1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc pptx

30 8,3K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 140,98 KB

Nội dung

Cảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc Cuộc chia tay đầy lưu luyến nhờ thương giữa những người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu phản ánh trong bà

Trang 1

Cảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc

Cuộc chia tay đầy lưu luyến nhờ thương giữa những

người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc được

nhà thơ Tố Hữu phản ánh trong bài thơ “Việt Bắc” như

cuộc chia tay của một đôi bạn tình Ta và mình đã sống

với nhau mười lăm năm keo sơn gắn bó, giờ đây phải

chia tay để làm nhiệm vụ mới Bài thơ được kết cấu theo

lối hát đối đáp dân tộc Đoạn trích dưới đây là lời của

Trang 2

người cán bộ kháng chiến nói lên nỗi yêu thương nhớ của

mình đối với Việt Bắc, với thiên nhiên tươi đẹp và với con

người Việt Bắc tình nghĩa”

” Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng

Trang 3

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Trang 4

Mở đầu đoạn thơ, người cán bộ kháng chiến hỏi Việt Bắc

có nhớ “ta” không và diễn tả nỗi nhớ của mình với Việt

Bắc một cách khái quát:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”

Điệp từ “Ta về” và “nhớ” tăng cường nhạc điệu êm ái hợp

với tình cảm thương nhớ và nhấn mạnh tình cảm tha thiết

Trang 5

giữa người đi kẻ ở Trong nỗi nhớ của người ra về, ấn

tượng sâu đậm nhất là “hoa” và “người” “Hoa” là biểu

tượng của thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp Đặt “hoa” bên

cạnh “người” làm tôn lên niềm yêu mến trân trọng của

người đối với nhân dân các dân tộc Việt Bắc tình nghĩa

Đoạn thơ còn lại diễn tả nỗi nhớ dào dạt của người về

xuôi đối với Việt Bắc Nỗi nhớ hiện lên trong từng thời

gian và không gian của Việt Bắc Người ra về nhớ cả hình

ảnh bốn mùa của Việt Bắc Cũng là cái cớ để nhà thơ

phác họa vẻ đẹp rực rỡ và thơ mộng của núi rừng và gợi

Trang 6

hình ảnh của nhân dân Việt Bắc ân tình thủy chung

Đây là mùa đông với màu xanh tha thiết lại đột ngột bùng

lên màu “hoa chuối đỏ tươi” như ngọn lửa của rừng, ấm

áp tìn yêu:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao ánh nắg dao gài thắt lưng”

Vẻ đẹp của màu sắc, của hoa lá, của ánh sáng, của

Trang 7

hương hoa hòa quyện với vẻ đẹp của con người

Giữa “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” đã nổi bật lên hình

ảnh người lao động miền núi:

“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Tố Hữu quan sát rất tinh Người đi rừng bao giờ cũng có

một con dao trần dắt lưng lấp lánh ánh sáng mặt trời

Hình ảnh “đèo cao ánh nắng”… ấy làm sao mà quên

được?

Trang 8

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Bức tranh mùa xuân lại được chuyển sang gam màu lạnh

Ngày xuân rừng núi phủ một màu trắng tinh khiết của hoa

mơ Động từ “nở” khiến cho màu sắc như đang vận động,

màu trắng càng có sức ám ảnh đối với người đọc Dưới

ánh sáng của rừng mơ mùa xuân, hình ảnh cô gái lao

động Việt Bắc hiện lên thanh mảnh, dịu dàng:

Trang 9

“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Mùa hè, âm thanh của tiếng ve là đặc trưng của rừng núi

Việt Bắc:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng”

Tác giả đã sử dụng bút pháp ấn tượng Tưởng chừng

như tiếng “ve kêu” đậm đặc, rung chuyển cả cây rừng

khiến cho lá “phách đổ vàng”, Ấn tượng ấy mang lại nét lạ

Trang 10

cho phong cách thơ Tố Hữu Giữa cảnh rừng mua hè, bất

chợt gặp một cô gái “hái măng một mình”, phong cảnh

thật là hữu tình

Cảnh thu Việt Bắc lại được miêu tả về đêm với bầu trời

cao rộng và mảnh trăng thu thanh bình

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Những đêm trăng thu nổi lên “tiếng hát ân tình thủy

Trang 11

chung” như tạc vào trong dạ của người ra đi Trong trí nhớ

của họ, phong cảnh Việt Bắc đầy màu sắc như một cái

nền để làm nổi bật hình ảnh người Việt Bắc đảm

đang,tình nghĩa, thủy chung

Như vậy là màu sắc, đường nét, âm thanh của rừng núi

Việt Bắc được miêu tả trong sự vận động của thời gian,

không gian Mùa nào, cảnh rừng Việt Bắc cũng đẹp, cũng

nên thơ đáng yêu, đáng nhớ Có thể coi đấy là bộ tranh tứ

bình đặc sắc của cảnh rừng Việt Bắc kháng chiến in đậm

trong tâm trí của người về

Trang 12

Đây là đoạn thơ đặc sắc trong bài thờ “Việt Bắc” nổi tiếng

của Tố Hữu Đoạn thơ đã diễn tả được tình cảm nhớ

thương Việt Bắc sâu nặng của người cán bộ kháng chiến

khi rời Việt Bắc để trở về thủ đô Hà Nội Ngôn ngữ uyển

chuyển, ngọt ngào Những từ “ta”, “mình” được nhà thơ

sử dụng có ý nghĩa mới Những từ vón rất riêng được Tố

Hữu dùng với nghĩa chung, khiến cho cái chung có sứ

rung động lạ thường Nhạc điệu của câu thơ lục bát êm

đềm có sức ngân vang trong lòng người đọc như một

khúc hát ru kỉ niệm Điệp từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần

Trang 13

với nhiều cấp độ khác nhau tăng cường nhạc điệu du

dương của đoạn thơ và nhấn mạnh được nỗi lòng lưu

luyến của tác giả với chiến khu, với cảnh, với người Việt

Bắc Đặc biệt hơn cả là trong tâm tưởng của người ra vè

in sâu hình ảnh sắc màu của bức tranh tứ bình tươi sáng

rực rỡ thơ mộng Đoạn thơ đã diễn tả được một khía cạnh

sâu sắc của chủ đề bài thơ “Việt Bắc” là tình cảm thủy

chung – thủy chung với cách mạng

Mình sẽ post cho bạn thêm một bài nữa để bạn có được

nhiều dẫn chứng cho bài văn của bạn thêm hay hơn

Trang 14

Chúc bạn làm bài tốt!!!

Việt Bắc của Tố Hữu là một trường ca tuyệt đẹp về cuộc

kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân Pháp Bài

thơ đi vào lòng người bằng giọng điệu ân tình chung thuỷ

như ca dao, khắc hoạ sâu sắc nỗi niềm của những người

con rời “thủ đô kháng chiến”, thâm tâm đầy ắp kỷ niệm

nhớ thương.Trong tâm trạng kẻ ở - người đi, hình bóng

của núi rừng – con người Việt Bắc vẹn nguyên cùng ký

ức, với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động Để hôm nay,

Trang 15

những câu thơ còn rung động lòng người với những sắc

màu, âm thanh tươi rói hơi thở của núi rừng chiến khu,

hơi ấm của tình người lan toả :

“ Ta về , mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Mùa xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợ giang

Ve kêu rùng phách đổ vàng

Trang 16

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng dọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Bài thơ được Tố Hữu viết về buổi chia tay của cán bộ

kháng chiến với người dân Việt Bắc.Bằng tiếng nói ngọt

ngào tha thiết của khúc hát giao duyên trong ca dao, nhà

thơ đã ca ngợi tình cảm gắn bó thủy chung với cách

mạng, với đất nước , với nhân dân.Khổ thơ được phân

tích thuộc đoạn 2 của bài thơ.Đây được coi là 10 câu thơ

hay nhất diễn tả nỗi nhớ thiên nhiên và con người VB của

Trang 17

người ra đi.Qua nỗi nhớ ấy người đọc liên tưởng tới thiên

nhiên VB giống như 1 bức tranh tứ bình

Hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ đã thể hiện rõ tâm trạng

của người ra đi:

“ Ta về , mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”

Hai câu thơ sử dụng từ “mình” và “ta” quen thuộc trong ca

dao, “ta” chỉ người ra đi và “mình “ chỉ người ở lại.Cụm từ

“ta về”, “nhớ” được nhắc đi nhắc lại tới 2 lần ,trong câu

thơ đầu tiên là người ra đi hỏi người ở lại,còn trong câu

thơ thứ 2 là để bày tỏ tâm trạng của người ra đi: nỗi nhớ

Trang 18

“hoa cùng người” “Hoa” tượng trưng cho thiên nhiên VB,

“người” là để chỉ nhân dân VB.Nỗi nhớ hoa và người đan

xen hòa trộn trong tâm trạng của người ra đi.Trong 8 câu

thơ tiếp theo nỗi nhớ ấy lần lượt hiện lên với tất cả những

gì đẹp nhất,thơ mộng nhất

Mở đầu cho bức tranh tứ bình là khung cảnh muà

đông,một mùa đông mang vẻ đẹp lạ lùng:

“ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Câu thơ tả những cánh rừng VB tràn ngập 1 màu xanh

của cây lá,màu xanh của sự sống.Giữa màu xanh bạt

Trang 19

ngàn bừng lên màu đỏ tươi của hoa chuối,màu đỏ tươi

sáng ấm áp như xua đi không khí lạnh lẽo.hoang sơ của

núi rừng Hai màu xanh đỏ tương phản nhưng cùng tô

điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm đẹp rực rỡ.Và giữa

khung cảnh rừng núi thơ mộng ấy bỗng hiện lên bóng

người trên đèo cao.Nhà thơ ko tả dáng người , ko tả

gương mặt mà tả tư thế con người trong công việc, một tư

thế khỏe khoắn của người làm chủ thiên nhiên.Trên trời

cao ánh nắng hắt xuống lưng người , chiếu vào con dao

làm ánh lên 1 màu sáng kì diệu.Cái nắng hiếm hoi của

mùa đông đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm tươi

Trang 20

tắn, mang 1 vẻ đẹp riêng độc đáo

Màu xanh vô tận của những cánh rừng bỗng thay đổi

thành 1 màu trắng của hoa mơ:

“Mùa xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợ giang”

Hai câu thơ trên miêu tả mùa xuân của VB “Ngày xuân” là

từ báo hiệu thời gian thay đổi,1 mùa đông qua đi 1 mùa

xuân mới đến.Rừng VB vào xuân trên khắp núi rừng

những bông hoa mơ thi nhau nở rộ khoa 1 màu trắng tinh

khiết.Nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ “trắng rừng” có

tác dụng nhấn mạnh rừng VB bạt ngàn 1 màu trắng.Màu

Trang 21

trắng tinh khiết của hoa mơ như lấn át tất cả màu xanh

của cây lá làm bừng sáng cả khu rừng Câu thơ đem lại

cho người đọc 1 cảm nhận không khí xuân lan tràn, không

gian núi rừng mênh mông, thiên nhiên VB giàu sức

sống.Trong sắc x ân của thiên nhiên nhiên đất trời hiện

lên hình ảnh con người lao động làm việc chăm chỉ cần

cù, miệt mài “chuốt từng sợi giang” “Chuốt” là 1 từ chỉ

động tác làm đi làm lại, người dân Việt Bắc tỉ mỉ cẩn thận

trong công vịêc bằng đôi bàn tay khéo léo tạo nên những

sản phẩm đẹp

Thế rồi, khoảnh khắc nhàn hạ của mùa xuân cũng qua

Trang 22

mau, qua mau, con người tiếp tục sống cuộc sống của họ

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Bức tranh gợi sự chú ý cho người đọc bằng thị giác, lẫn

thính giác Đầu tiên, cái độc đáo ở đây chính là âm thanh,

âm thanh mùa hạ, tiếng “ve kêu” Câu thơ tạo ra hình ảnh

nhân hóa Con ve là loài vật, vậy mà nó biết kêu, biết gọi,

nó xui khiến rừng phách đổ vàng ở đây, chúng ta nên

dành một ít thời gian để tìm hiểu cái rừng phách kì lạ này

Rừng phách là những cây lạ ở miền Bắc Nó không mọc

riêng rẽ mà mọc thành rừng, rất nhạy cảm với thời tiết

Trang 23

Tiếng ve kêu râm ran đây đó đã báo hiệu mùa hạ, nhưng

lúc này đã là cuối hạ Cái lạnh đang tràn ngập núi rừng, lá

cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, cả rừng phách thay

áo mới, chiếc áo vàng óng ánh dưới ánh nắng mặt trời

Cảnh thiên nhiên đẹp và rực rỡ thế lại càng lãng mạn hơn,

vì trong cánh rừng bạt ngàn ấy có thêm bóng dáng của

một sơn nữ ”hái măng một mình” Đọc tới đây khiến ta liên

tưởng đên một hình ảnh tương tự trong thơ Nguyễn Bính,

một nhà thơ của đồng quê:

“Thơ thẩn đường chiều một khách thơ

Say nhìn ra rặng núi xanh lơ

Trang 24

Khí trời lặng lẽ và trong trẻo

Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ”

Đây là khổ thơ thứ nhất trong bài thơ”Cô hái mơ” Ta thấy

có sự giống nhau rất ngẫu nhiên: cũng là rừng núi và cô

gái đang làm việc Chỉ có điều ở đây là “hái mơ” chớ

không phải “hái măng”

Từ “hái” ở đây dường như không thể thay thế bằng một

động từ nào khác: bẻ, đốn… vì chỉ có nó mới phù hợp nét

dịu dàng, uyển chuyển, mềm mại của cô gái mà thôi Ta

hãy thử tưởng tượng bức tranh mùa hạ như thế này đẹp

biết bao Cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ như thế lại khảm

Trang 25

chạm thêm vào hình ảnh một người thiếu nữ nhẹ nhàng

làm việc Quả thật bức tranh vừa đẹp vừa có thần nữ Rõ

ràng thiên nhiên và con người đã hòa quyện vào nhau, tô

điểm cho nhau

Cuối cùng đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh mùa thu cũng

không kém phần đẹp đẽ

”Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Câu thơ đã xác định rõ, đây là mùa thu Thiên nhiên mùa

thu được miêu tả bằng ánh trăng Việc sử dụng hình ảnh

trăng thật ra cũng không có gì độc đáo và mới mẻ Tuy

Trang 26

nhiên đặt vào hoàn cảnh Việt Bắc lúc bấy giờ ta thấy

được niềm mơ ước hòa bình của người cán bộ cũng như

toàn dân Việt Bắc Tất cả đều nói lên niềm tin tưởng chiến

thắng sẽ đến với cách mạng với đất nước

Câu thơ thiếu cụ thể nên con người ở đây cũng thiếu cụ

thể Từ “ai” nhòa đi để tạo nền cho cả đoạn và cũng nhằm

trả lời cho câu hỏi đầu tiên: “Mình về có nhớ ta chăng?”

Tuy hỏi thế nhưng trong lòng họ vẫn biết rằng con người

ấy vẫn thủy chung, son sắt Đây là lời đồng vọng trong

tâm hồn của cả hai người yêu nhau cùng nhớ, cùng

thương” “nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Trang 27

Qua đây ta thấy bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhớ

thương tha thiết tiếp tục âm hưởng chung của nghệ thuật

ca dao Câu thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, ý nọ gợi

ý kia cứ trào lên dào dạt trong lòng người ra đi và người ở

lại Đặc biệt là qua cách xưng hô “mình” với “ta” Ở đây

điệp từ nhớ dùng để xoáy sâu vào cảm hứng chủ đạo là

hồi ức Từ ”rừng” lặp lại là khoảng không gian cho nỗi nhớ

tồn tại Màu sắc cũng ảnh hưởng không ít tới bức tranh,

đỏ lặng lẽ, nhưng có sức sống Màu con dao thể hiện sự

hoạt động Màu trắng làm thanh thoát con người và màu

vàng làm cho bức tranh rực rỡ trong hoàng hôn Rõ ràng

Trang 28

bức tranh đã có sự hòa điệu của màu sắc Bên cạnh

đó,nhạc đệu dịu dàng trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang

âm hưởng bâng khuâng, êm êm như một khúc hát ru –

khúc hát ru kỉ niệm Có lẽ khúc hát ru này không của ai

khác là của ”ta” và cho người nhận là “mình” Cả ”ta” và

“mình” đều cùng chung nỗi nhớ, cùng chung ”Tiếng hát ân

tình “ và ân tình sâu nặng ấy mãi còn lưu luyến vấn vương

trong những tâm hồn chung thủy

Chúng ta có thể thấy, ở đoạn thơ trên thiên nhiên VB hiện

lên với bao vẻ đẹp đa dạng trong hững thời gian và ko

gian khác nhau, thay đổi theo từng thời tiết,từng mùa

Trang 29

Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con

người bình dị, bằng những việc làm tưởng chừng như nhỏ

bé của mình, họ đã góp phần ko nhỏ vào sức mạnh vĩ đại

của cuộc kháng chiến.Chính nghĩa tình của nhân dân với

cán bộ,bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ cùng chung mọi

gian khổ và niềm vui,cùng gánh vác những trách nhiệm

nặng nề khó khăn càng làm cho “VB” ngời sáng lung

linh trong ánh hào quang của kỉ niệm

Có thể nói đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài

“Việt Bắc” Cảnh thiên nhiên và con người trong đây được

miêu tả hết sức tuyệt vời và tươi đẹp, tràn ngập sức sống

Trang 30

Và với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình khiến đoạn thơ như

một bản tình ca về lòng chung thủy sắt son của người

cách mạng đối với cả nhân dân, quê hương Việt Bắc

Ngày đăng: 28/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w