Tử vong do vỡ dạ dày sau cơn cuồng ăn – Phần 2 Đặc điểm của chứng cuồng ăn tâm lý: bệnh nhân có những đợt ăn uống vô độ xen kẻ với sự kiêng khem quá mức. Khi rơi vào cơn cuồng ăn, họ không thể kiểm soát được lượng thức ăn mà mình ăn vào. Họ không có cảm giác chán ngấy, không có cảm giác no. Họ cứ ăn, cho đến khi cảm thấy đau bụng thì mới chịu dừng lại. Sau cơn cuồng ăn, họ lại rơi vào mặc cảm tội lỗi và tìm mọi cách tống khứ thức ăn ra ngoài hay tìm mọi cách để giảm cân. Để tống khứ thức ăn ra ngoài, họ thường tự móc họng cho nôn ra thức ăn. Để làm giảm cân, họ lạm dụng nhiều thuốc lợi tiểu và thuốc xổ, cũng như tập vận động quá mức (thể hình, chạy bộ) Để tống khứ thức ăn ra ngoài, họ thường tự móc họng cho nôn ra thức ăn Chứng cuồng ăn tâm lý thường dẫn đến những hậu quả sau đây: nhiễm cetone, hạ hay tăng đường huyết, viêm tụy cấp, rối loạn nước và điện giải, viêm dạ dày ruột, vỡ dạ dày, rách thực quản (hội chứng Malory-Weiss), vỡ thực quản, nhiễm khuẩn huyết Hậu qủa nào cũng có thể dẫn đến tử vong. Nhiễm khuẩn huyết là biến chứng hiếm gặp nhưng tỉ lệ tử vong là gần như 100%. Dịch vị bình thường có tính “sát khuẩn“. Thức ăn bình thường khi qua khỏi dạ dày thường trở nên vô trùng. Khi một lượng lớn thức ăn hiện diện trong dạ dày, lượng dịch vị mà dạ dày tiết ra không đủ để “sát khuẩn“ thức ăn. Nếu thức ăn đã bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn từ thức ăn trước tiên sẽ phá hủy niêm mạc ống tiêu hóa. Niêm mạc ống tiếu hóa bị phá hủy, kết hợp với thành ống tiêu hóa bị căng quá mức sẽ làm cho tính chất “hàng rào bảo vệ“ của niêm mạc ống tiêu hóa mất đi, vi khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập tự do vào cơ thể gây nhiễm khuẩn huyết tối cấp. Tình trạng nhiễm khuẩn huyết sẽ xuất hiện nhanh hay chậm tùy thuộc vào khi nào “hàng rào bảo vệ“ của niêm mạc ống tiêu hóa mất đi. Rách thực quản có thể là hậu quả của việc nôn ói Trong các công trình nghiên cứu về vỡ dạ dày sau cơn cuồng ăn được công bố, một số công trình được đăng tải bởi các tạp chí pháp y. Điều này có nghĩa là nhiều người mắc chứng cuồng ăn bị đột tử không rõ nguyên nhân, cho đến khi autopsy mới phát hiện ra nguyên nhân tử vong là do vỡ dạ dày. Những người này thường sống một mình, ít giao tiếp với môi trường chung quanh. Khi đã có biến chứng dãn dạ dày cấp, dự hậu của bệnh nhân rất nghèo nàn. Theo một số công trình nghiên cứu, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 60-80%. Khi dạ dày đã vỡ, nguy cơ tử vong của bệnh nhân rất cao. Trên tạp chí International Journal Of Eating Disorder năm 2006, tác giả Gyurkovics E công bố một trường hợp tương tự trường hợp mà chúng tôi vừa trình bày. Nạn nhân là một cô gái 22 tuổi. Trong dạ dày của cô ta có chứa tổng cộng 11 lít dịch và thức ăn. Bệnh nhân cũng đã được cắt toàn bộ dạ dày vì thành dạ dày đã hoại tử xuất huyết. Sau đó nạn nhân cũng tử vong vì đông máu nội mạch lan tỏa. Trong tạp chí Surgery Today năm 2003, tác giả Turan M cũng công bố một trường hợp cắt bỏ dạ dày do dạ dày dãn quá mức ở một bệnh nhân mắc chứng cuồng ăn. Sau mổ 4 giờ, bệnh nhân cũng tử vong nhưng tác giả không cho biết nguyên nhân. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác cũng đề cập đến nguyên nhân tử vong của những bệnh nhân bị dãn dạ dày cấp tính vì chứng cuồng ăn. Các nguyên nhân có thể là: sốc thần kinh, hội chứng "tháo garrot" (mạch máu chi dưới bị chèn ép sau khi dạ dày được giải áp tái tưới máu trở lại làm cho các độc chất từ phần chi bị thiếu máu vào tuần hoàn gây suy thận và tử vong) Làm sao để nhận biết một người có mắc chứng cuồng ăn tâm lý hay không? Hãy để họ trả lời các câu hỏi sau đây, nếu câu trà lời là "có" càng nhiều thì khả năng người này mắc chứng cuồng ăn tâm lý càng lớn: 1-Bạn có bị ám ảnh bởi cân nặng của mình không ? 2-Có khi nào bạn có cho rằng bữa ăn là "tất cả" đối với cuộc đời bạn ? 3-Bạn có sợ rằng khi đã bắt đầu ăn, bạn không thể dừng nó lại ? 4-Bạn có khi nào ăn đến mức phải "đổ bệnh", có khi nào có cảm giác tội lỗi, xấu hổ hay ức chế sau ăn? 5-Bạn có nôn ói hay xử dụng thuốc xổ để giảm cân? Những dấu hiệu để bạn nghĩ rằng người thân của mình có thể đã mắc chứng cuồng ăn tâm lý: 1-Ăn ngấu ăn nghiến, không thể dừng lại được, ăn cho đến khi có triệu chứng tức ngực, khó thở, đau bụng 2-Không bao giờ có một bữa ăn bình thường: hoặc là nhịn đói hoặc là ăn vô độ 3-Ăn xong chạy vào toillett. Trong toillett bốc mùi chua của chất nôn 3-Răng bị hư (acid trong chất nôn làm hư men răng), vùng khớp bàn-đốt của ngón trỏ có sẹo (móc họng để gây nôn, dấu hiệu Russel) 4-Trong tủ lạnh nhiều thức ăn "biến mất" 5-Giỏ rác trong nhà đầy hộp đựng thức ăn "trống không" 6-Đôi khi bắt gặp ăn lén ăn lút trong một góc nhà 7-Chạy ra đường một cách hăm hở chỉ để tìm thức ăn Khi đã ăn, họ không có điểm dừng (ảnh minh họa) Dấu hiệu Russell Điều trị: Điều trị chứng cuồng ăn tâm lý nói riêng cũng như các rối loạn về ăn uống nói chung thuộc lĩnh vực của các chuyên gia về tâm lý. Chỉ khi nào có biến chứng (dãn dạ dày cấp, rách thực quản, vỡ dạ dày hay thực quản…) mới cần đến các bác sĩ ngoại khoa. Khi đã cần đến sự can thiệp của ngoại khoa, hầu hết các trường hợp đều phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày do thành dạ dày đã bị hư hại (vỡ, nhồi máu). Điều quan trọng là bạn cần sớm phát hiện mình hay người thân của mình có mắc chứng này hay không để được điều trị kịp thời, nếu không có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Bs Lê Hùng (giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) Tài liệu tham khảo: 1-Gyurkovics E, Tihanyi B, Szijarto A, Kaliszky P, Temesi V, Hedvig SA, Kupcsulik P Fatal outcome from extreme acute gastric dilation after an eating bing-Int J Eat Disord. 2006 Nov;39(7):602-5 2-Turan M, Sen M, Canbay E, Karadayi K, Yildiz E-Gastric necrosis and perforation caused by acute gastric dilatation: report of a case Surg Today. . Tử vong do vỡ dạ dày sau cơn cuồng ăn – Phần 2 Đặc điểm của chứng cuồng ăn tâm lý: bệnh nhân có những đợt ăn uống vô độ xen kẻ với sự kiêng khem quá mức. Khi rơi vào cơn cuồng ăn, . cô gái 22 tuổi. Trong dạ dày của cô ta có chứa tổng cộng 11 lít dịch và thức ăn. Bệnh nhân cũng đã được cắt toàn bộ dạ dày vì thành dạ dày đã hoại tử xuất huyết. Sau đó nạn nhân cũng tử vong. trình nghiên cứu về vỡ dạ dày sau cơn cuồng ăn được công bố, một số công trình được đăng tải bởi các tạp chí pháp y. Điều này có nghĩa là nhiều người mắc chứng cuồng ăn bị đột tử không rõ nguyên