1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận KTCT: KTNN (KT nhà nước) potx

8 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 241,91 KB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU Thế kỷ 21 đang diễn ra trước mắt chúng ta với nhiều thách thức và cơ hội, đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với kinh tế nhà nước ta - một thành phần kinh tế chủ đạo nói riêng. Từ năm 1986 đến nay, Đại hội lần thứ VI và Đại hội lần thứ VII của Đảng đều xác định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tuy nhiên quan điểm đó được xác định theo tư duy mới. Đặc biệt trong thời kì đổi mới ngày nay, đứng trước cơn gió hội nhập của khu vực và thế giới thì việc xác định chỗ đứng của TPKT này đang trở thành vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng và cấp bách. Để tìm hiểu những thành tựu to lớn mà TPKT này đã đạt được, cũng như những hạn chế còn thiếu sót, những kinh nghiệm quý báu trong việc sắp xếp lại thành phần - cơ cấu, sự thay đổi phương thức sản xuất - quản lý, phương châm chỉ đạo trong các ngành, các lĩnh vực của kinh tế Nhà nước, tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu dưới góc độ một bài tập lớn. Nội dung bài viết gồm 2 phần: Phần I: Quan niệm về Kinh tế Nhà nước Phần II: Vai trò chủ đạo của Kinh tế Nhà nước. NỘI DUNG I-QUAN NIỆM VỀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt nam xác định nước ta hiện nay dựa trên 3 hình thức sở hữu cơ bản là: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thành nên 6 thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen hỗn hợp, đó là: Kinh tế Nhà nước, Kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh tế Nhà nước là thành phần kinh tế mà vốn và TLSX thuộc sở hữu nhà nước; Bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước như; đất đai, hầm mỏ, rừng biển, ngân sách, các quỹ dự trữ, ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Các doanh nghiệp Nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của kinh tế Nhà nước, giữ những vị trí then chốt, đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, nêu cao gương về năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế- xã hội và chấp hành pháp luật. Phân loại doanh nghiệp Nhà nước +Các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhằm đảm bảo phúc lợi xã hội như các linh vực sản xuất phục vụ cho quốc phòng, an ninh, y tế, giáo dục. 2 +Các doanh nghiệp kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. đóng vai trò quan trọng trọng góp phần làm tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chú ý phân biệt kinh tế Nhà nước với doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận quan trọng của kinh tế nhà nước. Còn kinh tế nhà nước là đặc trưng của một loại hình sở hữu. Con đường hình thành kinh tế Nhà nước: Nhà nước đầu tư xây dựng mới các doanh nghiệp nhà nước. Quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư bản tư nhân hoặc góp vốn cổ phần khống chế với các doanh nghiệp tư nhân. *Phân biệt kinh tế Nhà nước ở Việt nam với kinh tế Nhà nước của CNTB độc quyền. Việt nam đang quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển của CNTB, nên tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giẽ vai trò chủ đạo, là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Nhà nước chuyên chính vô sản đại diện cho nhân dân quản lý nó. Nhà nước ta là nhà nước của dân, vì dân và do dân. Còn dưới CNTB độc quyền, nền kinh tế chịu sự thống trị của các tổ chức độc quyền, phương thức sản xuất TBCN dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Nhà nước là nhà nước tư sản, phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, bản chất của nhà nước tư sản vẫn là bọc lột lao động làm thuê II-VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA KINH TẾ NHÀ NƯỚC Thành phần kinh tế nhà nước giữa vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt nam, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong thành phần kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp của nhà nước giữ những vị trí then chốt, đi đầu trong việc ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành luật pháp. Biểu hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thể hiện chủ yếu trên các mặt: - Là đòn bày kinh tế quan trọng thúc đẩy tăng trưởng quan trọng và giải quyết những vấn đề xã hội. Nó chiếm giữ các ngành nghề mũi nhọn, then chốt của nền kinh tế, có khả năng chi phối môi trường xã hội và đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế. - KTNN góp phần hết sức quan trọng vào việctạo ra sản phẩm cho xã hội và nguồn thu ngân sách, tạo ra nguồn lực đáng kể trong tay nhà nước để điều tiết quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, KTNN còn đảm bảo sức sản xuất và hoạt động của nền kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ xuất, nhập khẩu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội 3 như việc làm, các công trình phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, giảm thiểu những tiêu cực trong đời sống. Bằng nhiều hình thức hỗ trợ, giúp đỡ các TPKT khác cùng phát triển theo định hướng XHCN, tính chất này của KTNN xuất phát từ vị trí chiến lược và khả năng chi phối đến môi trường kinh tế - xã hội. Có những ngành có vai trò quan trọng như là những yếu tố đảm bảo, tác nhân kích thích cho sự phát triển các ngành khác như giao thông vận tải, thông tin liên lạc… song do tính chất của những ngành này mà các thành phần kinh tế khác hoặc là không đủ vốn, hoặc là gặp khó khăn về quản lý trong thu hồi vốn, thu lợi nhuận nên không đầu tư. Để khuyến khích mọi TPKT đầu tư sản xuất khu vực KTNN đứng ra tổ chức xây dựng những cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tạo môi trường hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ở đây vai trò chủ đạo của KTNN được thể hiện như là yếu tố mở đường, kích thích sự phát triển toàn bộ theo định hướng nhất định. Tăng cường sức mạnh vật chất làm chỗ dựa để nhà nước thực hiện có hiệu lực chức năng điều tiết cơ chế thị trường. KTNN không những định hướng sản xuất, mà còn chi phối các chính sách xã hội kiềm chế được khuynh hướng độc quyền và tự phát của kinh tế thị trường, bởi lẽ trong kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau vừa có những tích cực đồng thời có cả những hạn chế tiêu cực, do đó cần phải có một "bàn tay" can thiệp chỉ đạo và hạn chế khắc phục những tiêu cực đó. Ở đây chúng ta nói đến TPKT chủ đạo đảm nhận vai trò này - nó phải có một sức mạnh vật chất đủ lớn mới có thể thực hiện tốt nhất. Với những đặc điểm như đã nói trên đây, chúng ta nhận thấy rằng KTNN có đủ khả năng để hoàn thành nhiệm vụ đó, với sản lượng giá trị hàng hoá và dịch vụ công cộng tương đối lớn tạo ra đem lại khả năng chi phối được giá cả thị trường, dẫn dắt và định hướng thị trường bằng chính chất lượng và giá cả của sản phẩm và dịch vụ do mình cung cấp. KTNN tạo dần nền tảng kinh tế - xã hội cho đời sống. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta, thu nhập của dân cư thấp kém, tích luỹ nhỏ nên việc đầu tư lớn chỉ có thể thực hiện được bằng vốn NN. Mặt khác, KTNN thông qua việc cung cấp hàng hoá tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có tác dụng thúc đẩy lưu thông phân phối giữa các ngành và các khu vực, góp phần đảm bảo việc xoá đói giảm nghèo, tiến hành các biện pháp trợ cấp thường xuyên, đột xuất, cho vay vốn để phát triển sản xuất, góp phần khắc phục sự khác biệt giữa các vùng và qua đó làm tăng tinh thần hoà hợp cộng đồng và ý thức đoàn kết dân tộc. III-NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA KINH TẾ NHÀ NƯỚC 1. Những thành tựu mà KTNN đã đạt được trong những năm qua Thực tiễn cho thấy đến nay KTNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta, nhất là các ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải, bưu chính viễn thông, đường sắt, hàng không…KTNN cũng đóng góp một phần đáng kể vào tỉ trọng GDP trên 40% hàng năm và là lực lượng chủ yếu cung cấp tài chính cho ngân sách nhà nước 60%. 4 Trong công cuộc đổi mới kinh tế, KTNN đang từng bước đổi mới. Về cơ cấu kinh tế đã có thay đổi lớn, tổng sản phẩm xã hội của KTNN giảm từ 37% năm 1998 xuống 34,5% năm 1990; thu nhập quốc dân giảm từ 28% xuống 27%; tổng sản phẩm công nghiệp lại tăng từ 56,6% lên 57%; khối lượng vận chuyển hàng hoá tăng từ 68% lên 72%. Trong việc thực hiện cơ chế mới, một số cơ sở KTNN đã chủ động xác định và thay đổi phương thức kinh doanh, tìm thị trường đầu ra, tạo thêm nguồn vốn đi vay, trình độ kỹ thuật công nghệ đã được đổi mới… Nhờ đó, các cơ sở KTNN vẫn phát triển và kinh doanh có lãi. Do yêu cầu của thời kỳ đổi mới, từ năm 1989 thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước chúng ta đã mạnh dạn cắt giảm một lượng đáng kể doanh nghiệp hoạt động trong KTNN nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế từ khoảng 12.000 năm 1990 xuống còn 5340 vào tháng 8 năm 2000. Nhờ đó, quy mô vốn tự có và vốn ngân sách cấp cho các cơ sở doanh nghiệp tăng lên; các doanh nghiệp có thêm vốn đầu tư, hiện đại hoá máy móc thiết bị, giúp cho năng suất lao động nâng cao đem lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời, sau khi sắp xếp lại tổ chức sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý nhiều doanh nghiệp đã chủ động sáng tạo tiếp cận thị trường xã hội và đã đứng vững, sản xuất kinh doanh có lãi, nguồn thu nộp ngân sách nhà nước chiếm 61%. (1) 2. Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình phát triển Trước hết, do chủ quan, duy ý chí và nóng vội đi lên CNXH nên trước năm 1986 chúng ta xoá bỏ mọi thành phần kinh tế mà chỉ tập trung phát triển kinh tế nhà nước. Hiện nay, trên thực tế đã có một số cơ sở kinh tế quốc doanh phải ngừng sản xuất vì chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế quá thấp không đáp ứng yêu cầu của thị trường, thậm chí có loại không có nhu cầu sử dụng. Một biểu hiện tiêu cực của KTNN là nền tài chính xí nghiệp tồi tệ, do quy mô nhỏ nên nhìn chung các DNNN đang đối mặt với tình trạng thiếu vốn để sản xuất - kinh doanh. Thực tế vốn chỉ hoạt động khoảng 80%, số còn lại ở trong tình trạng nằm chết. Tình trạng thiếu vốn làm cho DNNN không có khả năng đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, nên hàng hoá sản xuất ra kém tính cạnh tranh. Bộ phận đội ngũ cán bộ trong các DNNN đa số từ cơ chế cũ chuyển sang điều hành xí nghiệp trong cơ chế mới nên thiếu tác phong công nghiệp, thiếu kinh nghiệm quản lý cũng như kiến thức, trình độ năng lực của một nhà doanh nghiệp giỏi. Nguyên nhân của những hạn chế: Những nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của KTNN có thể khái quát như sau: Nhà nước ít vốn, song lại đầu tư dàn trải, chủ yếu là giữ cho doanh nghiệp tồn tại, chứ chưa đủ sức phát triển và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. (1) Báo cáo của Bộ Tài chính về các chỉ tiêu chủ yếu, tháng 3-1993. 5 Chế độ phân phối trong xí nghiệp của KTNN không phù hợp với kết quả sản xuất kinh doanh, không có sự gắn bó chặt chẽ giữa lợi ích vật chất và trách nhiệm vật chất với năng suất lao động do đó không khuyến khích được sản xuất. Tuy chính phủ là người chủ sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng sự nắm bắt tình hình, điều hành quản lý không có hiệu quả cao, không có sự chăm lo bảo toàn và phát triển vốn và không có ai chịu trách nhiệm trực tiếp khi mất mát, thua lỗ. Cán bộ quản lý chủ chốt thiếu tiêu chuẩn lãnh đạo, thiếu trách nhiệm trước tập thể cũng như trước cơ quan Nhà nước. Nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong sản xuất kinh doanh của các DNNN, hiệu quả sản xuất không cao là do sự ỷ lại vào Nhà nước, toàn bộ nguồn vốn, kế hoạch phát triển không cao là do sự ỷ lại vào Nhà nước, toàn bộ nguồn vốn, kế hoạch phát triển do nhà nước đặt ra nên sự sáng tạo, năng động của doanh nghiệp mất hẳn. Bên cạnh đó vị trí độc quyền đã làm mất đi động lực quảntọng trong việc nâng cao hiệu ủa hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp nhà nước. Sự độc quyền đã làm khu vực KTNN trở nên trì trệ, kém năng động trong việc cải tiến, đổi mới thiết bị, công nghệ và sản phẩm, tự nó trở thành nhân tố kìm hãm hoạt động của xí nghiệp. Nhà nước chưa có chính sách phù hợp trong đào tạo nhân công kỹ thuật tay nghề cao trong các lĩnh vực các ngành nghề cần chuyên môn, mà chỉ chăm lo cho bộ máy quản lý, dẫn đến tình trạng "nhiều thầy ít thợ". Đặc biệt chưa có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng các nhà doanh nghiệp về luật pháp, về kiến thức kinh doanh. Trình độ trang bị cơ sở vật chất- kỹ thuật và công nghệ sản xuất của khu vực KTNN nói chung là lạc hậu, chắp vá, công suất sử dụng máy móc thiết bị không cao, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong nhiều năm, KTNN đã được bao cấp. Trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, lực lượng KTNN giữ vị trí độc quyền, không có một lực lượng kinh tế khác cạnh tranh, do đó khi chuyển sang cơ chế mới thì nhiều cơ sở KTNN không thích nghi được với điều kiện mới. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho KTNN của nước ta trì trệ và kém hiệu quả. 3. Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò chủ đạo của KTNN Để tạo khả năng tăng trưởng nhanh và có hiệu quả, các ngành KTNN cần tập trung nguồn lực thích đáng để xây dựng các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn (công nghiệp năng, điện tử và tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới…). Những ngành này phải được đầu tư về vốn, lao động, kỹ thuật và công nghệ để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển với tốc độ nhanh, đủ sức chiếm lĩnh trên thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Chúng ta tiến hành cổ phần hoá một số DNNN nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển chiều sâu cho công ty dựa trên các tiêu chí: Hiệu quả, đảm bảo xã hội, giữ định hướng, khả năng về vốn tái đầu tư của Nhà nước… Tuy nhiên cũng cần 6 phân định quá trình cổ phần hoá DNNN không phải là quá trình tư nhân hoá KTNN mà là thị trường hoá nền kinh tế, không bao cấp, bù lỗ tràn lan, chúng ta chấp nhận cạnh tranh và tiến hành cổ phần hoá những doanh nghiệp làm ăn kém hiệuquả. Một mặt thông qua thị trường sắp xếp lại KTNN. Mặt khác, Nhà nước chủ động có biện pháp thu hẹp những DNNN làm ăn thua lỗ kém hiệu quả. Tiến hành đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chúng ta cắt giảm tất cả những gì mang tính chất bao cấp, loại bỏ dần tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau, lời giả, lỗ thật. Bên cạnh việc đảm bảo phân phối theo lao động trong các DNNN, đảm bảo lợi ích người lao động kết hợp chế độ phúc lợi với tăng cường khuyến khích bằng vật chất, tiền lương. Thông qua quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của những người lao động. Xoá bỏ dần sự độc quyền không cần thiết của các công ty Nhà nước, vì điều đó sẽ làm phương hại đến sự lành mạnh hoá quan hệ thị trường vốn dĩ đòi hỏi bộ mặt cạnh tranh bình đẳng và công bằng, làm giảm tính hiệu quả, tính năng động của nền kinh tế. Giảm bớt tỷ trọng KTNN trong mọi ngành nghề theo nguyên tắc ngành nghề nào KTNN làm tốt thì tạo điều kiện cho nó phát triển, còn ngành nghề nào không thuộc lĩnh vực then chốt thì chuyển sang hình thức sở hữu khác, đương nhiên phải từng bước và xét đến hiệu quả về các mặt kinh tế- chính trị, giải quyết công ăn việc làm… Để nâng cao tính chất của các DNNN, một công việc hết sức cần thiết hiện nay là đào tạo và sử dụng cán bộ quản lý doanh nghiệp, coi trọng năng lực quản lý và điều hành, ý thức trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể, gắn trách nhiệm với nghĩa vụ và quyền lợi một cách rõ ràng. Thực tiễn hiện nay cũng đòi hỏi Nhà nước phải có kế hoạch gấp rút đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ quả lý kinh doanh cho đội ngũ cán bộ quản lý thuộc các DNNN. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp phải đi đôi với nâng cao tay nghề cho người lao động, góp phần không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội. Trong chuyển dịch cơ cấu KTNN phải hết sức coi trọng chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật. KTNN phải lấy khoa học, công nghệ hiện đại thích hợp là hướng phát triển chủ yếu không ngừng đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu. 7 quan trọng hơn, điều đáng sợ là nếu những tín ngưỡng đặcbiệt được xem như đặc điểm xã hội thì xã hội học sẽ cho là không có giá trị trong bản thân các tín ngưỡng. Như vậy, có một sự rất miễn cưỡng trong hầu hết các nhà xã hội học Mỹ có đề cập tới vấn đề tín ngưỡng tôn giáo trong bất kỳ đường hướng nào, phản bác lại các quan niệm xã hội, không loại trừ sự phân tích nhiều hơn các loại hình tôn giáo bên rìa hoặc giáo phái - bằng các gắn kết của các tín đồ đó. Thực tế là có một tình thế tiến thoái lưỡng nan gay gắt về những vấn đề này. Sự tập trung về chức năng xã hội của tôn giáo dẫn tới quan điểm cho rằng một số hình thức tôn giáo là điều kiện cần thiết cho mọi hệ thống xã hội. Tuy vậy nhà xã hội học khi nói điều này chấp nhận một quan điểm phản bác lại cái ràng buộc tôn giáo. Anh ta vẫn có ý hướng giải thích tôn giáo chỉ bằng thuật ngữ xã hội và thấy các hệ quả của nó đơn thuần là xã hội. Trong khi nói như vậy, giá trị của tín ngưỡng tôn giáo là một quan tâm không thích đáng đối với nhà xã hội học, anh ta trong một ý nghĩa nào đó đang giữ một "vị trí tôn giáo" (28). Tuy nhiên, điều vô cùng quan trọng là xác minh rằng phần lớn các nhà xã hội học về tôn giáo là chính họ bị ràng buộc tôn giáo trong ý nghĩa chính thống. Những hậu quả của những ràng buộc tôn giáo của họ ra sao đối với viễn cảnh và giải thích tôn giaó của họ, và ngược lại, là một vấn đề hấp dẫn. Sự nhậy cảm về tác động đối với "địa hạt tôn giáo" đã trở nên ít rõ rệt hơn trong những năm qua. Lời dự đoán rằng khuynh hướng chung về các vấn đề tôn giáo của phần đáng kể của dân Mỹ về đại thể không phải là tất cả đều khác đi với các quan điểm mà các nhà xã hội học đã đề nghị (rằng tôn giáo là một sự cần thiết xã hội, rằng có giá trị với tư cách là tôn giáo) có một nghi ngờ về nhân tố thúc đẩy trong sự thay đổi này: tương tự, khuynh hướng của một số nhà thần học và tri thức tôn giáo thực hiện xã hội học hoá tín ngưỡng của họ đã một phần chịu trách nhiệm về sự làm yếu đi của tính trầm lặng của các nhà xã hội học với sự tôn trọng một số vấn đề chủ chốt về ý nghĩa của tôn giáo bên ngoài lĩnh vực giáo phái. Điều đáng ghi nhận ở đây là một trong số các nhà xã hội học Mỹ thường 8 tham gia nhất vào đặc trưng hoá tôn giáo trong thời hạn sau chiến tranh, thực tế là khởi đầu được trình bày bởi một nhà thần học Tin lành, Paul Tillich với mục tiêu là Thượng đế là đấng quan tâm tới chúng ta cuối cùng. Tôn giáo đã phải làm việc với các vấn đề về "mối quan tâm cuối cùng", lập luận rằng, mọi người như là bộ mặt của động vật xã hội (9). Điều này làm dễ dàng cho cảm giác rằng thực tế không có vấn đề cơ bản xã hội học. Khi định nghĩa tôn giáo. Sự xác nhận ở đây là những giải thích xã hội và tôn giáo của thế giới thường là những giải thích cạnh tranh. Cả hai đều tìm cách, bằng lời lẽ của chính mình, điều tra các đặc tính cơ bản, "tinh tuý" của đời sống xã hội. Trong một nghĩa rất thực, xã hội học thường thấy một cách truyền thống "lý lẽ tồn tại" (1) của đời sống xã hội, điều này là đặc biệt đúng trong thời kỳ thuộc thế kỷ 19 khi các quan niệm tiến hoá chiếm ngự địa bàn của điều tra xã hội học. Và trong khi nó thường trình bày có tham khảo các khoa học tự nhiên và vật lý mà việc nghiên cứu các quy luật và các giải thích các hiện tượng mà các khoa học này đề cập tới không cần hoặc không lô gích, cạnh tranh với các quan niệm tôn giáo. Khó mà lập luận trong một trường hợp tương tự, cũng thuyết phục như thế, về lĩnh vực của một số khoa học xã hội, nhất là xã hội học, nhân loại học và tâm lí học, đặc biệt là khi như chúng ta đã thảo luận, xã hội học cố tìm cách để hiểu chính tôn giáo (30) (1) Tiếng Pháp trong nguyên bản . kinh tế. Chú ý phân biệt kinh tế Nhà nước với doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận quan trọng của kinh tế nhà nước. Còn kinh tế nhà nước là đặc trưng của một loại. TLSX thuộc sở hữu nhà nước; Bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước như; đất đai, hầm mỏ, rừng biển, ngân sách, các quỹ dự trữ, ngân hàng nhà nước, hệ thống. hợp, đó là: Kinh tế Nhà nước, Kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh tế Nhà nước là thành

Ngày đăng: 28/07/2014, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w