Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát 1 Tác giả: TS. Lê Trung Tuân - Viện Nước Tưới tiêu & Môi trường, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Mặt cắt dọc hệ thống thu trữ nước và hệ thống cây trồng nông lâm kết hợp vùng đất cát duyên hải Nam Trung Bộ Tóm tắt: Hạn hán và sa mạc hóa là hậu quả của tác động của các quá trình tự nhiên kết hợp với những tác động quá mức của con người lên hệ sinh thái. Ở Việt Nam hạn hán và sa mạc hóa đang diễn ra ngày càng gay gắt, đặc biệt ở khu vực Nam Trung Bộ. Quá trình ứng dụng kỹ thuật tích trữ nước trong quy trình chống hạn hán và sa mạc hóa Các giải pháp thu trữ nước đã được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi, được quốc tế đánh giá là mang lại hiệu quả phòng chống hạn hán rất cao, nhiều nước - đặc biệt là các nước châu Phi, vùng Tây và Nam Á - coi đây là công cụ chiến lược để đối phó với hạn hán và sa mạc hoá. Trong bài viết này, cơ sở khoa học của các biện pháp thu trữ nước phòng chống sa mạc hóa được phân tích dựa trên đánh giá hiện trạng ứng dụng các biện pháp phòng chống hạn hán và sa mạc hoá đang được áp dụng tại khu vực Nam Trung Bộ và phân tích lợi ích của việc ứng dụng các biện pháp thu trữ nước. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả của một số mô hình thu trữ nước do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường triển khai thí điểm trong khu vực, tác giả đã kiến nghị một giải pháp kết hợp các kỹ thuật thu trữ nước với các biện pháp trồng rừng, canh tác nông lâm nghiệp nhằm phòng chống hạn hán và sa mạc hoá cho khu vực đất cát ven biển Nam Trung Bộ. I. Đặt vấn đề\ Đất cát ven biển là hệ sinh thái phổ biến trên thế giới. Theo Mc Harg (1972), các dải đất cát ven biển là một dạng công trình thiên nhiên có tác dụng hấp thu năng lượng từ gió, thuỷ triều và sóng, qua đó bảo vệ các vùng đất phía trong. Các vùng đất cát ven biển tại các châu lục khác nhau, tuy cách xa về mặt địa lý nhưng đều được xếp vào cùng một dạng hệ sinh thái đặc thù do có chung một số đặc điểm như: kết cấu rời rạc, độ phì thấp, khả năng trữ nước và chất dinh dưỡng kém, thảm thực vật chủ yếu là các loại cây bụi có khả năng chống chọi lại các điều kiện khắc nghiệt (Moreno-Casasola, 1982). Đất cát ven biển được xem là loại đất có nhiều vấn đề nhất vì rất dễ bị thoái hoá. Tại những vùng đất cát bị thoái hoá, hiện tượng cát bay, cát nhảy thường xuyên xảy ra gây nhiều hậu quả nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng sa mạc hoá làm mất đất ở và đất canh tác, phá huỷ các công trình xây dựng Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thoái hoá là do tác động của khí hậu và của con người, đặc biệt là các hoạt động nông nghiệp không bền vững làm phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất cát. Ở Việt Nam ước tính có tới 9,3 triệu hecta đất đai bị thoái hoá, rộng hơn 5 lần Nghệ An - tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam. Một phần trong đó là những khu vực sa mạc hóa rộng lớn. Quá trình sa mạc hoá và thoái hoá đất ở Việt Nam là kết quả của xói mòn đất, đá ong hoá, cát bay, cát chảy, nhiễm mặn, nhiễm phèn và đặc biệt là các tác động của hạn hán. Từ nhiều năm nay, ở nước ta đã xảy ra nhiều đợt hạn hán gây ra thiệt hại nặng nề, đe doạ nghiêm trọng tới phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của nhân dân. Riêng vùng Miền Trung, những năm gần đây bị thiên tai liên tiếp cùng với bão lụt, hạn hán cũng gây nên nhiều thiệt hại cho kinh tế, môi trường và xã hội. Theo số liệu thống kê các tỉnh, đợt hạn từ cuối năm 1997 đến tháng 4/1998, tổng diện tích lúa bị hạn thiếu nước là 100.000 ha, trong đó bị mất trắng là 20.000 ha. Diện tích hoa mầu bị thiệt hại là 120.000 ha, trong đó mất trắng 9.100 ha. Tổng thiệt hại riêng về nông nghiệp đã lên 1.400 tỷ đồng. Ngoài ra, các chi phí cho phòng chống hạn cuối năm 1997 và năm 1998 gần 700 tỷ đồng và làm các trạm bơm dã chiến, thực hiện các giải pháp chống hạn khác với kinh phí khoảng 300 tỷ đồng. Các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ từ đèo Hải Vân trở vào bao gồm Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận đang chịu tác động của sa mạc hóa chủ yếu có nguyên nhân từ hạn hán và cát bay cát chảy gây ra. Sự phân bố mưa không đều kết hợp với các tác động của con người lên tài nguyên thiên nhiên: mưa tập trung vào mùa mưa với lượng mưa bình quân 1.400- 1.800mm/năm, vùng ít mưa chỉ có 600-800mm/năm; nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa mùa mưa và mùa khô; chiến tranh và các hoạt động khai thác rừng bừa bãi đã làm cho đất đai bị xói mòn vào mùa mưa, bị nung nóng vào mùa khô dẫn đến mất chất hữu cơ, xói mòn, kích thích cho quá trình sa mạc hóa diễn ra nhanh chóng. Hiện nay đã có một số nghiên cứu và mô hình thử nghiệm về phòng chống sa mạc hoá tại vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình phòng chống sa mạc hoá trước đây chỉ tập trung vào giải pháp trồng rừng và nông - lâm kết hợp, do đó, chỉ có thể áp dụng được tại những khu vực tương đối thuận lợi về nguồn nước hoặc những vùng đất cát có độ ẩm tương đối cao. Đối với phần lớn diện tích đất cát ven biển Nam Trung Bộ - một vùng được xếp vào loại khô hạn nhất Việt Nam với nguồn nước - kể cả nước mặt và nước ngầm hết sức khan hiếm, thì việc áp dụng rộng rãi các biện pháp trên rất khó khăn. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp thu trữ nước kết hợp với các biện pháp nông lâm nghiệp để phòng chống sa mạc hoá cho vùng này có tiềm năng rất lớn. Thu trữ nước là biện pháp kỹ thuật có tính khả thi cao, ít tốn kém, đa dạng về loại hình, giải pháp kỹ thuật đơn giản và có thể phổ biến rộng rãi nhằm bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên đất và nước chống suy thoái đất và nước và đẩy lùi quá trình sa mạc hóa. II. Các biện pháp phòng chống hạn hán và sa mạc hóa đang được áp dụng tại các vùng đất cát Hàng chục năm qua thế giới đã có nhiều nỗ lực nhằm đối phó với nạn hạn hán và sa mạc hoá. Hàng loạt các biện pháp phòng chống hạn hán đã được các nhà khoa học và các nước đề xuất và áp dụng như: dự báo và giám sát hạn hán; xây dựng chiến lược phòng chống hạn hán trên phạm vi quốc gia, vùng và địa phương; quản lý rủi ro hạn hán; các biện pháp công trình và phi công trình; các biện pháp nâng cao năng lực và nhận thức cộng đồng trong việc đối phó với hạn hán Chiến lược ngắn hạn và dài hạn đối phó với hạn hán thường đề cập đến các giải pháp: dự báo hạn và hệ thống giám sát hạn hán; tăng khả năng cung cấp nước (phát triển các công trình cấp nước, công trình thu trữ nước); tăng hiệu quả sử dụng nước (giảm tổn thất, sử dụng nước tiết kiệm, tái sử dụng nước, trồng các loại cây có giá trị thu nhập/m3 nước cao ); hỗ trợ cộng đồng giảm thiểu thiệt hại do hạn hán. Các biện pháp phòng hạn hán và sa mạc hoá thường được áp dụng cho các vùng đất cát bao gồm: (i) ổn định đất cát và chống xói mòn do gió; (ii) bảo vệ đất và nước; (iii) quản lý các hoạt động canh tác nông nghiệp; (iv) bảo vệ thảm phủ thực vật bao gồm các loại cỏ và cây bụi và (v) cải tạo các vùng đất cát bị ngập úng hoặc xâm nhập mặn. . nhằm bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên đất và nước chống suy thoái đất và nước và đẩy lùi quá trình sa mạc hóa. II. Các biện pháp phòng chống hạn hán và sa mạc hóa đang được áp dụng tại. động quá mức của con người lên hệ sinh thái. Ở Việt Nam hạn hán và sa mạc hóa đang diễn ra ngày càng gay gắt, đặc biệt ở khu vực Nam Trung Bộ. Quá trình ứng dụng kỹ thuật tích trữ nước trong quy. trong quy trình chống hạn hán và sa mạc hóa Các giải pháp thu trữ nước đã được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi, được quốc tế đánh giá là mang lại hiệu quả phòng chống hạn hán rất cao,