Các bước kiểm tra khi mua laptop cũ Điểm chết trên màn LCD, thời lượng sử dụng pin, chế độ bảo hành là một trong những điều cần lưu tâm nhất. Máy tính xách tay đã qua sử dụng là một trong những lựa chọn ưa thích của không ít người tiêu dùng do giá thành rẻ trong khi máy lại có cấu hình cao. Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm loại này, người mua cũng phải xem xét thật kỹ để không lấy phải những máy hỏng hóc nghiêm trọng. Dưới đây là những lưu ý cơ bản khi chọn mua laptop cũ dựa theo gợi ý của Cnet. Kiểm tra tổng thể máy Những vết nứt hay khe hở sẽ tiết lộ ít nhiều về tình trạng máy. Ảnh: Cnet. Bỏ qua những vết xước hay màu sắc không còn được đẹp do đây là những điều rất khó tránh khỏi khi sử dụng, nhưng bạn phải chú ý vào những vết nứt hay các khớp nối không khít, vì đó có thể tiết lộ rằng sản phẩm này đã từng bị rơi vỡ. Điều này cũng có nghĩa các chi tiết bên trong có thể bị ảnh hưởng từ sự va đập. Nếu không thật sự am hiểu hoặc có người am hiểu đi cùng, tốt nhất là nên từ chối mua các máy dạng này. Ngoài ra, sự lỏng lẻo của các cổng kết nối (USB, VGA, HDMI…), tem bảo hành của nhà sản xuất hoặc của cửa hàng bán ra không còn nguyên vẹn, như bị rách hay bị xé, không còn đầy đủ ốc vít hay ốc vít bị gỉ và có dấu hiệu đã được mở cũng là dấu hiệu cần được lưu tâm. Tình trạng bảo hành Bảo hành của nhà sản xuất hay chí ít là của người bán là một trong những điều quan trọng nhất. Ảnh: Cnet. Lý tưởng nhất là nên mua những chiếc máy còn hạn bảo hành của nhà sản xuất (hoặc đại lý bán ra) và đòi hỏi người mua đầy đủ các giấy tờ liên quan về chế độ này. Cùng với đó là kiểm tra mã hiệu của máy trên trang web chính thức của hãng để chắc chắn về thời gian bảo hành cùng một số thông tin cơ bản khác của máy. Trong trường hợp còn lại, hãy cố gắng đòi quyền lợi từ người bán bằng cách bắt họ phải bảo hành cho sản phẩm bán ra (ít nhất là 7 ngày) và có giấy tờ ghi lại đầy đủ về pháp lý. Nếu người bán không đồng ý bảo hành, tốt nhất là nên loại chiếc máy đó ra khỏi đầu. Kiểm tra cấu hình Cần kiểm tra kỹ cấu hình máy trước khi mua. Ảnh chụp màn hình. Đây là một bước đơn giản nhưng là tối quan trọng. Người mua cần kiểm tra lại các thông số cơ bản để từ đó đánh giá được giá trị của máy ở thời điểm hiện tại với mức hao hụt là bao nhiêu. Nhấp chuột phải vào My Computer và chọn Properties. Cửa sổ mới sẽ hiển thị về thông tin hệ điều hành, bộ vi xử lý và RAM. Nhấp chuột vào My Computer và tiến hành kiểm tra dung lượng đĩa cứng (ổ cứng thường không đạt dung lượng như trong cấu hình bán ra do sự chênh lệch trong đơn vị tính, ví dụ, ổ 250 GB thường chỉ kiểm tra trên máy có dung lượng khoảng hơn 230 GB). Nhấp chuột vào Control Panel chọn System và chọn tab Hardware, sau đó kích vào Manage Hardware. Bảng bên trái sẽ hiển thị một số thông tin như card mạng không dây và Bluetooth. Nhần đồng thời phím “Windows” + R, gõ “dxdiag” vào bảng mở sau đó. Ngoài vi xử lý, bộ nhớ RAM, máy cũng còn hiển thị thông số về chip đồ họa và một số thông tin khác. Đảm bảo các cổng kết nối và chức năng sạc còn làm việc Cổng USB thường được sử dụng nhiều nhất. Ảnh: Cnet. Cổng USB thường xuyên được sử dụng nhất do đó phải kiểm tra chúng trước tiên. Bạn nên mang theo một chiếc USB và kiểm tra từng cổng xem chúng còn làm việc tốt không. Ngoài ra, có thể lay thiết bị USB để đảm bảo rằng các cổng này không bị lỏng khi sử dụng. Mang theo thẻ PCMCIA và các thiết bị khác kiểm tra phần còn lại máy cũng là một điều nên làm. Cuối cùng, nhưng không kém quan trọng, là đảm bảo rằng adapter vẫn còn hoạt động và pin vẫn có thể sạc được. Các máy đã qua sử dụng sẽ rất khó giữ được tình trạng pin tốt, vì vậy, đừng quá lo lắng khi chúng không được như thông báo của nhà sản xuất. Tuy nhiên, cũng cần kiểm tra kỹ lại thời lượng sử dụng pin bằng cách tải phần mềm miễn phí như BatteryCare cho Windows để xác định số lần đã sạc và thời gian sử dụng còn lại. Đối với máy Mac, hãy nhấp vào Applications chọn Utilities chọn Systems Profiler để biết thêm thông tin về tuổi thọ của pin. Tìm điểm ảnh chết trên màn LCD Cần quan sát kỹ để phát hiện điểm chết trên màn LCD. Ảnh: Cnet. Điểm chết trên màn hình LCD phần lớn là do quá trình sản xuất, những điểm ảnh này thường không thay đổi màu sắc cho đến khi tắt máy. Có khá nhiều phần mềm miễn phí để kiểm tra lỗi này của màn hình như Pixel Tester. Chương trình sẽ hiển thị các hình ảnh đơn sắc để dễ dàng kiểm tra các điểm chết. Hoặc nếu không mang chương trình theo, cũng có một cách đơn giản hơn là loại bỏ toàn bộ icon trên màn hình, dấu thanh taskbar và thay đổi hình nền theo các màu sắc khác nhau. Khi đó, các điểm chết sẽ dễ dàng được phát hiện hơn. Hầu hết các nhà sản xuất và đại lý đều không bảo hành cho lỗi trên nên nếu quyết định chọn sản phẩm này, người mua nên chắc chắn liệu có thể “sống chúng” với chúng lâu dài được hay không. Ngoài ra, cũng cần yêu cầu việc giảm thiểu chi phí từ lỗi này của người bán. . đó ra khỏi đầu. Kiểm tra cấu hình Cần kiểm tra kỹ cấu hình máy trước khi mua. Ảnh chụp màn hình. Đây là một bước đơn giản nhưng là tối quan trọng. Người mua cần kiểm tra lại các thông số cơ bản. Các bước kiểm tra khi mua laptop cũ Điểm chết trên màn LCD, thời lượng sử dụng pin, chế độ bảo hành là một trong. màu sắc cho đến khi tắt máy. Có khá nhiều phần mềm miễn phí để kiểm tra lỗi này của màn hình như Pixel Tester. Chương trình sẽ hiển thị các hình ảnh đơn sắc để dễ dàng kiểm tra các điểm chết.