Các từ khóa này trong bản mẫu có dạng là các từ đánh dấu các trường dữ liệu mà ShipConstructor sẽ thay giá trị vào khi tạo bản sơ đồ đi ống cụ thể.. Dimension Style – khi tạo các kích t
Trang 11 Trước tiên ta sẽ kiểm tra xem có bảng kê nào đã được xác định chưa
2 Chuyển sang Piping Tab trong Navigator và nhấn vào nút Pipe BOM Màn hình
Edit Pipe BOM xuất hiện
3 Chọn Demo trong danh sách các bản kê bên trái Các thuộc tính của bảng kê sẽ hiện lên trong phần bên phải màn hình Bảng kê Demo BOM hiện có các trường sau nằm trong cột Included Fields: Name (tên chi tiết), ND (Nominal Diameter- Đường kính danh nghĩa), Rad (bán kính cong của khuỷu), Angle (góc của khuỷu) và Length (chiều dài của đoạn ống)
Còn rất nhiều trường khác nằm trong cột Available Fields có thể đưa vào bảng kê (xem chi tiết trong tài liệu hướng dẫn)
Mỗi bảng kê còn kèm theo một danh sách cắt ống (Cutlist) Danh sách này kê các đoạn ống cắt rời và kiểu đầu mút hai đầu ống như hình dưới đây
Các bảng kê vật tư thường đặt ở góc trên bên phải bản vẽ sơ đồ đi ống và có hình thức như hình sau:
4 Nhấn Done để đóng màn hình lại
Trang 22 Hiện chỉ có một bản mẫu có tên SPOOL trong thư mục PipeSpool Nhấn đúp vào
đó hoặc chọn rồi nhấn nút Open để mở bản mẫu đó ra
3 Bản mẫu gồm ít nhất một viewport trong paperspace và một số từ khóa (keyword) Các từ khóa này trong bản mẫu có dạng <KEYWORD> là các từ đánh dấu các trường
dữ liệu mà ShipConstructor sẽ thay giá trị vào khi tạo bản sơ đồ đi ống cụ thể Ví dụ:
từ khóa <SYSTEM> sẽ được thay bằng tên hệ thống ống (Ballast, Fuel Line, ), từ khóa <GALVANIZED> sẽ được thay bằng Y (Yes) hoặc N (No) Chi tiết về các từ khóa xem tài liệu hướng dẫn chi tiết về các bản mẫu lắp ráp (Assembly Template) của ShipConstructor Structure
4 Ngoài các từ khóa, có thể chỉnh sửa hình thức của sơ đồ đi ống ở các chỗ sau:
a Layer 0 - All pipes inserted into the spool drawing go onto layer zero, so the user should set the Các ống có trong sơ đồ đi ống đều nằm ở layer zero Vì vậy có thể thay đổi màu (Color) và độ rộng đường (Lineweight) của layer để ống được thể hiện trên bản vẽ như mong muốn
b Dimension Style – khi tạo các kích thước của sơ đồ đi ống, ShipConstructor sẽ dùng một trong các Dimension Styles có sẵn Người thiết kế có thể tạo ra nhiều
Trang 3Dimension Style tùy ý vì mỗi lần tạo một bản sơ đồ đi ống ta sẽ được nhắc chọn
Dimension Style.
III.4.5 Tạo các bản vẽ sơ đồ đi ống (Generating Spool Drawings)
Dưới đây ta bắt đầu quá trình tạo các bản vẽ cho các sơ đồ đi ống đã định nghĩa trong bản vẽ BALLAST_BASE
1 Mở Navigator và chọn mục Pipe ở cột bên phải
2 Chọn bản vẽ BALLAST_BASE rồi nhấn nút Create Spool Dwg
3 Màn hình Create Spool Drawings xuất hiện yêu cầu ta chọn BOM and Template Ở đây mỗi loại chỉ có một Chọn chúng rồi nhấn nút Next
Trang 44 Màn hình Create Spool Drawings thứ hai xuất hiện Chọn tất cả các sơ đồ nằm trong bản vẽ BALLAST_BASE rồi nhấn Next
Trang 55 Màn hình Spool Drawing Settings xuất hiện cho ta chọn các thiết lập cho bản vẽ sơ
đồ đi ống Các thiết lập này được lưu chung lại thành các Spool Style Nhiều Spool Style khác nhau có thể được tạo ra và lưu lại trong cơ sở dữ liệu để mọi người có thể dùng chung được, tránh phải thiết lập cho từng máy riêng rẽ
Hiện tại chỉ có một style duy nhất là Demo Style Dưới đây ta sẽ tạo mới một style khác
6 Nhấn chuột chọn Demo Style rồi nhấn nút New Một style mới được tạo ra có tên mặc định là New Style Nhấn đúp chuột vào New Style và đổi tên nó thành Demo Style 2
7 Các thiết lập của Style mới:
Trang 6• AutoCAD Dimension Style – style kích thước của AutoCAD
• Dimensions:
− Baseline dimensioning – đặt tất cả các kích thước từ một điểm chung Ta không dùng thiết lập này nên đừng chọn
− Break dimensions at tees – vẽ kích thước của các nhánh ống đi ra từ một khuỷu chữ T, một mối ghép rẽ nhánh, Cách ghi kích thước này rất tiện do đó hãy chọn thiết lập này
− Include connections when dimensioning – kích thước sẽ tính đến tâm của mối ghép Chọn thiết lập này
− Dimension offset - khoảng cách từ chữ số kích thước đến điểm ghi kích thước
Ta chọn là 200
• Text:
− Text Size - cỡ chữ nhãn trên bản vẽ Giá trị hiện tại 0.3 inch hơi lớn, đổi thành 0.2
− Paper space units - thiết lập này đặt chiều cao chữ trong đơn vị của paper space
Ta không muốn chữ có kích thước khác nhau khi zoom viewport vì vậy chọn thiết lập này
• Connection radius - Kích thước biểu tượng mối ghép giữa hai đoạn ống Giá trị 0 là ngầm định Ta muốn biểu tượng lớn hơn một chút nên chọn 0.07
• Spool Orientation Settings - thiết lập này quy định hướng chung của tất cả các sơ đồ
đi ống trong bản vẽ gia công Việc có một hướng chung giúp giảm sai sót khi chuyển
từ bản vẽ này sang bản vẽ khác
Trang 7− Ship Coordinate System - chọn thiết lập này sẽ giữ hướng của các sơ đồ đi ống theo hệ tọa độ chung của tàu trong mô hình 3 chiều Hệ thống ống trong phần thực hành này tương đối đơn giản nên ta giữ nguyên hướng của chúng như khi chúng được vẽ trong mô hình 3 chiều
− Spool Coordinate System - hệ tọa độ riêng của từng sơ đồ
• Labels - số thứ tự của các đoạn ống trên sơ đồ
− Leader lines - chọn thiết lập này thì số thứ tự các đoạn ống thẳng sẽ có đường dẫn trỏ đến đoạn ống Các chi tiết ống khác luôn có đường dẫn cho dễ nhìn
− Label Size - kích thước của vòng bao quanh số thứ tự Ta chọn là 0.05.
− Label Style - các dạng vòng bao quanh số thứ tự (tròn, bát giác, vuông, ) Chọn Circle
− Label Offset – khoảng cách giữa số thứ tự và chi tiết ống Chọn bằng 120
• Override Flange Size -
− Flange Width - đường kính bích trong mặt phẳng
− Flange Length - chiều dầy bích
8 Sau khi đã chọn các thiết lập, nhấn nút Save để lưu lại vào cơ sở dữ liệu dùng chung cho những người khác Sau đó nhấn OK để tạo ra các bản vẽ sơ đồ đi ống
9 ShipConstructor sẽ chạy tạo lần lượt các bản vẽ sơ đồ đi ống
10 Sau khi tất cả các bản vẽ được tạo xong, bản cuối cùng sẽ được để lại trên màn hình, trong trường hợp này là bản BALLAST_BASE-JOB1001-054
Một bản log xuất hiện ghi lại các bản sơ đồ đi ống đã tạo
III.4.6 Chỉnh sửa bản vẽ sơ đồ đi ống (Adjusting a Spool Drawing)
Nói chung các bản sơ đồ đi ống hầu như không phải sửa sau khi được tự động tạo ra Tuy nhiên ở đây bản BALLAST_BASE-JOB1001-054 cần phải có một số thay đổi bằng tay
1 Nhấn đúp chuột trên bản vẽ để chuyển sang model space (khung của viewport sẽ được tô đậm)
2 Nhãn số 2 nằm chèn lên đường kích thước Dùng chuột chọn nhãn rồi dùng điểm grip để kéo nó ra chỗ khác như hình sau
QUAN TRỌNG: Kích thước của nhãn và chiều dài chữ số bị thay đổi khi ta zoom Sau khi đã chọn mức độ zoom thích hợp, REGEN lại bản vẽ, các chữ, số sẽ được chỉnh lại theo kích thước paper space
Trang 83 Zoom và pan viewport đến vị trí và kích thước phù hợp nhất để in REGEN lại để tạo lại kích thước các nhãn bị thay đổi
4 Bản vẽ bây giờ đã có dạng hoàn chỉnh
5 Quay trở lại paper space Zoom phần trên, giữa bản vẽ như hình sau Đó là một số thuộc tính cơ bản nhất của tuyến ống này: tên, trọng tâm, trọng lượng đã được tự động tạo ra khi tạo bản vẽ
6 Pan sang phía bên phải bản vẽ cho đến khi nhìn thấy BOM như hình sau Bản kê vật tư này được định dạng như đã chọn trong phần trước
Tuyến ống này gồm hai loại vật tư: ống thẳng 4” dài tổng cộng 2.485m và hai khuỷu
900 Trong danh sách cắt ống (CUT LIST) cho danh sách hai đoạn ống thẳng, chiều dài (LENGTH), đường kính danh nghĩa (ND) và kiểu đầu mút (PL-PL)
Trang 97 Khởi động Navigator và mở bản vẽ BALLAST_BASE-JOB1001-054
8 Ta cho rằng vị trí bản vẽ hiện không dễ đọc nhất cho sản xuất Ta sẽ xoay bản vẽ đi một vị trí khác, trong khi đó các nhãn vẫn giữ nguyên vị trí đối diện với người đọc
10 Chọn menu View\3D ORBIT
11 Nhấn nút phải chuột và chọn More / Zoom Extents trong menu thả xuống như hình sau:
12 Dùng chuột xoay bản vẽ đến vị trí mới Zoom các nhãn lên ta sẽ thấy rằng chúng vẫn ở đối diện với người đọc
Trang 1013 Bây giờ bản vẽ và các report đã sẵn sàng để in ra
IV TRANG THIẾT BỊ (OUTFIT)
IV.1 Mở đầu
Module Outfit dùng để tạo ra thư viện các trang thiết bị tiêu chuẩn như bơm, tời, Sau đó các thiết bị này được bố trí vào các bản vẽ bố trí thiết bị riêng rẽ hoặc vào các
hệ thống ống
Các phần thực hành dưới đây gồm các mục sau:
• Bố trí một cần cẩu trên boong chính
• Tạo một thiết bị
• Tìm hiểu về trọng lượng, trọng tâm của cụm boong
IV.2 Các thuật ngữ:
Thiết bị tiêu chuẩn (Outfit Standard) – Trong ShipConstructor, thiết bị tiêu chuẩn được hiểu là một bản vẽ AutoCAD trình bày một thiết bị gồm các vật thể rắn (solid), các đường nét vẽ khác, các đầu nối ống và các thông tin liên quan chứa trong cơ sở dữ liệu của ShipConstructor Ta có thể xây dựng một catalog các thiết bị tiêu chuẩn để dùng cho toàn bộ dự án thiết kế hoặc xuất sang cho các dự án khác Ví dụ về các thiết
bị tiêu chuẩn: máy động lực, bơm, cầu thang,
Chú ý: từ thiết bị tiêu chuẩn ở đây được định nghĩa như trên và không có nghĩa là một
thiết bị theo một tiêu chuẩn nào đó
Thành phần thiết bị (Outfit Parts) – Một khi thiết bị tiêu chuẩn đã được bố trí vào trong một bản vẽ bố trí thiết bị hoặc bố trí ống thì nó trở thành một thành phần thiết
bị (Outfit Part) trong hệ thống tương tự như các thành phần kết cấu và ống Trọng
Trang 11lượng, trọng tâm hệ thống có thêm thiết bị được tự động tính toán lại
Bản vẽ bố trí thiết bị (Outfit Arrangement) – là những bản vẽ dùng bố trí thiết bị trên tàu không có đấu nối ống vào thiết bị
Đầu nối ống (Pipe Connection) – là những đầu nối ống (End Treatment) của thiết bị dùng nối các ống trong hệ thống ống
IV.3 Bố trí một thiết bị tiêu chuẩn (Placement of an Outfit Standard)
IV.3.1 Mở đầu
TPhần này yêu cầu ta đăng nhập vào tổng đoạn U12, sau đó tạo một bản vẽ bố trí thiết bị (không cần nối ống ra ngoài)
IV.3.2 Tạo mới một bản vẽ bố trí thiết bị (Creating an outfit drawing)
1 Mở Navigator
2 Quá trình log on vào hệ thống tương tự như mô tả trong mục II.1.2
3 Trong trang Project chọn tổng đoạn U12
4 Chuyển sang trang Outfit Arrangement
5 Nhấn nút New để tạo bản vẽ bố trí thiết bị mới (Outfit Arrangement drawing)
Trang 126 Trong ô File name gõ tên bản vẽ mới là U12-DECK-OUTFIT rồi nhấn OK
7 Bản vẽ cũ đang mở được đóng lại Bản vẽ mới được mở (và hiện còn rỗng) Menu
SC Outfit xuất hiện trên hàng menu của AutoCAD
IV.3.3 Bố trí một thiết bị tiêu chuẩn (Placing an Outfit Standard)
Trong phần dưới đây ta sẽ XREF nhóm kết cấu boong chính vào bản vẽ bố trí thiết bị
đã tạo ở phần trên Sau đó ta sẽ đặt một cần cẩu lên boong chính Ta cũng sẽ tìm hiểu trọng lượng, trọng tâm của boong trước và sau khi đặt cần cẩu
1 Mở bản vẽ “U12-DECK-OUTFIT” nếu nó chưa mở
2 Nhấn nút hoặc chọn menu ShipConstructor\XREF Groups để mở màn hình sau:
Trang 133 Chọn boong chính U12MDCK và khung sườn U12F110 như hình trên
4 Nhấn OK Hình vẽ xuất hiện như sau:
Trang 14b) Chọn menu Reports / PWBS.(PWBS là viết tắt của từ Product Work Breakdown Structure -Trình tự thi công tàu)
c) Khai triển hệ thống U12 rồi chọn MDK (Main Deck) vì cẩn cẩu sẽ được lắp vào đây