1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nuôi con bằng sữa mẹ - sản 1 pdf

14 587 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 120,73 KB

Nội dung

ở nhiều nước trên thế giới ngay cả những nước đang phát triển phong trào nuôi con bằng sữa mẹ đang có khuynh hướng giảm đi do ảnh hưởng của cộng nghiệp hóa đô thị, các thức ăn nhân tạo đ

Trang 1

Nuôi con bằng sữa mẹ - sản 1

1 Đại cương:

Nuôi con bằng sữa mẹ là một khâu quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu ở nhiều nước trên thế giới ngay cả những nước đang phát triển phong trào nuôi con bằng sữa mẹ đang có khuynh hướng giảm đi do ảnh hưởng của cộng nghiệp hóa

đô thị, các thức ăn nhân tạo được quảng cáo rộng rãi trên thị trường nên đã xem nhẹ việc cho con bú sữa mẹ Tổ chức Y tế thế giới đặc biệt quan tâm đến vấn đề này vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em Nếu không thực hiện được chương trình nuôi con bằng sữa mẹ thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và mắc nhiều các bệnh lý khác

Ở nước ta nuôi con bằng sữa mẹ là phong tục tập quán cổ truyền Đa số các bà mẹ nuôi con bằng chính sữa của mình và thực tế đã mang lại nhiều lợi ích cho bà mẹ

và đứa trẻ

2 Tính ưu việt của sữa mẹ:

Sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện cho trẻ từ lúc mới sanh cho đến 6 tháng tuổi Bú sữa

mẹ bảo vệ sức khỏe của mẹ và con bằng những cách khác nhau có lợi cho cả gia đình về tình cảm, kinh tế

Trang 2

2.1 Sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết và thành phần cân đối giúp trẻ mau lớn Sữa mẹ bài tiết trong tuần lễ đầu sau sanh gọi là sữa non

- Sữa non chứa nhiều năng lượng, protein và vitamin A đồng thời có nhiều chất kháng khuẩn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ Trong những ngày đầu, lượng sữa non tuy tiết ra ít nhưng chất lượng cao thỏa mãn nhu cầu của trẻ mới sanh

- Đến 6 tháng đầu trung bình mỗi ngày bà mẹ có thể tiết ra 600 - 800ml sữa

6 tháng sau trung bình 400 - 600ml sữa

Đến năm thứ 2 trung bình 200 - 400ml sữa

- 1 lít sữa mẹ cung cấp trung bình 700Kcalo - protein tuy ít hơn sữa bò nhưng có đầy đủ các chất cần thiết và dễ tiêu hóa

- Lipid của sữa mẹ có nhiều acid béo không no nên dễ hấp thu

- Sữa mẹ có nhiều đường lactoza, 1 số lactoza khi vào cơ thể trẻ chuyển hóa thành acid lactic giúp cho sự hấp thu lên Ca++ và các muối khoáng khác

- Muối khoáng , Ca++ , Fe tuy ít trong sữa mẹ nhưng dễ hấp thu nên trẻ bú mẹ ít

bị còi xương, thiếu máu

- Sữa mẹ có nhiều vitamin A giúp trẻ đề phòng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A 2.2 Sữa mẹ có nhiều chất kháng khuẩn cần thiết cho trẻ

Trang 3

Một số kháng thể từ mẹ truyền qua nhau đến bào thai giúp cho trẻ mới sinh có sức

đề kháng và miễn dịch với một số bệnh đặc biệt trong 4 - 6 tháng đầu

- Sữa mẹ vô trùng trẻ bú trực tiếp ngay vi khuẩn không có đủ thời gian phát triển nên trẻ ít bị tiêu chảy

- Globulin miễn dịch IgA có nhiều trong sữa non và giảm dần trong những tuần sau IgA vào ruột không được hấp thu mà hoạt động ngay tại ruột để chống lại một

số vi khuẩn như E Coli, virus

- Lactoferrin là một protein gắn sắt có tác dụng kiềm khuẩn không cho vi khuẩn gây bệnh cần sắt để phát triển

- Lysozym là một enzym có tác dụng diệt khuẩn

- Tế bào Lympho và đại thực bào bảo vệ có thể chống lại những vi khuẩn gây bệnh

2.3 Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng

- Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng vì các IgA cùng với đại thực bào bảo vệ, sữa mẹ luôn luôn

vô trùng, nhiệt độ thích hợp không mất thời gian pha chế

- Sữa mẹ không chứa những những protein nên không gây dị ứng cho trẻ

2.4 Sữa mẹ giúp trẻ chống nhiễm trùng

Sữa mẹ có nhiều loại bạch cầu, nhiều kháng thể chủ yếu là IgA sẽ giúp trẻ chống nhiễm trùng, giảm hiện tượng rối loạn tiêu hóa và các bệnh đường hô hấp Đây là

Trang 4

lợi điểm lớn nhất của sữa mẹ mà không có loại sữa nhân tạo nào có thể thay thế được

2.5 Sữa mẹ giúp phát triển trí thông minh của trẻ

Galatoza của sữa mẹ và các acid béo lirolenic, acid arachidiric giúp myelin hóa tốt các dây thần kinh, giúp não phát triển nhiều

3 Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:

3.1 Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bà mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi, yêu thương

Trẻ ít khóc hơn và có thể phát triển nhanh hơn nếu luôn được ở cạnh mẹ và được cho bú mẹ sớm ngay sau sanh

3.2 Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bà mẹ chậm có thai lại nếu cho bú mẹ hoàn toàn

có thể giúp bà mẹ tránh thai được từ 4 - 6 tháng sau sanh

3.3 Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tử cung co hồi tốt hơn trong thời kỳ hậu sản, có thể phòng chống thiếu máu

3.4 Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giảm được nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú

3.5 Hiệu quả về kinh tế: Nuôi con bằng sữa mẹ ít tốn kém hơn nhiều so với nuôi con bằng sữa nhân tạo

4 Khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới ( WHO)

Trang 5

Vì những lợi ích rõ ràng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra những khuyến cáo sau

4.1 Bắt đầu cho bú mẹ sớm trong vòng 1 /2 giờ - 1 giờ sau sanh

4.2 Cho bú mẹ hoàn toàn từ 0 - 4 tháng tuổi

4.3 Ăn bổ sung có thể bắt đầu trong khoảng 4 - 6 tháng tuổi

4.4 Cho ăn bổ sung tất cả trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

4.5 Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 2 năm hoặc lâu hơn

5 So sánh thành phần sữa mẹ và các loại sữa khác

5.1 Chất đạm:

- Hàm lượng protein sữa động vật cao hơn trong sữa mẹ, thận của trẻ còn non nớt khó đào thải những chất thừa từ prôtein sữa động vật

- Trong sữa mẹ, thành phần Casein là phần sẽ đóng ván khó tiêu trong dạ dày trẻ,

ít hơn so với sữa động vật do đó dễ tiêu hóa

- Trong sữa mẹ còn có những protein kháng khuẩn giúp trẻ chống lại tình trạng nhiễm trùng

- Sữa động vật còn có thể chứa những protein lạ so với cơ thể người nên cơ thể trẻ

có thể không dung nạp được

5.2 Chất béo:

Trang 6

- Hàm lượng chất béo trong sữa động vật và sữa mẹ tương đương nhau Tuy nhiên trong sữa mẹ có chứa những acid béo cần thiết cho sự phát triển của não, mắt và

sự bền vững của mạch máu mà sữa động vật không có được

- Sữa cuối có chứa nhiều acid béo hơn sữa đầu do đó nên cho trẻ bú cho đến khi thỏa mãn nhu cầu của trẻ để nhận được nhiều chất béo từ sữa cuối

5.3 Chất đường:

- Sữa mẹ chứa nhiều lactose hơn so với sữa động vật , bảo đảm nguồn năng lượng cho các loại tế bào kể cả tế bào và tế bào thần kinh

5.4 Vitamin:

- Sữa mẹ có ít vitamin nhóm B hơn sữa động vật

- Sữa mẹ có nhiều vitamin A và vitamin C hơn sữa động vật

5.5 Chất sắt:

- Sắt đóng vai trò quan trọng để phòng chống thiếu máu

- Chỉ có 10% sắt trong sữa động vật được hấp thu trong khi có đến 50% sắt từ sữa

mẹ được hấp thu

6 Cách cho bú và duy trì nguồn sữa

6.1 Giải phẫu học tuyến vú

6.1.1 Bên trong vú gồm nhiều nang sữa được tạo nên bởi các tế bào tiết sữa 6.1.2 Chung quanh nang sữa có các tế bào cơ khi co thắt sẽ đẩy sữa ra ngoài

Trang 7

6.1.3 Chất Prolactin giúp các tế bào tiết sữa tạo ra sữa

6.1.4 Oxytocin làm các tế bào cơ co thắt

6.1.5 Từ nang sữa , sữa theo các ống dẫn chảy ra ngoài

6.1.6 Ở phần quầng vú các ống sữa nở rộng ra tạo thành các xoang sữa là nơi sữa được gom vào để chuẩn bị cho 1 bữa bú

6.1.7 Các nang sữa và các ống dẫn sữa được bao bọc bởi mô mỡ và mô liên kết 6.2 Cơ chế tiết sữa :

6.2.1 Sự tiết sữa được điều khiển và duy trì bởi 2 nội tiết tố chính prolactin và ocytocin

6.2.2 Khi trẻ mút vú rung động cảm giác thần kinh từ núm vú lên não kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin kích thích các tế bào tiết ra sữa Nồng độ prolactin trong não đạt tối đa khoảng 30 phút sau bữa bú , giúp tạo sữa cho bữa ăn sau

6.2.3 Khi trẻ mút vú xung động thần kinh tác động lên thùy sau tuyến yên kích thích tiết ra ocytocin, ocytocin giúp các tế bào cơ quanh nang sữa co thắt đẩy sữa

ra Như vậy điểm theo chốt của cơ chế tạo sữa là động tác mút vú của trẻ điều khiển tất cả, trẻ càng bú nhiều càng tạo được nhiều sữa

6.3 Cách cho trẻ bú mẹ:

6.3.1 Sau khi sanh 30 phút nếu mẹ ổn định nên cho con bú, bú càng sớm càng tốt

vì kích thích sự bài tiết sữa tận hưởng được lượng sữa non để nhanh chóng diệt vi

Trang 8

khuẩn có trong dịch hít vào khi bé qua âm đạo mẹ và nhanh chóng đưa xuống ruột theo phân xu ra ngoài sớm

6.3.2 Số lần cho bú tùy theo yêu cầu của bé, không nhất thiết theo đúng giờ Nếu

mẹ ít sữa thì tăng số lần bú mẹ Nếu mẹ nhiều sữa , mỗi lần chỉ nên bú 1 vú và vắt

bỏ sữa thừa

6.3.3 Tư thế bú đúng:

- Mẹ nằm hoặc ngồi thoải mái

- Bế trẻ áp sát vào lòng, ngang tầm bầu vú mẹ

- Trẻ ngậm sâu vào quầng vú

- Thời gian bú tùy theo từng bé cho đến khi bé tự rời vú mẹ

- Dùng cả bàn tay nâng bầu vú và vắt hết sữa thừa khi bé bú xong

6.3.4 Những dấu hiệu bên ngoài đánh giá bé ngậm bắt vú tốt

6.3.4.1 Miệng của trẻ há rộng, cằm trẻ chạm vào bầu vú mẹ

6.3.4.2 Môi dưới của trẻ đưa ra ngoài

6.3.4.3 Phần quầng vú còn lại ngoài miệng trẻ nhìn thấy được phía trên nhiều hơn phía dưới

6.3.4.4 Trẻ mút chậm, 2 má phình đầy, thỉnh thoảnh nghe tiếng nuốt ực

6.4 Những yếu tố làm giảm nguồn sữa mẹ:

6.4.1 Bắt đầu cho bú muộn

Trang 9

6.4.2 Cho bú không thường xuyên: Trong 4 tuần đầu cho bú dưới 8 lần/ ngày 6.4.3 Không cho bú đêm

6.4.4 Các bữa bú ngắn

6.4.5 Trẻ ngậm bắt vú kém

6.4.6 Trẻ bú bình hoặc ăn thức ăn bổ sung

6.4.7 Những yếu tố tâm lý của bà mẹ

+ Thiếu sự tin tưởng

+ Lo lắng, stress

6.4.8 Tình trạng thể chất của bà mẹ :

- Mẹ sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen làm giảm sự tiết sữa

- Thuốc lợi tiểu có thể làm giảm sự tạo sữa

- Mẹ có thai

- Suy dinh dưỡng nặng

- Uống rượu và hút thuốc lá

- Sốt nhau

- Kém phát triển tuyến vú: Vú không phát triển to ra lúc có thai

6.4.9 Tình trạng của trẻ:

- Bệnh tật

Trang 10

- Bất thường: dị tật bẩm sinh: Sứt môi, hở hàm ếch

6.5 Hổ trợ tạo sữa mẹ:

6.5.1 Khi mang thai:

- Chế độ ăn uống đầy đủ

- Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý

- Tinh thần thoải mái

- Tăng cân lúc mang thai: Trung bình 10 - 12 kg

6.5.2 Khi cho con bú:

- Mẹ ăn tốt, uống đủ, ngủ được

- Khẩu phần ăn tăng dinh dưỡng: Thịt, cá, trứng

- Không ăn nhiều gia vị : ớt , tiêu, tỏi

- Uống nhiều nước đường, hoa quả, sữa

6.5.3 Kích thích tiết sữa :

- Cơ chế tiết sữa là do thần kinh nên cần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng 6.5.3.1 Kích thích phản xạ ocytocin:

- Giúp đỡ bà mẹ về mặt tâm lý

- Nghỉ ngơi nơi yên tĩnh

- Bế con với sự tiếp xúc da kề da nếu có thể

Trang 11

- Dùng đồ uống nhẹ và ấm

- Kích thích núm vú: Dùng ngón tay kéo hoặc lăn núm vú 1 cách nhẹ nhàng

- Xoa bóp hoặc vuốt ve bầu vú 1 cách nhẹ nhàng

6.5.4 Hạn chế dùng thuốc trong thời gian cho con bú

6.5.5 Sinh đẻ có kế hoạch

7 Các biến chứng thường gặp ở tuyến vú trong thời gian cho con bú

7.1 Căng sữa:

Vài ngày đầu sau sanh có hiện tượng căng sữa do sữa thật sự được tiết nhiều vào

vú Bà mẹ có cảm giác vú nóng, nặng và cứng Đôi khi vú căng sữa có cảm giác như nổi cục- Tuy nhiên sữa vẫn chảy tốt Đây là hiện tượng căng sữa bình thường

Xử trí: Cho bú thường xuyên để hút bớt sữa ra Trong vòng 1 -2 ngày vú mẹ sẽ tự điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ và vú sẽ hết căng

7.2 Cương tức tuyến vú:

7.2.1 Triệu chứng:

- Do vú quá căng, 1 phần do sữa , 1 phần do các mô bị phù nề làm cản trở lưu thông sữa

- Nhìn thấy vú căng to, bóng, phù nề, bà mẹ cảm thấy đau nhiều Có thể có sốt - sữa không chảy ra

7.2.2 Nguyên nhân:

Trang 12

- Do bà mẹ không cho con bú

- Do trẻ ngậm bắt vú không đúng cách

- Do hạn chế thời gian của mỗi cử bú khiến sữa không được hút ra có hiệu quả 7.2.3 Xử trí:

- Dùng gạc ấm, xoa bóp vú nhẹ nhàng

- Vắt sữa bằng tay hoặc bằng bơm hút để sữa thoát bớt ra ngoài

- Cố gắng cho trẻ bú thường xuyên hơn

- Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ngậm bắt vú đúng cách để hút sữa có hiệu quả hơn 7.3 Viêm vú:

7.3.1 Triệu chứng:

- Bà mẹ thấy vú rất đau, có sốt

- Khám thấy 1 phần vú bị sưng cứng với 1 vùng đỏ trên đa

7.3.2 Nguyên nhân:

- Là hậu quả của 1 tình trạng cương tức tuyến vú hoặc tắc ống dẫn sữa mà không được chữa trị kịp thời

7.3.3 Xử trí:

- Cho bà mẹ nghỉ ngơi, đắp gạc ấm

- Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh

Trang 13

- Cải thiện sự lưu thông sữa ở phần vú bị ảnh hưởng, điều chỉnh lại cách ngậm bắt

vú, tư thế cho bú

7.4 Abces vú:

Viêm vú nếu không điều trị kịp thời sẽ diễn tiến thành abces tuyến vú

Xử trí : Rạch thoát dẫn lưu

7.5 Đầu vú bị nứt nẻ :

- Thường gặp trong tháng đầu

- Nếu nhẹ vẫn có thể cho trẻ bú bình thường

- Hoặc có thể vắt sữa cho bé bú

- Thoa vaselin, mỡ kháng sinh vào đầu vú 3 -4 lần/ ngày nhất là trước khi ngủ

8 Sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú:

Hầu hết các thuốc chỉ đi vào sữa với 1 lượng rất nhỏ, một số thuốc có ảnh hưởng đến bé Việc ngừng nuôi con bằng sữa mẹ còn nguy hiểm hơn các thuốc

Thông thường có thể thay thế thuốc cho mẹ bằng những thuốc ít gây tác dụng phụ hơn

8.1 Trong một số ít trường hợp việc nuôi con bằng sữa mẹ là chống chỉ định: Mẹ dùng thuốc chống ung thư, chất phóng xạ

8.2 Một số thuốc có thể gây tác dụng phụ mà đôi khi cần phải ngưng việc cho con

bú sữa mẹ các thuốc điều trị bệnh tâm thần hay các loại thuốc chống co giật

Trang 14

Nên thay thế bằng các loại thuốc ít ảnh hưởng tới trẻ hơn Nếu không có thuốc thay thế có thể tiếp tục cho bú và theo dõi

8.3 Nên tránh dùng một số kháng sinh cho bà mẹ

- Chloramphenicol : Có thể gây suy tủy trẻ

- Tetracylin : Gây vàng da, chậm phát triển xương, răng

- Sulfonamides

- Metronidazol

- Thuốc lợi tiểu chóm Thiazide

- Thuốc chứa Estrogen

Tóm lại trong thời gian cho con bú bà mẹ chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết

và chỉ nên sử dùng các loại thuốc đã được sử dụng lâu ngày, đã có các bằng chứng

là không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w