DF-DHF-DSS – Phần 2 pptx

7 128 0
DF-DHF-DSS – Phần 2 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DF-DHF-DSS – Phần 2 2. Triệu chứng Sốt XH Dengue (DHF). * Thường gặp ở trẻ em sống trong điạ phương, và có khả năng xuất hiện nhất khi nhiễm khuẩn thứ phát với tip huyết thanh 2. * Sau vài ngày mắc bệnh, xuất hiện dấu hiệu của chảy máu bầm máu (ecchymoses), chảy máu dạ dày-ruột non, và chảy máu cam. * Một số virus dengue vỏ glicoprotein cùng vị trí với những đoạn của các yếu tố đông máu, kể cả plasminogen, và như vậy sốt dengue xuât huyết có thể biểu hiện giống như một phản ứng tự miễn dịch. * Một số nhỏ bệnh nhân tiến triển tới hội chứng shock dengue trong tình trạng sốt cấp tính, biểu hiện các mảng xuất huyết và rò rỉ mao quản nổi bật, biểu hiện trễ hơn như tràn dịch màng phổi, cổ́ chướng, và xu hướng dể phát triển thành shock. * Đau bụng liên tục kèm với nôn mửa, sự giảm sút ý thức, và giảm thể nhiệt cần phải chú ý liên quan với phát triển DHF/DSS. a.DHF không sốc: + Hội chứng nhiễm trùng: - sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt kéo dài 2-7 ngày, - kèm các triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở thượng vị hoặc hạ sườn phải, đôi khi nôn, gan to: ở trẻ em hay gặp hơn người lớn, đôi khi da xung huyết hoặc có phát ban. + Hội chứng thần kinh: - đau người. đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đau quanh hố mắt; - trẻ nhỏ sốt cao, đôi khi co giật, hốt hoảng; không có biểu hiện màng não. + Hội chứng xuất huyết: Thường xuất hiện vào ngày thứ 2 của bệnh. - Trường hợp không có xuất huyết thì có dấu hiệu dây thắt dương tính. (Dấu hiệu dây thắt làm đúng phải đạt yêu cầu cản trở hoàn toàn tuần hoàn tĩnh mạch, mà vẫn duy trì được tuần hoàn động mạch; Nên dùng HA kế-duy trì 10 phút ở HA trung bình; sau khi tháo hơi - theo dõi tiếp 10 phút nữa; bình thường da hơi tím nhẹ-rồi trở lại bình thường, không có đốm chảy máu nào cả; có tác giả cho là âm tính nếu chỉ xuất hiện ở nếp khủy với <10 đốm trong vòng tròn d=2,5cm !) - Có các biểu hiện xuất huyết tự nhiên, hoặc xuất huyết khi tiêm chích sẽ thấy bầm tím quanh nơi tiêm. - Xuất huyết ngoài da: biểu hiện như các chấm xuất huyết, vết bầm tím, rõ nhất là xuất huyết ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân. - Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới màng tiếp hợp, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn kỳ hạn. - Xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu, đi đại tiện ra máu. Khi có xuất huyết tiêu hóa nhiều, bệnh thường diễn biến nặng. b.DHF có sốc (DSS): + Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, Đa số xảy ra vào ngày thứ 5 của bệnh khi sốt giảm. Có thể sớm hơn vào ngày thứ 4 khi nhiệt độ cơ thể còn cao hoặc rất trễ sau ngày thứ 6 với các dấu hiệu: - Cảm giác mệt, vẻ mặt đừ, da niêm tái. - Mạch nhanh, nhẹ hoặc bằng 0. - Huyết áp hạ hoặc bằng 0. - Chi mát, lạnh. Dấu phục hồi sắc da > 2 giây. - Tiểu ít hoặc không tiểu. - Dấu hiệu bứt nhức, bất an, lo âu,… ít thấy ở người lớn so với trẻ em trừ trường hợp có xuất huyết kèm theo. + Nếu không xử trí kịp thời, - sốc diễn biến rất nhanh với huyết áp tụt xuống nhanh và đôi khi không đo được mạch nhỏ khó bắt, bệnh nhân ở trạng thái lơ mơ, thở yếu. - thời gian sốc thường ngắn và bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 12 đến 24 giờ. - sốc kéo dài sẽ gây