩ đã thủng; - ngoài các thuốc điều trị toàn thân, - cần phải tiến hành làm thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng. - trẻ sau đó phải được theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ bởi các thầy thuốc chuyên khoa. 3. Một số lời khuyên dành cho các bà mẹ - Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng cho trẻ nhỏ - Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa theo vòi Ơ-xtat. - Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước bọt sẽ chảy qua vòi Ơ-xtat vào tai giữa. - Trẻ hay bị viêm mũi, thò lò mũi, V.A cần phải được điều trị dứt điểm vì đó là nguồn gốc gây bệnh VTG. - Khi có nghi ngờ trẻ bị VTG, cần đưa đi khám thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng có kinh nghiệm ngay. - Tuyệt đối không được tự điều trị. - VTG là một bệnh dễ tái phát, vì thế trẻ cần được theo dõi thường xuyên ở các cơ sở tai mũi họng. . bệnh Tai được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong 3. Nguyên nhân trẻ em hay bị VTG? Trẻ thường bị VTG trong 2-4 năm đầu tiên vì một số nguyên nhân sau: - Vòi Ot-tát ở trẻ ngắn. Viêm Tai Giữa trẻ em I.Tổng quan 1.VTG ở trẻ nhỏ +Được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. - thường xuất hiện sau viêm nhiễm đường hô hấp trên, -. mũi, họng cho trẻ nhỏ - Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa theo vòi Ơ-xtat. - Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước