Luận ngữ PHN biên dịch 1 ĐẠI HỌC AN GIANG Phùng Hoài Ngọc Nghiên cứu- biên dịch 论语 Luận ngữ 孔子 Khổng tử (Văn học Trung Quốc) AN GIANG 2010 Luận ngữ PHN biên dịch 2 LUẬN NGỮ - MỤC LỤC Bài mở đầu - trang 2 Thiên Trang 1. Học nhi (học thì) 16 bài 2. Vi chính (cầm quyền) 24 bài 3. Bát dật (về lễ, nghĩa) 26 bài 4. Lý nhân (về chữ Nhân) 26 bài 5. Công Dã Tràng (con rể Khổng tử) 28 bài 6. Ung dã (Nhiễm Ung trò giỏi của Khổng tử) 30 bài 7. Thuật nhi (thuật lại) 38 bài 8. Thái Bá (chú ruột vua Chu Văn vương) 21 bài 9. Tử hãn (Khổng tử ít khi…) 31 bài 10. Hương đảng (quê nhà) 27 bài 11. Tiên tiến (trước đây) 26 bài 12. Nhan Uyên (học trò giỏi nhất của Khổng tử) 24 bài 13. Tử Lộ (học trò của Khổng tử) 30 bài 14. Hiến vấn (Nguyên Hiến hỏi) 44 bài 15. Vệ Linh công (vua nước Vệ) 42 bài 16. Quí thị (dòng họ Quý, đại thần nước Lỗ) 14 bài 17. Dương Hóa (quan nước Lỗ) 26 bài 18. Vi Tử (quan chức nhà Ân xưa) 11 bài 19. Tử Trương (học trò của Khổng tử) 25 bài 20. Nghiêu viết (vua Nghiêu nói) 03 bài. Tài liệu tham khảo 8 12 18 25 30 38 46 55 60 68 75 83 90 99 111 120 126 134 139 146 149 Luận ngữ PHN biên dịch 3 BÀI MỞ ĐẦU Văn học Trung Quốc cổ đại còn gọi Văn học tiên Tần, có 4 thành tựu chính: 1/ Thần thoại, 2/ Ca dao dân ca (Kinh Thi), 3/ Khuất Nguyên và Ly Tao, 4/ Bách gia chư tử. Trong Bách gia chư tử, quan trọng nhất là Khổng tử và Nho học, trong đó Luận ngữ còn mang tính hiện đại nhất. Luận ngữ được nghiên cứu trong hai môn: Văn học Trung Quốc và Hán cổ văn. Khổng tử- Nho học Khổng tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước CN, mất tháng 4 năm 479 tr.CN, thọ 73 tuổi. Nho học là khoa học giáo dục do Khổng tử sáng lập, Mạnh tử đời sau nối tiếp và hoàn chỉnh về cơ bản. Giải thích nội dung chữ “Nho” 儒. Nhà Tây Chu có một vị quan được phân công coi việc lễ- nhạc gọi là Nho quan (儒官). Đời sau nhận thấy học thuyết Khổng tử rất coi trọng lễ nhạc (nho) nên tạm gọi tên là Nho học. (Xin xem bài 1 thiên 11 Tiên tiến, Luận ngữ trang 74) Hơn hai thế kỷ sau khi Khổng tử qua đời, Nho học mới được chính thức áp dụng (từ thời nhà Hán 206 tr.CN đến 220 sau CN) kéo dài đến nhà Thanh. Qua mỗi triều đại, lại có các nhà nho biên soạn gia giảm, chú giải, bàn luận… Tất cả những tác gia ấy được gọi chung là bậc thánh hiền, trong đó Khổng tử là đại thánh, Mạnh Tử là á thánh (hai vị đứng đầu Nho gia). Ở Việt Nam, học thuyết Khổng- Mạnh được học từ thời Lý-Trần khi nhà nước Đại Việt tự chủ, mở đầu kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc và lên đỉnh cao ở thời nhà Lê. Về sau, nhà Nguyễn lại lấy Nho học thời Tống (Tống nho) làm nền tảng giáo dục (bởi nhà Tống đạt đến trình độ cao nhất thời phong kiến Trung Hoa). Khi đã được đông đảo dân chúng hâm mộ, coi trọng thì Nho học được gọi là Nho giáo (hoặc Khổng giáo) xem như một tôn giáo. Nho học gồm hai bộ sách cơ bản Tứ thư (4 quyển) và Ngũ kinh (5 quyển). Tứ thư gồm: Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh tử, Ngũ kinh gồm: Kinh Thi, Kinh Xuân thu, Kinh Thư, Kinh Dịch và Kinh Lễ Nếu Ngũ kinh là “phần cứng” cần học thuộc thì Tứ thư là “phần mềm” nhằm vận dụng linh hoạt vào thực tiễn. Đây là một bộ sách có tính khoa học và tính sư phạm rất cao. Ngũ kinh có hai tác phẩm quan trọng là Kinh Dịch và Kinh Thi (Kinh Thi đã được học trong chương trình đại học Ngữ văn rồi). Trong Tứ thư, Luận ngữ được coi là then chốt bởi sách này miêu tả được những hằng số của con người và xã hội một cách độc đáo, sinh động và còn hứa hẹn sức sống mãi về sau. Luận ngữ PHN biên dịch 4 Các danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… và nho sinh ngót nghìn năm đều là học trò nho học. Di tích 82 tấm bia đá ghi tên 1304 tiến sĩ chỉ tính riêng hai triều Lê và Mạc (chưa kể nhà Trần nhà Nguyễn) đặt tại Văn Miếu Hà Nội. 82 tấm bia cũng vừa được UNESCO công nhận là di tích văn hoá thế giới vào năm 2010. Văn Miếu Huế lưu giữ 32 tấm bia ghi tên hơn 293 tiến sĩ thời Nguyễn. Năm 1919 kỳ thi Hán học cuối cùng diễn ra ở Việt Nam. Nhưng chữ Hán vẫn còn được dạy như môn học bình thường ở bậc trung học. Năm 1940 chính quyền thực dân Pháp xoá hẳn mấy tiết chữ Nho cuối cùng trong chương trình trung học. Nhưng ngay năm 1942, dưới áp lực của giới trí thức tiến bộ và để tranh giành họ với Nhật, người Pháp đã cho lập ra chuyên ban Cổ học Á Đông, học 6 năm với 5 tiết chữ Hán /tuần ở bậc trung học theo chương trình do tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và nhà Hán học Trần Văn Giáp biên soạn. Sau Cách mạng tháng 8, trong vùng kháng chiến, bậc trung học cấp II nhiều nơi vẫn học chữ Hán, mỗi tuần 3 tiết, nhưng sau đó thì bỏ. Đặc biệt đến năm 1950, khi có cải cách giáo dục thì chữ Hán bỏ hoàn toàn. Có những gia đình nho phong tiếc rẻ vẫn lặng lẽ dạy con trẻ các bài học cơ bản rút trong Luận ngữ vì họ coi đó là cái gốc rễ của con người phương Đông. Ngày nay trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến giữ vững bản sắc dân tộc, chúng ta cần đãi cát tìm vàng, xác định những tinh hoa quá khứ làm hành trang cho thế hệ trẻ đi vào hiện đại. Trong hành trang đó, có truyền thống quí báu của Nho học - bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Giáo viên dạy Văn ở nước ta đôi khi cần thiết vẫn nhắc đến Khổng tử hay nhà Nho trong bài giảng cho học trò. Tuy nhiên nhiều người chỉ đọc sách của các nhà nghiên cứu bình luận đánh giá ưu điểm, nhược điểm của Nho học mà chưa có dịp đọc trước tác của thầy Khổng tử. Nếu đọc trực tiếp lời văn Khổng tử thì sẽ thấy nhiều thú vị sống động. Không khó để đọc quyển Luận ngữ chỉ dày hơn một trăm trang. Luận ngữ - cuốn sách tiêu biểu của Nho học Luận ngữ (Lời nói để bàn luận) là sách do học trò và hậu thế ghi chép lại những lời nói, hành vi của Khổng tử, học trò của ông và người đương thời. Luận ngữ gồm 20 thiên (tương đương với 20 chương), mỗi thiên gồm nhiều bài. Cách đặt tên thiên rất lạ: lấy ngay hai chữ xuất hiện đầu thiên làm tên thiên. Bởi thật khó đặt một cái tên bao quát nội dung phong phú của thiên. Mỗi thiên có nhiều bài (mỗi bài chỉ là một câu nói hoặc một đối thoại, một câu chuyện rất ngắn). Toàn bộ Luận ngữ có 511 bài, tức là 511 câu nói hoặc đối thoại, mẩu chuyện cực ngắn. Nội dung bao trùm hầu hết những quan niệm về nhân, đức, trung, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, liêm… cho đến âm nhạc, giải trí, ăn uống và những tình huống đối nhân xử thế phong phú trong cuộc sống. Qua những câu chuyện ngắn, hình ảnh người quân tử và tiểu nhân hiện lên tương phản rõ nét, trong đó tấm gương vua hiền, quan cai trị mẫu mực và kẻ sĩ chân chính được đặt ở vị trí trung tâm của cuốn sách. Luận ngữ PHN biên dịch 5 Đọc qua Luận ngữ, ta thấy nội dung các thiên dường như rời rạc, không có liên hệ với nhau. Thực ra, người quân tử chính là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt tập sách. Chữ nhân (hai chữ nhân:人, 仁) là phẩm chất của quân tử, là khái niệm mở ra từ hẹp tới rộng, đến vô cùng. Nội dung chính của Luận ngữ là Quân tử. Chữ Hiếu là điều kiện tiên quyết của quân tử. Khổng tử coi chữ Hiếu là tiên quyết thì các vua chúa đời sau như Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đẩy nó xuống hàng thứ 2 và đặt chữ Trung (trung quân: trung thành với nhà vua) lên hàng đầu ( 1 ) Đọc sách này, người ta hiểu được phẩm chất tư cách của thầy trò Khổng tử và những người khác. Về phương pháp giáo dục, Khổng tử thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách khác nhau. Luận Ngữ trình bày đạo quân tử qua lời nói, câu chuyện sinh động, không giảng giải lý thuyết dài dòng nhưng rất ấn tượng, dễ hiểu. Nhân vật chính là thầy Khổng tử với bao vui, buồn, lo âu, lạc quan, thất vọng. Thầy Khổng cũng mắc khuyết điểm mà không giấu diếm. Luận ngữ có 5 mục tiêu rõ rệt: Học làm người Học làm công dân Học làm quan Học làm vua và học làm thầy giáo. Luận ngữ là một trong những giá trị quí báu độc đáo của các nền văn hóa khu vực đồng văn (Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản). Đọc Luận ngữ, chúng ta có thể tưởng tượng ngôn ngữ và tư duy của một xã hội cách đây 2500 năm. Luận ngữ gọi là cổ văn, vì nó khác xa với ngôn ngữ hiện đại (kim văn, tân văn). Thế hệ sau đọc Luận ngữ tuy biết phát âm nhưng khó hiểu nghĩa lý, ấy là bởi từ ngữ cổ, ngữ pháp cổ thô sơ. Vậy nên cần phải có thầy ngồi trên giảng sách. Thầy sẽ giảng bằng kim văn, tiếng nói đương thời thì học trò mới hiểu được. Nói cách khác, giảng bài tức là thầy đang “phiên dịch” cổ văn thành kim văn vậy. Lời văn của Luận ngữ rất ngắn gọn, nếu ta giải thích rõ ràng bằng tiếng ngày nay thì phải dài dòng hơn. Lời Khổng tử được dân gian coi như thành ngữ, tục ngữ khi truyền bá trong cuộc sống… Sau khi phiên dịch “cổ văn” thành “kim văn”, thầy liên hệ với thực tế (tùy theo vốn sống của thầy) và cho học trò thảo luận, tự liên hệ thực tế. Phương pháp dạy học như vậy đã trở thành truyền thống dạy học xưa nay. ( 1 ) Thi hào Nguyễn Du viết cả một truyện thơ về chữ Hiếu (đặt bên chữ tình hơn là chữ trung) tựa đề Đoạn trường tân thanh, tục gọi Truyện Kiều. Đồ Chiểu viết “Trai thời trung hiếu làm đầu” (trung trước- hiếu sau). Sinh thời, Hồ Chí Minh viết lời dặn chiến sĩ trên lá quân kỳ “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Luận ngữ PHN biên dịch 6 Thầy giáo Trung Quốc ngày nay vẫn phải giảng (dịch) cổ văn cho học trò Trung Quốc, cũng như thầy giáo phong kiến Việt Nam từng giảng sách cho học trò thời xưa.Có lẽ đó là một lí do của thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. (Ta càng cảm phục tiến sĩ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn đã khổ công biết bao khi học và làm bài thi. Trong số họ, có hơn 200 người từng làm sứ giả nước Việt sang Tàu với một món hành trang Khổng tử-Nho học “đem chuông đi gõ xứ người” khiến giới trí thức phong kiến Trung Hoa không thể không công nhận trí thức Việt Nam). Sách Luận ngữ (cùng với sách khác) được dạy trong các nhà trường từ thời nhà Hán do học trò đời sau của Khổng tử biên soạn lại, truyền đến đời Tống mới biên tập thành sách. Những người biên soạn cố giữ nguyên lời nói Khổng tử xưa. Lời cổ nhân được truyền bá nguyên văn, mang tính cổ kính thiêng liêng thì có trọng lượng và sức thuyết phục hơn. Luận ngữ đem lại sự sâu rễ bền gốc cho con người mọi thời đại, mọi chế độ. Ngày nay bạn có thể thấy vài điều trong Luận Ngữ đã lạc hậu thì cứ bỏ qua đi. Chỉ giữ lại những bài học đã trở thành hằng số của con người và xã hội. Người Việt đã từng quen sử dụng khá nhiều “thành ngữ, tục ngữ” như: Tứ hải giai huynh đệ (anh em bốn bể một nhà) Dục tốc bất đạt (muốn nhanh lại không đến / hỏng việc) Nhân chi sơ, tính bản thiện (người mới sinh thì tính hiền lành)… Tam thập nhi lập, Tứ thập bất hoặc, Ngũ thập tri thiên mệnh (Ba mươi tuổi lập thân, bốn chục tuổi hết nghi ngờ, năm chục tuổi biết mệnh trời…) Ôn cố tri tân (ôn cũ để biết mới) Kiến nghãi bất vi, vô dũng dã ! (thấy việc nghĩa không dám làm, chẳng phải người dũng) Con chim sắp chết, tiếng kêu bi thương, con người sắp chết thì lời nói phải (Tăng Tử học trò Khổng tử nói: Điểu chi thương tử, kỳ minh dã ai; Nhân chi thương tử, kỳ ngôn dã thiện) Hậu sinh khả úy (Kẻ sinh sau thật đáng sợ…) V.v… Thực ra đó là lời văn trong Luận ngữ. Người Trung Quốc ngày nay có kỳ vọng lập ra các “Viện Khổng tử” ở ngoài nước để phổ biến tinh hoa Nho học ra khắp năm châu. Trung Quốc đã có dự án xây dựng Trung tâm văn hoá Trung Quốc tại Hà Nội, chắc hẳn trong đó có Viện Khổng tử. Sức ảnh hưởng của Khổng tử trên thế giới như thế nào, thật khó biết rõ. Nhưng có thể nêu một ví dụ. Tổng thống Mỹ Barak Obama trong bài diễn văn giao lưu với thầy trò trường đại học Cairo Ai cập có câu: There is also one rule that lies at the heart of every religion – that we do unto others as we would have them do unto us. (President Obama's speech at Cairo University ngày 4.6.2009). Nghĩa là: Một nguyên tắc trọng tâm của mọi tôn giáo là đừng làm cho người khác điều gì mình không muốn người khác làm cho mình. Do tâm đắc ý kiến của Luận ngữ PHN biên dịch 7 Khổng tử mà không biết xuất xứ, tổng thống Obama gọi câu ấy là “Một nguyên tắc trọng tâm của mọi tôn giáo”. Còn trong nguyên tác Luận ngữ câu ấy vốn là “Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân: Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” được lặp lại hai lần (trong thiên 12 Nhan Uyên và thiên 15 Vệ Linh Công). Chúng tôi biên dịch toàn bộ quyển Luận ngữ, phiên âm Hán Việt, in song ngữ, đưa vào tủ sách điện tử của trường Đại học An Giang với tâm niệm rằng Luận ngữ là của mọi người, mọi thời đại. Đại học An Giang mùa hè năm 2010 Biên giả . Luận ngữ PHN biên dịch 2 LUẬN NGỮ - MỤC LỤC Bài mở đầu - trang 2 Thiên Trang 1. Học nhi (học thì) 16 bài 2. Vi chính (cầm quyền) 24 bài 3. Bát dật (về lễ, nghĩa) 26 bài. thú vị sống động. Không khó để đọc quyển Luận ngữ chỉ dày hơn một trăm trang. Luận ngữ - cuốn sách tiêu biểu của Nho học Luận ngữ (Lời nói để bàn luận) là sách do học trò và hậu thế ghi chép. Luận ngữ, chúng ta có thể tưởng tượng ngôn ngữ và tư duy của một xã hội cách đây 2500 năm. Luận ngữ gọi là cổ văn, vì nó khác xa với ngôn ngữ hiện đại (kim văn, tân văn). Thế hệ sau đọc Luận