toan chuyển hóa, giảm natri máu và xuất hiện đông máu nội quản rải rác gây xuất huyết trầm trọng ở tiêu hóa và các cơ quan khác. - bệnh nhân có thể xuất huyết não đưa đến hôn mê. + Cô đặc máu - Hct tăng có thể > 60%, cao nhất vào ngày thứ 4, 5 trừ khi có xuất huyết kèm theo. - Tiểu cầu giảm bắt đầu từ ngày thứ ba của bệnh, < 200.000 lúc đầu, giảm dần < 100.000 đôi khi chỉ còn 5000. + Tràn dịch đa màng - Xuất hiện vào ngày thứ 4 trở đi và là dấu hiệu có giá trị cao trong chẩn đoán SXH-D ở người lớn, phát hiện bởi Xquang hoặc siêu âm bụng. - Đa số tràn dịch đa màng, số ít trường hợp tràn dịch màng bụng hoặc màng phổi phải đơn thuần. - Hiếm trường hợp có tràn dịch màng phổi trái đơn thuần. + Tổn thương gan với các mức độ khác nhau là một biểu hiện bệnh gần như hằng định của DHF, đặc biệt là trong DSS. - Tổn thương gan gây nên rối loạn đông máu có thể là một trong những cơ chế gây nên xuất huyết trong DHF và DSS. - Tăng cao các men gan (SGOT và SGPT) là những dấu hiệu của tổn thương gan cũng như suy giảm chức năng gan trong DHF. - Các nghiên cứu khác nhau đã cho thấy mức độ tổn thương gan cũng như rối loạn đông máu có tương quan với sự nhân lên của virus trong tế bào gan bị nhiễm DV. - Từ đó có thể kết luận rằng các kháng thể kháng DV NS1 đóng một vai trò trong tổn thương gan, một biểu hiện bệnh lý thường gặp và có ý nghĩa tiên lượng trong các thể lâm sàng nặng của nhiễm virus Dengue. + Suy cơ quan Những trường hợp có các dấu suy cơ quan dễ làm sai lệch chẩn đoán ban đầu và ảnh hưởng kết quả điều trị của bệnh nhân. Nếu có, sẽ thấy: - Vàng da mắt, bilirubin tăng, men gan tăng, tỉ Prothombin giảm. - Creatinin bình thường hoặc cao nhẹ. Có trường hợp suy thận và hồi phục sau đó - Hiếm trường hợp cần chạy thận nhân tạo. 3. Tiến triển - Thời kỳ hồi phục của DSS hoặc không sốc đều nhanh chóng: - bệnh nhân ăn ngon miệng và thèm ăn là dấu hiệu tiên lượng tốt. - Trong giai đoạn hồi phục có thể gặp tim đập chậm hoặc loạn nhịp xoang và khỏi trong vài ngày. III.Cận lâm sàng + Giảm số lượng tiểu cầu (<100.000) thường gặp vào ngày thứ 2 trở đi. + Cô máu (hematocrit tăng 20%, bt 0,38-0,40) thường xuất hiện trong máu bệnh nhân DHF. + RL điện giải, toan huyết, BUN tăng; tăng men gan, giảm protein máu và XN biểu lộ DIC. + Do tính không đặc hiệu của bệnh - nên cần XN xác minh cho chẩn đoán: - XN thường làm là test ELISA IgM và IgG G. - Có test nhanh giống như Quick-test (~ 5USD/1 test): - 2006 có Bộ KIT của Viện CNSH VN chế tạo (~10 nghìn VND/kit), giúp chẩn đoán nhanh trong 45 phút. - Virut có thể thấy trong máu ở pha cấp ~ kỹ thuật RT- PCR đang được phát triển. - Immunohistochemistry ~ là XN dò tìm kháng thể cũng có thể được sử dụng. . DF-DHF-DSS – Phần 2 2. Triệu chứng Sốt XH Dengue (DHF). * Thường gặp ở trẻ em sống trong điạ phương, và có khả năng xuất hiện nhất khi nhiễm khuẩn thứ phát với tip huyết thanh 2. *. da: biểu hiện như các chấm xuất huyết, vết bầm tím, rõ nhất là xuất huyết ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân. - Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu cam, chảy. trạng thái lơ mơ, thở yếu. - thời gian sốc thường ngắn và bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 12 đến 24 giờ. - sốc kéo dài sẽ gây toan chuyển hóa, giảm natri máu và xuất hiện đông máu nội quản

Ngày đăng: 29/07/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan