Luận văn : Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng cá Basa (Pangasius bocourti) cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang part 2 pot

12 286 0
Luận văn : Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng cá Basa (Pangasius bocourti) cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang part 2 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính nhạy cảm của các vi khuẩn phân lập từ cá basa đối với một số thuốc thông dụng Vi khuẩn TT Tên thuốc Aeromonas sp A. hydrophila A. sobria A.caviae Pseudomonas sp 1 Furazolidone S S S S S 2 Neomycine S S N S S 3 Gentamycine S S S S S 4 Penicilline R R R R R 5 Ampicilline R R R R R 6 Tetramycine R R S R R 7 Streptomycine R R S R R 8 Chloramphenicol R R S R R 9 Sulfamethoxazole N R S R N * Ghi chú: R: kháng thuốc; S: nhạy cảm ; N: ít nhạy cảm Tỷ lệ sống của các nhóm cá trong thí nghiệm gây nhiễm bởi vi khuẩn A. hydrophila SHB681984 0 20 40 60 80 100 0 24 48 72 96 120 144 168 192 216 240 Thời gian thí nghiệm (giờ) Tỷ lệ sống (%) 10 cfu/ml 10 cfu/ml 10 cfu/ml Control 3 CÁC CHỮ VIẾT TẮT AG - An Giang Agifishco - Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An giang BVNL TS - Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản BOD 5 - Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày COD - Nhu cầu oxy hóa học DO - Oxy hòa tan KHCN & MT - Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường NCNT TS I - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I NCNT TS II - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II NN & PTNT - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn PE - Polyethylen TTKH-KTKTTS -Trung tâmThôngTin khoa học-Kỹ thuật Kinh tế Thủy sản XNK TS AG - Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An giang IX MỞ ĐẦU An Giang là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu long. Cây lúa được xác đònh là cây lương thực chính yếu, chiếm vò trí chủ đạo trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong những năm trở lại đây, An Giang là một trong những đòa phương dẫn đầu về giá trò xuất khẩu lúa gạo. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu nông sản của An giang đạt 132 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, An Giang là đòa phương có thế mạnh về thủy sản. Với đặc điểm là một tỉnh nằm sâu trong nội đòa, không tiếp giáp biển, nguồn lợi thủy sản An Giang chủ yếu là nguồn cá nước ngọt khai thác trên hệ thống sông Tiền, sông Hậu và sản lượng cá nuôi. Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là hoạt động khai thác quá mức cùng với việc sử dụng nông dược và phương thức canh tác, nguồn lợi thủy sản An Giang đang trên đà giảm sút đáng kể. Sản lượng cá nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng thủy sản của đòa phương. Từ lâu, người dân An Giang đã biết tận dụng các loại hình mặt nước để nuôi cá với nhiều hình thức phong phú: nuôi bè, nuôi cá ao tăng sản, … Đặc biệt, hoạt động nuôi cá ở An Giang mang tính chất sản xuất hàng hóa, hàng năm cung cấp một lượng lớn nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá Basa (Pangasius bocourti) - chiếm 75-80% sản lượng nghề nuôi cá bè - cá tra (Pangasius hypopthalmus) và một số loài cá khác như cá hú (Pangasius conchophilus), cá he (Puntius altus), cá lóc bông (Ophiocephalus micropeltes),… Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, người nuôi cá có kinh nghiệm và thò trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, nghề nuôi cá An Giang phát triển nhanh chóng. Sản lượng cá nuôi tăng từ 7.714 tấn (năm 1990) lên 47.933 tấn năm 1996. Việc phát triển nghề nuôi cá trong những năm qua tại An Giang đã thiết thực góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trò, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, cải thiện đời sống kinh tế xã hội nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghề nuôi cá An Giang đã và đang gặp phải nhiều khó khăn lớn. Trước hết là nguồn cá giống thu vớt từ thiên nhiên ngày càng giảm sút, không đảm bảo chất lượng và số lượng, đồng thời giá cá giống ngày càng cao. Mặt khác, thò trường xuất khẩu trong những năm gần đây biến động lớn theo chiều hướng không thuận lợi dẫn đến giá thu mua nguyên liệu của các cơ sở chế biến xuất khẩu không ổn đònh, ảnh hưởng đến tâm lý và phương hướng đầu tư sản xuất của người nuôi cá. Đồng thời, dòch bệnh thường xuyên xảy ra, cá bò bệnh sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp và thường bò hạ phẩm loại tại các cơ sở thu mua thủy sản chế biến xuất khẩu gây tổn thất lớn cho người nuôi cá. Trong các trở ngại nói trên, yếu tố dòch bệnh là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nuôi cá tại An Giang. Tỷ lệ cá hao hụt do dòch bệnh trong quá trình ương nuôi cá giống cá basa đạt 30%, trong quá trình nuôi cá thương phẩm từ 5-10% (Phan Văn Ninh và cộng tác viên, 1991). Theo báo cáo số: 06/CV/TS ngày 01/4/1997 của Công ty Thủy sản An Giang (AGIFISH), gần 100% bè cá thu hoạch trong các tháng II và III năm 1997 đều có cá nhiễm bệnh đốm đỏ với các cường độ cảm nhiễm khác nhau. Cá nuôi bè nhiễm các loại bệnh đốm đỏ, đốm trắng, nấm thủy mi, trùng bánh xe ngày càng nhiều…”. Tại các cơ sở thu mua, cá bò bệnh thường bò hạ phẩm cấp (cá dạt). Tỷ lệ cá dạt trong quá trình chế biến trung bình là 20%, có thời điểm lên đến 30% lượng cá thu 2 mua. Trường hợp cá basa cung ứng cho các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, khi xẻ cá để làm philê nếu phát hiện những đốm đỏ tụ huyết trong thòt cá, tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể bò hạ loại hoặc trả lại toàn bộ nguyên liệu cho người nuôi. Nhằm khắc phục tác hại của bệnh đối với nghề nuôi cá An Giang, ngành thủy sản đã phối hợp với nhiều cơ quan nghiên cứu trung ương và đòa phương tiến hành nghiên cứu xác đònh tác nhân gây bệnh và đề xuất các biện pháp khắc phục. Kết quả các công trình nghiên cứu này đã từng bước được ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả nhất đònh. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bệnh cá, đặc biệt là bệnh xuất huyết trên vi và xoang miệng của cá basa và cá tra, vẫn chưa được khắc phục triệt để, và tiếp tục gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá tại An giang. Vì vậy, việc nghiên cứu về bệnh cá nuôi, tìm hiểu tác nhân và xác đònh phương thức phòng trò hữu hiệu là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm góp phần ổn đònh và phát triển nghề nuôi cá An giang. Được sự chấp thuận của Trường Đại học Thủy sản, Hội đồng xét duyệt đề cương luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản và các cán bộ hướng dẫn khoa học, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng cá Basa (Pangasius bocourti) cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang” Đề tài được tiến hành với các nội dung chính: 1. Xác đònh tác nhân gây bệnh 2. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh 3. Xác đònh tính chất gây bệnh của tác nhân 4. Đề xuất phương hướng phòng trò bệnh Kết quả thực hiện đề tài góp phần hiểu biết về tác nhân gây ra bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng của cá Basa và cá Tra tại An Giang, đặc điểm sinh học 3 và tính chất gây bệnh của tác nhân, từ đó ứng dụng vào việc xây dựng phương thức phòng trò có hiệu quả, nhằm ổn đònh và nâng cao năng suất cá nuôi tại đòa phương. Đồng thời góp phần vào hiểu biết về bệnh thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu long. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do hạn chế về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất, đặc biệt là việc phân tích mẫu cá bệnh và các thí nghiệm vi sinh vật học được tiến hành tại Bộ môn Vi khuẩn - Phòng Sinh học Thực nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II – Bộ Thủy sản (Tp. Hồ chí Minh), với sự đồng ý của cán bộ hướng dẫn khoa học, đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu bệnh trên cá basa. Các dữ liệu thu thập được liên quan đến bệnh xuất huyết trên vi và xoang miệng của cá tra rất hạn chế, cần phải được tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm. 4 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN IV.1 Kết luận 1- Thời tiết năm 1997 bất thường, mùa mưa đến chậm hơn so với các năm trước, mực nước đầu mùa lũ lại thấp hơn đầu mùa nước kiệt. Nước sông Hậu tại Châu đốc - nơi có lượng bè nuôi cá cao nhất tỉnh (hơn 400 bè và tập trung nhiều bè có sản lượng nuôi từ 120 tấn/bè trở lên) - có hiện tượng nhiễm hữu cơ, không tốt cho sử dụng sinh họat, nhưng vẫn duy trì được họat động sản xuất nuôi trồng thủy sản. Mùa mưa, chất lượng nước tốt hơn mùa khô, bởi lượng hữu cơ trong nước không lớn và biến động không nhiều, nhưng vào tháng nầy có sự nhiễm vi sinh xảy ra trong nước, do mật độ vi khuẩn cao. 2 - Bệnh xuất huyết trên cá ba sa xảy ra gần như quanh năm, không mang tính mùa vụ, nhưng đôi khi có những thời điểm bệnh bộc phát cao độ vào tháng 2 - 3, đầu mùa nước kiệt, tháng 7- 8 - mùa nước lũ và tháng 11- mùa nước rút. Biểu hiện bệnh lý bên ngòai của cá ba sa gồm: + Cá giống: xuất huyết trên các vi như vi đuôi, vi ngực,vi lưng, vi hậu môn, xoang miệng, vành môi có tỉ lệ khá cao. + Cá thương phẩm: * Cá có dấu hiệu bệnh lý bên ngòai biểu hiện bệnh rất rõ, thòt có đốm xuất huyết đỏ, xuất huyết vi lưng, vi ngực, vi hậu môn, xoang miệng, vi đuôi và các tia cứng bò gảy. 60 * Cá không có dấu hiệu bệnh lý bên ngòai, nhưng bên trong nội quan có màu sắc khác thường biểu hiện rõ trên gan, thận, lách. 3 - Kết quả phân lập vi khuẩn đònh tính từ cá basa đã tìm thấy năm chủng thuộc Aeromonas và Pseudomonas là Aeromonas sp, Aeromonas hydrophila, Aeromonas sobria, Aeromonas caviae và Pseudomonas sp. Vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Aeromonas sobria, Aeromonas caviae, Aeromonas sp là những chủng vi khuẩn bắt màu Gram âm, di động ưa nhiệt ôn hòa gắn liền với bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết cá nước ngọt. Pseudomonas sp cũng bắt màu Gram âm, di động phân bố rộng cả môi trường nước ngọt và mặn. Khảo sát sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn nầy qua số lần bắt gặp giữa mùa mưa và mùa khô, giữa khu vực sông Tiền và sông Hậu. Từ đó, có thể thấy rằng A. hydrophila và Aeromonas sp có quan hệ chặt chẽ với sự xuất hiện bệnh xuất huyết của cá basa nuôi bè tại An Giang trong thời gian nghiên cứu. 4 – Kết quả phân lập đònh lượng vi khuẩn từ gan cá bệnh: 0.87x10 4 - 35,83x10 4 CFU/g. Qua vi khuẩn phân lập đònh lượng từ gan cá ba sa cho thấy rằng: mật độ vi khuẩn tổng số cảm nhiễm trên gan cá không có sự sai khác có ý nghóa thống kê giữa mùa khô và mùa mưa, giữa sông Tiền và sông Hậu, mùa mưa trên sông Tiền và sông Hậu, giữa mùa mưa và mùa khô trên sông Hậu. Nhưng có sự khác biệt có ý nghóa thống kê giữa mùa mưa và mùa khô trên sông Tiền; mùa khô trên sông Tiền và sông Hậu. 5 - Các chủng vi khuẩn phân lập được từ cá basa nhạy cảm với Furazolidone, Neomycine và Gentamycine. Ngoài A.sobria , các chủng vi khuẩn Aeromonas sp, Aeromonas hydrophila, Aeromonas caviae và Pseudomonas sp này thể hiện tính đề 61 kháng thuốc (drug resistance) đối với Penicilline, Ampicilline, Tetramycine, Streptomycine, Chloramphenicol và Sulfamethoxazole. 6 - Từ kết quả gây nhiễm thực nghiệm trên cá ba sa, xác đònh chủng A. hydrophila SHB681984 là một tác nhân gây bệnh xuất huyết trên vi và xoang miệng cá basa nuôi bè tại An Giang. A. hydrophila SHB681984 cũng là tác nhân gây bệnh không bắt buộc (opportunistic pathogen) đối với cá ba sa trong điều kiện tiến hành thí nghiệm. Ngược lại, sự xuất hiện của vi khuẩn A. sobria STB5118983 đóng vai trò tác nhân thứ cấp (secondary pathogens) và không quan trọng trong quá trình phát sinh bệnh xuất huyết của cá ba sa. Các chủng vi khuẩn A. caviae, Pseudomonas sp qua khảo sát cũng đóng vai trò tác nhân thứ cấp trong quá trình gây bệnh xuất huyết cho cá ba sa. V. 2 Đề xuất ý kiến 1- Các chủng Aeromonas sp. được phân lập từ cá bệnh thu trên bè nuôi tại khu vực sông Tiền và sông Hậu, cả trong mùa mưa và mùa khô với tần số xuất hiện cao, đề nghò tiến hành nghiên cứu thêm về vò trí phân loại và tính chất gây bệnh của các chủng vi khuẩn này. 2 - Aeromonas hydrophila là tác nhân cơ hội gây bệnh đối với cá ba sa trong điều kiện tiến hành thí nghiệm, đề nghò nghiên cứu về môi trường nuôi cá ba sa, nơi bệnh bộc phát có sự hiện diện của vi khuẩn Aeromonas hydrophila. 62 CHƯƠNG II VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM II.1 Phương pháp thu thập số liệu * Số liệu về vò trí đòa lý, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất, phát triển nông nghiệp và Thủy sản tỉnh An giang, thu thập từ các văn bản báo cáo đònh kỳ, tài liệu lưu trữ của sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, cục Thống kê, sở Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường, công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An giang (Agifishco). * Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ kỹ thuật Thủy sản và cán bộ quản lý tại đòa phương có nuôi cá ba sa về tình hình nuôi cá bè và hiện tượng bệnh bộc phát. * Phỏng vấn ngư dân nuôi cá ba sa bè về kỹ thuật nuôi cá, sự xuất hiện bệnh, triệu chứng và mùa vụ. * Các số liệu thu thập từ kết quả xử lý, phân tích mẫu cá ba sa bệnh về vi khuẩn học, thực nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn trở lại cá khỏe, thực hiện tại phòng thí nghiệm Sinh học - Thực nghiệm viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II - Thành phố Hồ Chí Minh. II.2 Đòa điểm và thời vụ thu mẫu + Đòa điểm thu mẫu Sông Tiền: Mẫu cá ba sa bệnh, thu tại các bè nuôi cá ấp Long châu, xã Long an, huyện Tân châu, ấp Long thạnh, Long hòa, xã Long sơn, huyện Phú tân, xí nghiệp Đông lạnh Thủy sản số 7 thuộc Agifish. 22 [...]... biểu hiện bệnh lý bên ngòai) có nguồn gốc bè nuôi tại sông Hậu II.3 Phương pháp kiểm tra tổng thể mẫu cá Mẫu vật còn tươi sống - cá vừa mới chết - được đo chiều dài, cân trọng lượng, quan sát bằng mắt thường dấu hiệu bệnh lý biểu hiện bên ngòai về hình dạng, trạng thái, mùi, màu sắc cá, các bộ phận như mắt, xoang miệng, mang, các vi và hậu môn Giải phẩu quan sát biểu hiện bệnh lý nội quan ở gan, lách,... Hậu: Mẫu cá bệnh thu tại xí nghiệp Đông lạnh Thủy sản số 7 thuộc Agifish, nguồn cá từ cá bè nuôi tại Châu đốc + Thời vụ thu mẫu Tổng số lượng mẫu thu: 80 mẫu Mùa mưa: thu mẫu vào các tháng 6, 7 năm 1997, tổng số mẫu thu 53 mẫu (sông Tiền 32 mẫu, sông Hậu 21 mẫu) Mùa kh : thu mẫu vào tháng giêng năm 1998, tổng số mẫu thu 27 mẫu (sông Tiền 10 mẫu, sông Hậu 17 mẫu), trong đo ù có 5 mẫu đối chứng ( cá. .. đưa vào xẻ thòt, quan sát bên ngoài thấy có biểu hiện các dấu hiệu bệnh lý, những cá nầy không sử dụng để chế biến, được thu làm mẫu nghiên cứu + Vận chuyển, xử lý sơ bộ mẫu cá và bảo quản mẫu vật Cá ba sa bệnh thu mẫu tại bè hay tại xí nghiệp Đông lạnh số 7, trước tiên mẫu vật được đánh số, ghi tên loài cá bệnh, thời gian, đòa điểm thu mẫu, tên người thu mẫu Mẫu vật thu, nghiên cứu về vi khuẩn đònh... bóng hơi, mô mở, xoang bụng II.4 Phương pháp thu, bảo quản, vận chuyển và xử lý sơ bộ mẫu cá + Phương pháp thu mẫu - Thu mẫu cá bệnh ở bè Cá ba sa có biểu hiện bất thường như bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, hoặc trôi ngữa bụng, tấp vào mặt khại bè dưới dòng nước chảy, cá còn thở thoi thóp, được vớt lên khỏi nước bằng vợt lưới - Thu mẫu cá ba sa bệnh tại xí nghiệp Đông lạnh số 7 23 Cá ba sa nguyên liệu... nghiệm 5ml Các ống nghiệm được cột bó chặt, gói giấy kín đựng trong hộp nhựa, để tránh nghiêng đổ Mẫu vật nghiên cứu về vi khuẩn đònh lượng: đựng gan cá trong túi PE, dán kín, giữ lạnh trong thùng xốp Sau khi xử lý sơ bộ, mẫu vật được vận chuyển bằng xe bus tốc hành, từ nơi thu mẫu đến phòng thí nghiệm của viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II Thời gian từ lúc thu mẫu đến khi xử lý mẫu tại phòng thí... nghiệm không quá 24 giờ II.5 Phương pháp phân lập, nuôi cấy và đònh danh vi khuẩn - Xử lý mẫu phân lập đònh tính Vi khuẩn phân lập từ các cơ quan gan, thận, lách của cá, cấy trực tiếp vào môi trường BHI (Brain Heart Infusion Broth), chứa trong ống nghiệm 5 ml đã được thanh trùng bằng Autoclave, để vào tủ ấm, nhiệt độ 30oC, trong 24 giờ Khi vi khuẩn đã tăng sinh khối, được cấy chuyền sang môi trường không... (nonselective media) TSA (Tryptone Soya Agar) và môi trường chọn lọc (selective media) Aeromonas Isolation Medium Base Tất cả để trong tủ ấm, nhiệt độ 30oC Khi khuẩn lạc mọc đầy đủ, chọn những khuẩn lạc rời, 24 . hiện đề tài: Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng cá Basa (Pangasius bocourti) cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang Đề tài được tiến hành với các nội dung chính: 1. Xác. thủy sản xuất khẩu. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá Basa (Pangasius bocourti) - chiếm 75-80% sản lượng nghề nuôi cá bè - cá tra (Pangasius hypopthalmus) và một số loài cá khác như cá hú (Pangasius. Aeromonas sp có quan hệ chặt chẽ với sự xuất hiện bệnh xuất huyết của cá basa nuôi bè tại An Giang trong thời gian nghiên cứu. 4 – Kết quả phân lập đònh lượng vi khuẩn từ gan cá bệnh: 0.87x10 4

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan