1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sa sinh dục - sản 1 ppsx

3 533 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 84,29 KB

Nội dung

Sa sinh dục - sản 1 1. Đại cương: Bình thường tử cung và âm đaọ được giữ trong hố chậu nhờ các dây chằng tròn, dây chằng hông, dây chằng tử cung - cùng, dây chằng ngang cổ tử cung cùng với các cơ của sàn chậu hông mà cơ nâng hậu môn là chủ yếu khi các dây chàng và các cơ này yếu đi thì tử cung và âm đạo tụt xuống qua chỗ toác rộng của các cơ gọi là sa sinh dục (SSD). 2. Nguyên nhân của SSD 2.1. Sự căng dãn của tổ chức cơ và tổ chức xơ xẩy ra do những lần đẻ liên tiếp. 2.2. Áp lực của ổ bụng tăng lên (như trường hợpho mạn tính), những phụ nữ phải làm những việc nặng nhọc, phải làm nặng sớm sau sanh. 2.3. Thể trạng dễ bị căng sản, các dây chằng phản ứng lạI có thể qua nhiều năm dài trong tư thế đứng thẳng, do đó người phụ nữ không sinh đẻ cũng có thể bị sa tử cung, âm đạo. Ngày nay bệnh cảnh giảm đi đáng kể do hiểu biết y khoa do các phương pháp phẫu thuật, do hạn chế sinh đẻ, và giảm các cuộc chuyển dạ kéo dài và gia tăng của mổ lấy thai là những yếu tố quan trọng. 3. Phân loại: Tử cung tụt dần xuống dưới theo trục của âm đạo, kéo theo nó cả thành âm đạo, về phương diện lâm sàng ta thấy bất kỳ mức độ nào người ta chia làm 3 độ. 3.1. Độ I: Tử cung sa xuống nhưng cổ tử cung còn nằm trong âm đạo 3.2. Độ II: Cổ tử cung xuất hiện ngoài âm hộ, nhất là khi rặn các môi cổ tử cung xung huyết và có thể bị lóet. 3.3. Độ III: Hay sa hoàn toàn: Toàn bộ tử cung sa ra ngoài âm hộ. Ở các mức độ trên còn có thể kèm theo: + Sa thành trước âm đạo: Khi phần trên của thành trước âm đạo bị sa thì lớp cân âm đạo nằm dưới cũng bị yếu đi, nên đáy bàng quang cũng bị tụt xuống, có thể niệu đạo cũng tụt xuống gọi là sa niệu đạo. + Sa thành sau âm đạo: Nếu hiện tượng sa ở mức 1/3 giữa âm đạo thì phần trực tràng âm đạo cũng bị liên quan, khiến cho trực tràng sa theo thành âm đạo. Nếu phần thấp nhất của âm đạo bị sa thì chỉ có nút trung tâm của tầng sinh môn liên quan chứ trực tràng không bị ảnh hưởng. Nếu 1/3 trên thành sau của âm đạo bị sa thì cùng đồ Douglas bị kéo dài ra, ruột non và mạc nối có thể bị tụt xuống, hiện tượng này gọi là sa ruột hay còn đựơc gọi là thoát vị túi cùng Douglas. 4. Chẩn đoán: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và thăm khám lâm sàng 4.1. Có vật gì đó tụt xuống khi người bệnh đứng, khi rặn đi tiểu, đi cầu, khi nằm thì không thấy cảm giác đó. 4.2. Đau lưng: Có thể đơn thuần hay đau nhiều do các dây chằng tụt xuống. 4.3. Tăng số lần đi tiểu: Tiểu không hết bãi, tiểu dắt, tiểu buốt, do sa bàng quang niệu đạo gây nên. 4 Khó đi đại tiện, tiểu tiện: Do bàng quang, trực tràng bị sa xuống, kèm theo viêm bàng quang. 5. Điều trị SSD: 5.1. Điều trị bảo tồn: Bằng vòng đỡ, ở những người muốn có thai lại, ở những ngtười bệnh không chịu được cuộc phẫu thuật. 5.2. Khâu tái tạo thành trước âm đạo kèm chữa sa bàng quang. 5.3. Khâu tái tạo lại thành sau âm đạo và tầng sinh môn kèm chữa sa trực tràng. 5.4. Cắt tử cung hoàn toàn qua đường âm đạo 6. Phòng bệnh: Vận động sinh đẻ có kế hoạch, không đẻ nhiều, không đẻ dày. Hạn chế các cuộc chuyển dạ kéo dài. Tăng cường dinh dưỡng và hạn chế lao động nặng nhọc . Sa sinh dục - sản 1 1. Đại cương: Bình thường tử cung và âm đaọ được giữ trong hố chậu nhờ các dây chằng tròn, dây chằng hông, dây chằng tử cung - cùng, dây chằng ngang. đạo cũng tụt xuống gọi là sa niệu đạo. + Sa thành sau âm đạo: Nếu hiện tượng sa ở mức 1/ 3 giữa âm đạo thì phần trực tràng âm đạo cũng bị liên quan, khiến cho trực tràng sa theo thành âm đạo. Nếu. làm nặng sớm sau sanh. 2.3. Thể trạng dễ bị căng sản, các dây chằng phản ứng lạI có thể qua nhiều năm dài trong tư thế đứng thẳng, do đó người phụ nữ không sinh đẻ cũng có thể bị sa tử cung,

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w