1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 9 doc

19 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 589,49 KB

Nội dung

153 khó khăn như thiếu vốn, thiếu cán bộ trong lĩnh vực công nghệ môi trường và nhiều khi là thiếu cả cơ cấu hạ tầng cần thiết để duy trì hệ thống pháp lý và kiểm soát ô nhiễm do chất thải nguy hại gây ra. Mặt khác, các nước đang phát triển ngày càng khó kiếm được những công nghệ đơn giản mà các nước phát triển đã áp dụng trước đó như là những công nghệ tạm thời ho ặc chuyển tiếp, vì hiện nay các công nghệ này đã bị cấm. Ví dụ như việc đốt chất thải trên biển đã bị cấm cuối năm 1992, đổ chất thải công nghiệp xuống biển bị cấm năm 1995 hay một số nước đã cấm việc đổ chất thải nguy hại chung với các loại chất thải khác trong cùng một bãi thải, việc xuất khẩu cac chất th ải nguy hại sang các nước khác cũng bị Công ước Basel cấm. Đa số các nước đang phát triển đều có những khó khăn lớn trong việc xây dựng, áp dụng và thực thi các quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại. Cũng có một số nước đang phát triển đã xây dựng các văn bản pháp luật theo cách của nước ngoài nhưng kết quả lại không khả quan, không có hiệu quả vì đặc thù kinh tế - xã h ội của các nước không hoàn toàn giống nhau. Tóm lại, bài học lớn nhất cho những người có trách nhiệm về quy hoạch phát triển quốc gia là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn phát triển, ta nên rà soát lại mà điều chỉnh các mục tiêu phát triển, đó là (1) vì tương lai, (2) vì đất nước nói chung, và (3) vì chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống không phải chỉ được đo bằng GDP, bằng sản lượng điện tiêu thụ, sản lượng của công nghiệp ngành nhựa… Cần tham khảo cách phân loại chất lượng sống của (UNDP) để suy ngẫm thêm chất lượng cuộc sống mà ta cần hướng đến. Cha mẹ người Việt có truyền thống hy sinh cho con cái. Bảo vệ môi trường đòi hỏi từ lãnh đạo đến người dân cùng nhau chung sức xây dựng đường hướng phát triển cho đúng cách, có chiều sâu, nghĩa là bảo vệ cuộc sống không phải chỉ cho chính thế hệ hôm nay mà còn cho cả mai sau. VI.7.2 Việt Nam VI.7.2.1 Chất thải nguy hại ở Việt nam Luật môi trường năm 1993 đã bước đầu đưa ra những quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của các điều khoản mới chỉ dừng lại ở việc đư a ra một cách chung chung và chưa có tính hệ thống, đồng bộ, cụ thể cho các đối tượng liên quan. Khi chính phủ ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại ngày 16/7/1999 thì hoạt động quản lý chất thải nguy hại mới được định nghĩa đầy đủ là “các hoạt động kiểm soát chất thải nguy hại trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ chất thải nguy hại” (khoả n 3, điều 3). Có thể nói đây là văn bản pháp lý duy nhất hiện nay điều chỉnh các vấn đề về quản lý chất thải nguy hại. Một số khó khăn, trở ngại trong quá trình quản lý chất thải nguy hại: - Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại của chúng ta hiện nay vẫn còn chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, tổng thể; thiếu những v ăn bản chi tiết hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý chất thải nguy hại; các địa phương áp dụng chưa thống nhất và còn nhiều lúng túng và nhất là thiếu các chế tài xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm. - Ý thức thực hiện pháp luật về môi trường nói chung và pháp luật về quản lý chất thải nguy hại nói riêng của các cơ sở sản xuất kinh doanh và đại b ộ phận nhân dân chưa cao. Điều này cũng xuất phát từ sự nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế và bản thân pháp 154 luật môi trường hiện nay do ảnh hưởng của nhiều vấn đề xã hội nên còn mang nặng tính tuyên truyền, giáo dục và thiếu tính răn đe. - Việc thực hiện các quy định pháp luật bắt buộc của các chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, chủ lưu giữ, xử lý chưa được nghiêm túc và triệt để, nhất là trong các cơ sở công nghiệp. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là công tác thanh tra môi trường còn kém, các chế tài xử phạt chưa nghiêm minh và chưa có tính răn đe cao. Ngoài ra, còn có một nguyên nhân hết sức quan trọng khác là việc đầu tư kinh phí cho công tác này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh trong kinh doanh. VI.7.2.2 Xây dựng phương hướng quản lý a Xây dựng cơ chế quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - Xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể: bổ sung đầy đủ danh mục các chất thải nguy hại đã nêu trong quy chế, trong đó có mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các loại hình chất thải nguy hại khác nhau. Ban hành các chỉ tiêu môi trường cho việc chọn lựa địa điểm, thiết kế xây dựng, vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Nghiên cứu, ban hành các hướng dẫn về phương pháp tính để xây dựng phí thu gom, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại. Ban hành danh mục các loại phế liệu, phế phẩm (trong đó có quy đị nh khống chế tỷ lệ chất thải nguy hại) được phép nhập khẩu dùng trong sản xuất công nghiệp. - Sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý các vi phạm: quy định tại Nghị định số 26/CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường là quá nhẹ, không hợp lý và còn nhiều điểm quy định rất chung chung (ví dụ: theo Điểm b, Điều 16 Nghị định 26/CP, mứ c phạt cao nhất chỉ là 15.000.000 VNĐ áp dụng đối với hành vi chôn vùi, thải các chất thải nguy hại quá giới hạn cho phép với khối lượng lớn, thời gian khắc phục hậu quả lâu dài). Ngay cả trong 10 tội danh tại Chương 17 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định tội phạm về môi trường cho thấy các mức xử lý các cá nhân vi phạm cũng còn rất thấp (chỉ có từ 5 – 10 năm là tối đa). - Ban hành một số chính sách quản lý nhà nước phù hợp + Thu lệ phí đối với các hoạt động gây ô nhiễm: các phí này là loại thuế hoặc phí trực tiếp đánh vào các chất thải nguy hại tại điểm được sản sinh ra hay tại điểm đổ bỏ. Mục tiêu chính của những thuế này là kích thích các nhà sản xuất sử dụng các phương pháp hạn chế và giảm thiểu chất thải. Đánh thuế trực tiế p vào một số sản phẩm có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường như xăng, dầu có chì, nhà máy nhiệt điện, thuốc trừ sâu, một số hoá chất, năng lượng + Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng công nghệ sạch và tạo điều kiện cho việc hình thành các công ty vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại từ những nguồn vốn khác nhau (vốn liên doanh, vố n cổ phần hoặc vốn tư nhân) bằng các cơ chế tài chính như: miễn thuế, giảm thuế, cho vay tín dụng ưu đãi ). - Các chính sách về quản lý hành chính và đầu tư khoa học công nghệ + Tăng cường hệ thống thanh tra môi trường. Cần tổ chức đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn cũng như luật pháp đề đội ngũ này có khả năng thực thi có hiệu quả công tác kiểm soát vi ệc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại. 155 + Xây dựng những khu công nghiệp tập trung bao gồm nhiều nhà sản xuất để có phương án tập trung xử lý chất thải, cách này giảm được chi phí riêng biệt cho các nhà sản xuất và tránh được ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực khác nhau. + Khuyến khích việc nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại. - Công tác tuyên truyền, giáo dục Khuôn khổ pháp lý là cần thiết nhưng ý thứ c tự giác của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường cũng đóng góp một vai trò quan trọng, phù hợp với quan điểm chung: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân”, tất cả cùng hướng đến mục đích vì một sự phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai cho đất nước. Vì vậy, chúng ta cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về chất thải nguy hại và pháp luật về chất thải nguy hại, phân tích làm cho nhân dân hiểu được rằng đây là một vấn đề đang được cả thế giới quan tâm và “tai hoạ sẽ đến với tất cả chúng ta, không kể người giàu hay nghèo” nếu không ý thức được điều này. - Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế + Tích thực nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm c ủa các nước trong khu vực và các quốc gia trên thế giới trong vấn đề quản lý chất thải nguy hại để tìm ra các giải pháp, các chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. + Thiết lập và phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế sẽ giúp cho các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại đạt kết quả cao hơn. Thông qua các hoạt độ ng như trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ quản lý, hỗ trợ về tài chính, chúng ta sẽ có điều kiện triển khai giải quyết nhiều vấn đề vướng mắc trong công tác quản lý chất thải nguy hại, nhất là vấn đề vốn và công nghệ. + Tham gia xây dựng và thực hiện các công ước quốc tế về lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại cũng cần coi là mộ t ưu tiên hàng đầu trong chính sách bảo vệ môi trường bởi nói không chỉ thể hiện ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ sự phát triển bền vững của riêng đất nước chúng ta mà còn là trách nhiệm chung đối với sự tồn tại và phát triển của toàn nhân loại. b Quản lý chất thải công nghiệp - Cần phải có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc xử lý chất thải nguy hại do mình gây ra và đầu tư tăng cường các công ty có chức năng xử lý chất thải nguy hại. - Không cho nhập phế thải, hàng hóa second-hand: kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy không dùng hàng second-hand dù có rẻ hoặc cho không, biếu không nếu loại hàng này chứa chất nguy hại, cực kỳ nguy hiểm trong tương lai lâu dài. - Không cấp giấy phép đầu tư gây ô nhiễm nguy hại. - Kiên quyết ngăn chặn hóa chất giả: phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, thuố c kích thích thực vật giả… vì cuối cùng các chất giả này cũng sẽ đi vào môi trường. Ngoài ra, còn có tác động tệ hại hơn là các chất này cũng xâm nhập vào cơ thể con người. - Gắn kết quyền lợi địa phương với quyền lợi đất nước. Nhà nước phải ngăn chặn địa phương vì quyền lợi cục bộ mà hy sinh quyền lợi của quốc gia và không loại trừ vì quyề n lợi 156 cá nhân mà hy sinh quyền lợi tập thể. Việc ký quyết định ồ ạt cho phép xây sân golf, mở nhà máy không có công nghệ xử lý ô nhiễm ngay trên cả đất lúa tốt. - Gắn kết với quyền lợi người dân Việt Nam với quyền lợi phát triển kinh tế đất nước. - Thực thi pháp luật: nếu thực thi chặt chẽ thì cũng có tác dụng chứ không phải là vô hiệu c Quản lý sản xuất nông nghiệp bền vững - Qu ản lý chất thải rắn theo mô hình kim tự tháp ngược - Thu gom và xử lý chất thải rắn: ủ sinh học, chôn lắp, xử lý chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp - Phòng chống suy thoái đất: bảo vệ đất bằng cách che phủ đất, luân canh, quản lý dòng chảy, tránh rửa trôi, - Khuyến khích hệ thống sản xuất nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi - Đẩy mạnh biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM - B ảo tồn nguồn gen quý trong sản xuất nông nghiệp để cải thiện giống - Bảo vệ đất ngập nước do bởi đất ngập nước giúp tồn trữ nước, duy trì mực nước ngầm, kiểm soát lụt lội, chống nhiễm mặn. - Bảo vệ rừng và đất rừng: quản lý, khoa học công nghệ, thông tin tuyên truyền, nghiên cứu hợp tác. VI.8. THẢO LUẬN CUỐI CHƯƠNG Câu 1. Các Anh (Chị) cho bi ết tình hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam? Câu 2. Nguồn phát sinh chất thải rắn và sự tác động của nó đối với môi trường? Câu 3. Các giải pháp quản lý chất thải nguy hại hiện nay? 157 CHƯƠNG VII: MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI VII.1. KHÁI QUÁT KINH TẾ MÔI TRƯỜNG VII.1.1 Giới thiệu Kinh tế môi trường trong nghiên cứu các vấn đề về môi trường với cách nhìn và phương pháp phân tích của kinh tế học. Kinh tế học nghiên cứu tại sao và làm thế nào mà con người – có thể là người tiêu thụ, nhà sản xuất, các tổ chức phi lợi nhuận hay các cơ quan nhà nước – đưa ra các quyết định sử dụng các nguồn tài nguyên có giá trị. Kinh tế học được chia thành kinh tế vi mô – nghiên cứu hành vi của các cá nhân hay các nhóm nhỏ và kinh t ế vĩ mô – nghiên cứu hoạt động kinh tế của toàn bộ nền kinh tế. Kinh tế môi trường có nguồn gốc từ các hai chuyên ngành này, nhưng chủ yếu vẫn là từ kinh tế vi mô. Nghiên cứu kinh tế môi trường, cũng giống như tất cả các môn kinh tế học khác, quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm cho các mục đích sử dụng có tính cạnh tranh. Các khái niệm về sự khan hiếm, chi phí c ơ hội, sự đánh đổi, lợi ích biên chi phí biên là chìa khóa để hiểu các vấn đề môi trường và cách thức giải quyết vấn đề đó. Kinh tế môi trường sử dụng những khái niệm quen thuộc trong kinh tế học. Sự khác biệt giữa kinh tế môi trường với các môn học kinh tế khác nằm ở chỗ kinh tế môi trường tập trung nghiên cứu xem các hoạt động kinh tế ảnh hưởng như thế nào đế n môi trường tự nhiên – không khí, nước, đất và vô số các giống loài sinh vật. Các quyết định kinh tế của con người, các nhà sản xuất và chính phủ có thể gây ra những ảnh hưởng có hại đến môi trường tự nhiên. Việc chôn lấp chất thải rắn vào môi trường tự nhiên đã tạo ra ô nhiễm và suy thoái các hệ sinh thái. Điều đó dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tối ưu. Tại sao điều này l ại xảy ra trong hệ thống kinh tế-xã hội? Tại sao con người không tính đến các ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế lên môi trường thiên nhiên? Điều quan trọng ở đây là kinh tế môi trường nghiên cứu và đánh giá các phương cách khác nhau để đạt được mục đích sử dụng tối ưu xã hội tất cả các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên môi trường. VII.1.2 Quyền sở hữu Trong thực tế có mối liên hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường. Một vấn đề môi trường tồn tại khi việc sử dụng nguồn tài nguyên không hợp lý hay có tác động tiêu cực đối với các thế hệ tương lai. Như vậy khi nào sử dụng hiệu quả hay bền vững các nguồn tài nguyên? Để nghiên cứu và thực hiện đánh giá về kinh tế môi trường thì quyền sở hữu là một phạm trù cần được biết và hi ểu rỏ để áp dụng quyền sở hữu trong việc tạo ra sản phẩm và giới hạn sử dụng cạn kiệt tài nguyên? Ảnh hưởng của quyền sở hữu ra sao đối với thị trường và các chính sách của nhà nước. các tính chất và đặc điểm của quyền sở hữu sẽ được trình bày tóm tắt dưới đây; - Quyền sở hữu có ảnh hưởng quy ết định trên cách thức tạo và tiêu thụ sản phẩm. Trong lĩnh vực kinh tế, quyền sở hữu được ám chỉ là sự cho phép xác định quyền làm chủ, sự đặc quyền và sự giới hạn sử dụng nguồn tài nguyên. 158 - Quyền sở hữu này có thể được trao cho các cá nhân như đối với nền kinh tế tư bản (sở hữu cá thể) hay sở hữu tập thể đối với nền kinh tế XHCN có kế hoạch tập trung. - Nền kinh tế tư bản thường chạy theo lợi nhuận, và nền kinh tế tập trung không chạy theo lợi nhuận. Mặt khác, sự chạy theo lợi nhuận chắ c chắn sẽ không tránh khỏi mâu thuẩn với việc thỏa mãn nhu cầu của con người. Như vậy chúng ta sẽ làm thế nào vẫn đảm bảo lợi nhuận nhưng vẫn thỏa mãn những đòi hỏi của con người? Quyền sở hữu có bốn đặc điểm chính: - Tính phổ biến-tất cả nguồn tài nguyên đều phải được làm chủ, và tất cả đặc quyền ph ải hoàn toàn chuyên biệt. - Tính độc quyền-tất cả lợi nhuận và chi phí là kết quả của người làm chủ, chỉ có người làm chủ mới có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp trên việc sử dụng nguồn tài nguyên. - Tính chuyển nhượng-tất cả quyền sở hữu sẽ được chuyển nhượng từ người chủ này sang người chủ khác trên tinh thần trao đổi tự nguyện. - Tính chiếm đoạt-quyền sở hữu sẽ được chiếm giữ từ sự chiếm đoạt không tự nguyện hay là sự xâm chiếm bởi các thành viên khác VII.1.3 Đánh giá kinh tế môi trường Đánh giá kinh tế môi trường là một phần của công tác quản trị môi trường, công tác này nhằm đánh giá một dự án trên quan điểm kinh tế môi trường và xã hội. Mục đích cuối cùng là mang lại phúc lợi xã hội cao nh ất mà vẫn bảo đảm môi trường lành mạnh, không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Có nhiều phương pháp để đánh giá kinh tế môi trường nhưng có 3 phương pháp hiện đang đươc sử dụng phổ biến: - Phương pháp chi phí cơ hội (opportunity cost). Đây là phương pháp khảo sát giá thị trường trước khi sử dụng nguồn tài nguyên. Ví dụ khi ta thực hiện dự án trồng rừng trên một khu đất có diện tích đất trồng trọt lớn. Sự mất đi đất canh tác đó chính là biểu hiện cuả chi phí cơ hội - Phương pháp chi phí thay thế. Đây là phương pháp tính toán chi phí khi sử dụng một tài nguyên thay thế cho một tài nguyên môi trường đang sử dụng. Ví dụ khi muốn mở rộng xa lộ xuyên qua một khu vực có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Chúng ta phải xem xét lợi nhuận mang lại từ việc mở rộng này so với cả nh đẹp thiên nhiên ở đây mang lại - Phương pháp chi trả của nhà nước. Đây là cách nhà nước bồi thường cho các nhà sản xuất đặc biệt là đối với người nông dân để họ chấp nhận các biện pháp mà không gây thiệt hại cho môi trường. 159 VII.2. LUẬT MÔI TRƯỜNG VII.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển luật môi trường Trong thế kỹ XIX, sự mở rộng đô thị và thị xã, cùng với sự gia tăng dân số và công nghiệp hóa đã gây ra hiện trạng thiếu nhà ở và lực lượng lao động. Xuất phát từ thực tế này, các vấn đề về môi trường đã được quan tâm như: khói, bụi, tiếng ồn, chất đốt tất cả các vấn đề này đề u có liên quan đến các vấn đề sức khỏe và xã hội. Cũng từ đây các luật định về hạn chế và khắc phục các trở ngại đã được ra đời. Trong đầu thế kỹ XX cho đến những năm bảy mươi, việc bảo vệ môi trường và bảo tồn tự nhiên đã được phát triển rộng rải. Một ví dụ điển hình vào thời điể m này là chính phủ Hà Lan đã có quyết định sử dụng hồ gần thủ đô Amsterdam để làm hồ chứa các chất thải công nghiệp ở vùng này. Những người dân quanh vùng đã lên tiếng phản đối và họ tự thành lập hiệp hội bảo vệ môi trường và cũng vì thế dự án này đã được hũy bỏ. Từ những hoạt động mở đầu như vậy đã đưa đế n kết quả là, năm 1972 Liên hiệp quốc đã tổ chức hôi nghị về môi trường, là cơ sở quan trọng cho việc thiết lập chính sách môi trường thế giới và đây cũng là chương trình môi trường đầu tiên của Liên hiệp quốc. Năm 1973 Hội đồng chung Châu Âu lần đầu tiên đã xây dựng Chương trình bảo vệ môi trường. Đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển các hoạt động b ảo vệ môi trường trên cơ sở của phát luật. VII.2.2 Vai trò cuả luật pháp trong công tác bảo vệ môi trường Để hiểu rỏ vai trò cuả pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường, ta có thể đặt câu hỏi tại sao chúng ta cần đến luật pháp để bảo vệ môi trường? - Lý do cơ bản nhất đó là dựa trên nền tảng dân chủ. Điều này có liên quan đến nhân quyền và quyền tự do của công dân. Chính ph ủ không thể bắt buộc hay ra lệnh đối với mọi công dân mà không dựa trên cơ sở của luật pháp. Vì vậy tất cả các kiểu loại nhà nước hay các hoạt động của mọi công dân đều phải dựa trên cơ sở của pháp luật. - Trong thế giới vật chất con người luôn tồn tại và có nhiệm vụ duy trì nòi giống. Vấn đề mà con người cần thiết để hiện hữu trên trái đất đó là: không khí sạch, nước sạch, độ phì của đất, an toàn thực phẩm , muốn được như vậy con người cần phải có luật pháp để tư vấn cho họ . - Luật pháp còn là công cụ để bảo vệ những việc làm đúng và các hoạt động tiên phong khác. VII.2.3 Tác động của luật môi trường Từ khi ra đời cho đến nay luật môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và không th ể thiếu trong hoạt động của các chương trình bảo vệ môi trường thế giới. Tất cả mọi người đều thấy tầm quan trọng của luật môi trường với các lý do sau: - Luật cung cấp nền tảng luật định đối với sự can thiệp của nhà nước nhằm bảo đảm tính an toàn, công bằng và dân chủ của nhà nước đối với mọi công dân. - Luật cung cấ p những công cụ của pháp luật để giúp nhà nước định ra các chính sách môi trường 160 - Luật cung cấp các cơ sở pháp lý để duy trì tính an toàn và tiêu chuẩn môi trường - Luật mang tính công bằng cho các dân sự khi họ có sự cạnh tranh về quyền phát thải các chất thải. - Luật còn là bằng chứng nhận và đảm bảo tính an toàn khả thi cho tất cả các đảng phái có liên quan. VII.2.4 Thẩm quyền ban hành luật môi trường Thẩm quyền ban hành luật môi trường đó là sự tác động qua lại giữa nhà nước và nghi vi ện là nơi đại diện cho quyền lực. Tùy theo điều kiện chính trị của từng quốc gia mà sự ban hành một luật mới sẽ mau hay chậm. Ví dụ như ở Hà Lan khi họ ban hành bộ luật bảo vệ đất họ phải mất thời gian hơn mười năm. Đây cũng là một trong những lý do rất thông thường đối với các luật môi trường. Thường khi tiến hành ban hành luật đị nh về môi trường họ thường kết hợp ảnh hưởng của các tổ chức bảo vệ môi trường trong khu vực, trong nước ngoài nước và các tổ chức trên toàn cầu. Đây cũng là yếu tố đảm bảo cho tính bền vững và khả thi của luật pháp. Ở nước ta thẩm quyền ban hành luật là quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta. Cùng với nhà nước và nhân dân, quốc hội sẽ là cơ quan tối cao dự thảo và ban hành các luật lệ, nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân đóng góp tốt hơn cho đất nước. VII.2.5 Các luật có liên quan môi trường đã được ban hành ở nước ta VII.2.5.1 Luật bảo vệ môi trường Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật về môi tr ường ở nước ta. Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường được định nghĩa một cách chuẩn tắc, quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân được qui định cụ thể và rõ ràng. Qua hơn 10 năm thực hiện Luật, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thố ng chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trước những áp lực của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự diễn biến sôi động và toàn diện của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi. Một là, bản thân Luật Bảo vệ môi trường có những bất cập cần phải được điều chỉnh: nhiều quy phạm còn ở mứ c khung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên hiệu lực thi hành thấp; chưa luật hoá các chính sách lớn, quan trọng về phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hai là, môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều khu đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất 161 thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức; đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng. Ba là, môi trường nước ta trong thời gian tới sẽ phải chịu áp lực rất lớn khi công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh: nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên rất lớn và gia tăng các nguồn thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, gia tăng dân số nhanh cũng gây nên nhiều vấn đề môi trường bứ c xúc. Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước quốc tế có xu hướng tác động mạnh và nhiều mặt đến môi trường nước ta. Bốn là, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ trương cải cách hành chính đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường thể chế về bảo vệ môi trường. Với những bất cập, hạn chế và thách thức, yêu cầu nêu trên, việc sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 là cần thiết. Quan điểm và nguyên tắc thể hiện luật môi trường năm 2005 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã thể hiện các quan điểm và nguyên tắc sau đây: - Quán triệt, thể chế hoá quan điểm Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về việc cần thiết phải “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; đặc biệt là các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 nă m 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Phù hợp với thực tiễn trong nước, trình độ, năng lực thực thi pháp luật hiện tại của các đối tượng áp dụng Luật, đồng thời có tính đến yêu cầu bảo vệ môi trường của cả thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n ước. - Gắn với yêu cầu đổi mới việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cải cách nền hành chính nhà nước. Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường lần này đã đề ra các quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, vừa gắn kết và hài hoà với các luật chuyên ngành liên quan, vừa thể hiện rõ vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường. B ố cục nội dung cơ bản của luật môi trường 2005 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 29/2005/L/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005. Luật có 15 chương, 136 điều. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 tăng 8 chương, 79 điều. T ất cả các chương, điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đều sửa đổi, bổ sung. Chương I. Những quy định chung - gồm 8 điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc bảo vệ môi trường; chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi tr ường; những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích và những hành vi bị nghiêm cấm Về phạm vi điều chỉnh: Trước đây, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 có phạm vi điều chỉnh là các hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các h ậu quả xấu do 162 con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 xác định: Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Như vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Ngoài việc quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn quy định về chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Về đối tượ ng áp dụng: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định cụ thể đối tượng áp dụng là các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó. Về nguyên tắc bảo vệ môi trường: Nguyên tắc bảo vệ môi trường là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong quá trình bảo vệ môi trường. Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định việc bảo vệ môi trường phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. - Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Hoạt độ ng bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. - Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm kh ắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Về chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định cụ thể, bổ sung một số chính sách mới về bảo vệ môi trường so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Các chính sách này thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước v ề phát triển bền vững, bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Chương II. Tiêu chuẩn môi trường - gồm 6 điều (từ Điều 8 đến Điều 13) quy định về nguyên tắc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn môi trường; nội dung tiêu chuẩn môi trườ ng quốc gia; hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia; yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh; yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải và ban hành, công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm [...]... hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường Quan trắc và thông tin về môi trường là quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 so với Luật Bảo vệ môi trường năm 199 3 Đặc biệt... sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường - bao gồm 8 điều (từ Điều 86 đến Điều 93 ) Kế thừa những quy định tại Chương III Luật Bảo vệ môi trường năm 199 3 quy định về khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, Chương IX Luật Bảo vệ môi trường quy định cụ thể hơn về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và bổ sung nội dung phục hồi môi trường. .. nhân lực bảo vệ môi trường; phát triển khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường; nguồn tài chính, ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường; thuế, phí bảo vệ môi trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; quỹ bảo vệ môi trường; phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường và chính... phí bảo vệ môi trường Chương VI Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư - gồm 5 điều (từ Điều 50 đến Điều 54) quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung; bảo vệ môi trường nơi công cộng; yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình và quy định về tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường Luật Bảo vệ môi trường năm 199 3 chưa có... Điều 94 đến Điều 105) quy định về quan trắc môi trường, hệ thống quan trắc, quy hoạch hệ thống quan trắc và chương trình quan trắc môi trường; chỉ thị môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh; báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực; báo cáo môi trường quốc gia; thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường; công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường. .. cố môi trường Mục 2 Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường bao gồm 2 điều (Điều 92 và Điều 93 ) quy định các căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm; khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, bị ô nhiễm nghiêm trọng và bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng Chương X Quan trắc và thông tin về môi trường. .. 199 3 quy định việc ban hành một hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường năm 199 3 chưa quy định một cách cụ thể, toàn diện về tiêu chuẩn môi trường làm căn cứ thực hiện xây dựng, ban hành, công bố, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam Khắc phục tình trạng đó, Luật Bảo vệ môi trường. .. đối với môi trường từ các hoạt động của mình; khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình; thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường; nộp thuế môi trường, phí... ngừa, ứng phó sự cố môi trường bao gồm 6 điều (Điều 86 đến Điều 91 ) quy định việc phòng ngừa sự cố môi trường; an toàn sinh học; an toàn hoá chất; an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ; ứng phó sự cố môi trường; xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực... vụ Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định cụ thể các nhóm tiêu chuẩn môi trường trong tiêu chuẩn môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải (Điều 12) Chương III Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (từ Điều 14 đến . về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường; nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường. Chương VI. Bảo vệ môi trường. tin, dữ liệu về môi trường và thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi tr ường nhằm cung. lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. Quan trắc và thông tin về môi trường là quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 so với Luật Bảo vệ môi trường năm 199 3. Đặc

Ngày đăng: 28/07/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN