Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
105,8 KB
Nội dung
Sử dụng thuốc bôi Corticoid điều trị bệnh ngoài da I. Mở đầu Trong thời đại ngày nay, cuộc sống của con người càng trở nên văn minh tiến bộ hơn, tuy nhiên chúng ta lại phải thường xuyên tiếp tục với nhiều hóa chất từ trong cách ăn mặc, vệ sinh cơ thể cho đến hít thở không khí và chúng ta cũng phải vận động não nhiều hơn rất nhiều. Chính các yếu tố đó đã làm cho các bệnh dị ứng ở da và các nơi khác có khuynh hướng gia tăng. Khi đã bị dị ứng thì thông thường nhiều người đã phải sử dụng thuốc chống dị ứng và viêm da được sử dụng rất phổ biến trong đó thuốc bôi có chứa chất corticoid được sử dụng và lạm dụng nhiều nhất. Từ năm 1952 thuốc bôi corticoid có chứa Hydrocortison được tung ra bán ở thị trường, sau đó là triamcinolon, fluôcinlone rồi tiếp theo nhiều năm sau vài chục loại thuốc bôi khác được tổng hợp và bán ra thị trường thế giới. Ở Việt Nam trước và sau giải phóng thuốc bôi như cortibion cà Synalar được sản xuất và tiêu thụ tại miền Nam rất mạnh, ở ngoài miền Bắc thì chủ yếu là Chlorocid-H và Flucinar được nhập từ nước ngoài. Cho đến thời điểm này thì thị trường thuốc bôi này rất là phong phú đa dạng từ những loại sản xuất trong nước cho đến những loại nhập từ nhiều nước khác nhau. Điều này có thể nói lên rằng thuốc bôi có corticoid đã và đang có nhu cầu sử dụng rất cao và kả năng cạnh tranh đang diễn ra rất sôi động. II. Phân loại thuốc bôi corticoid dùng ngoài da Phân loại về corticoid dùng ngoài da theo mức độ tác động vừa phải, khá mạnh, mạnh, rất mạnh. Sự phân loại này chủ yếu dựa trên thử nghiệm làm co mạch trên da. Sự đi đôi của phân loại này với tác động lâm sàng không phải luôn luôn chặt chẽ. Tuy nhiên sự phân loại này cũng là điểm mốc có ích và mỗi bệnh da phải được điều trị bởi một corticoid thích hợp. Tùy theo kết quả người ta có thể phải thay thuốc đang sử dụng bằng thuốc mạnh hơn hoặc yếu hơn. Các corticoid dùng ngoài da là một phương tiện điều trị triệu chứng mà kết quả đôi khi nhanh và rõ ràng. Có thể xảy ra tái phát thậm chí kịch phát của tổn thương khi ngừng điều trị đặc biệt trong những trường hợp ngừng thuốc đột ngột. Tầm quan trọng của sự thấm qua da của một corticoid và các at1c dụng của nó tùy thuộc vào diện tích da được điều trị, vào tình trạng của tổn thương bì, vào bản chất của tá dược, vào khả năng tác động của corticoid và vào thời gian điều trị. 1. Loại tác dụng vừa: - Hydrocortisone 1%, 2,5% (Hytone…). - Dexamethasone 0,1% (Decadron…). - Clobetasone butyrate 0,05% (Eumovate, Eumosone). 2. Loại tác dụng mạnh: - Amcinonide 0,1% (Cyclocort). - Betamethasone dipropionate 0,05%, 0,25% (Diprosone). - Desoximethasone 0,05%, 0,25% (Topicort). - Diflorasone diacetate 0,05% (Florone, Psorcon). - Fluocinomide 0,05% (Lidex). - Halcinonide 0,025%, 0,1% (Halog). 3. Loại tác dụng khá mạnh: - Betamethasone valerate 0,01%, 0,1% (Betnovate, Fucicort). - Desonide 0,05% (Tridesilone, Tridésonid, Locapred). - Flumethasone privalate 0,03% (Locacorten). - Flucinolone acetonide 0,01%, 0,025%, 0,2% (Synalar, Flucinar, Flucort). - Flurandenolide 0,025%, 0,05% (Cordran). - Hydrocortisone butyrate 0,1% (Locoid). - Hydrocortisone valerate 0,2% (Wesrcord). - Mometasone fuorate (Elocon, Elomet). - Triamcinolone acetonide 0,025%, 0,1%, 0,5% (Aristocort, Kenalog). 4. Loại tác dụng rất mạnh: - Betamethasone dipropiomate 0,05% trong propylene glycol (Diprolene). - Clobetasol propionate (Tenovate, Dermovate). Phối hợp thuốc: - Corticoid + acid salicylic • Diprosalic, Loriden A (A: acid salicylic) - Corticoid + kháng chuẩn • Betnovate C (N); Sicortene plus; Tenovate G; Cortibion C (F); Cidermex - Corticoid + kháng nấm + kháng chuẩn • Gentrisone, Triderme… III. Cơ chế tác động Cơ chế tác động chính xác của tính chất chống viêm vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên tác dụng quan trọng là gây co mạch và giảm chức năng hoạt động của lympho bào và bạch cầu khác, ngoài ra còn có tác động làm giảm sự gián phân của tế bào thượng bì chưa được hiểu rõ. Hiệu quả tác động của thuốc tùy theo sự thay đổi cấu trúc hóa học tá dược. IV. Chỉ định Thuốc bôi có corticoid được chỉ định điều trị: 1. Bệnh da bị viêm: như chàm tiếp xúc, chàm thể tạng, chàm khác. 2. Rối loạn tăng sinh da: vẩy nến. 3. Rối loạn xâm nhiễm da: sarcoidosis. Sự đáp ứng của corticoid tùy theo bệnh: Hiệu quả nhất Hiệu qu ả trung bình Ít hiệu quả - Vẩy nến (ở nếp kẽ) - Vẩy nến dạng nhỏ - Vẩy nến (b àn tay, bàn chân, móng) - Chàm th ể tạng (trẻ em) - Chàm th ể tạng (người lớn) - Vẩy nến l òng bàn tay, bàn chân - Chàm tiết bã - Chàm d ạng đồng tiền - Chàmg d ạng tổ đĩa (cấp và mãn tính) - Viêm kẽ - Viêm da kích thích nguyên phát - Luput đỏ - Mề đay - Pemphigus - Á vẩy nến - Lichen phẳng - Lichen đơn gi ản mãn tính - U hạt vòng - Necrobiosis lipoidica - Sarcoidosis - Viêm da ti ếp xúc dị ứng - Côn trùng đốt Sự hấp thu của corticoid tùy theo vị trí từ trên xuống dưới: 1. Niêm mạc 2. Bìu dái 3. Mí mắt 4. Mặt 5. Ngực và lưng 6. Cánh tay và đùi trên 7. Cẳng tay và đùi dưới 8. Lưng bàn tay và bàn chân 9. Da lòng bàn tay và lòng bàn chân 10. Móng tay chân V. Chống chỉ định - Dị ứng với thành phần của thuốc. - Bệnh loét da. - Da đang bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus. VI. Tác dụng phụ - Tại chỗ: • Teo da • Rạn da (Striae) • Giãn mao mạch, xuất huyết dưới da, đỏ da. • Mất sắc tố • Lâu lành vết thương da • Làm tăng bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm, ký sinh trùng, virus. • Bội nhiễm nấm Candida. • Nổi hạt kê trắng (miliaria). • Viêm da quanh miệng. • Phát ban dạng trứng cá đỏ. • Phát ban dạng mụn trứng cá. - Hệ thống: • Tim mạch: tăng huyết áp • Hệ thần kinh trung ương: thay đổi hành vi, loạn tâm thần (psychosis), giả bướu não (pseudotumor cerebri). • Hệ nội tiết: ức chế trực dưới đồi tuyến yên - thượng thận (hypothalamic – pituitary adrenal) chứng rậm lông, rối loạn kinh nguyệt, mập vùng thân mình, mặt tròn như trăng. • Hệ tiêu hóa: loét dạ dày, viêm tụy tạng, đái tháo đường. • Hệ máu: giảm lympho bào, giảm monocyte. • Hệ miễn dịch: bị bệnh cơ hội. • Hệ cơ xương: loãng xương, hoại tử vô trùng đầu xương dùi hoặc xuơng cánh tay, bệnh cơ. • Thị giác: tăng nhãn áp, cườm. • Thận: ứ dịch và muối, giảm kali máu. VII. Một số điều lưu ý khi dùng thuốc corticoid 1. Phải phân tích tổn thương cơ bản, giai đoạn bệnh, mục đích yêu cầu của điều trị trên cơ sở đó quyết định dùng thuốc gì, ở dạng nào thích hợp. 2. Bám sát diễn biến của bệnh để thay đổi cách dùng thích hợp. 3. Theo dõi pảhn ứng ở da của từng người bệnh để thay đổi cách dùng thích hợp. 4. Không thể dùng đồng loạt loại thuốc bôi một cách cứng nhắc mà cón tùy thuộc người bệnh, từng lứa tuổi, từng vùng da. 5. Không nên nghĩ rằng tăng hàm lượng, tỷ lệ thuốc là tăng cường tác dụng, cần lưu ý đến những tác dụng phụ và hiện tượng bùng phát mạnh lên của bệnh sau khi ngừng bôi thuốc. 6. Không nên bôi thuốc trên những tổn thương da đang bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, nhiễm virus, giãn mạch, loét da. 7. Đối với những thương tổn đang chảy dịch, đóng nhiều vẩy, nhiều mài thì cần ngâm đắp gạt cho giảm chất dịch, giảm vảy. 8. Không nên bôi thuốc trên một diện rộng lớn, nhất là ở trẻ em. 9. Cần nên phối hợp với loại thuốc toàn thân khác, không pảhi al2 corticoid và cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh nhằm hạn chế sự tái phát của bệnh. [...]...10 Hạn chế tối đa việc dùng thuốc cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi BS Huỳnh Huy Hoàng BV Da Liễu . rằng thuốc bôi có corticoid đã và đang có nhu cầu sử dụng rất cao và kả năng cạnh tranh đang diễn ra rất sôi động. II. Phân loại thuốc bôi corticoid dùng ngoài da Phân loại về corticoid dùng ngoài. và mỗi bệnh da phải được điều trị bởi một corticoid thích hợp. Tùy theo kết quả người ta có thể phải thay thuốc đang sử dụng bằng thuốc mạnh hơn hoặc yếu hơn. Các corticoid dùng ngoài da là. Sử dụng thuốc bôi Corticoid điều trị bệnh ngoài da I. Mở đầu Trong thời đại ngày nay, cuộc sống của con người càng