23 bộ đề ôn thi Cao đẳng và đại học môn Ngữ Văn 2010 __ ĐỀ 17 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Anh (chị) hãy trình bày xuất xứ bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử. Câu 2 (3đ) : Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về vấn đề : “Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông”. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Vội Vàng của Xuân Diệu: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi ! ( Theo Thơ Thơ, NXB Đời Nay, Hà Nội 1938) Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ): Anh (chị) hãy phân tích nhân vật bà Hiền trong tác phẩm Một Người Hà Nội của Nguyễn Khải. _________________________________ ĐỀ 18 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao Câu 2 (3đ) : Tục ngữ có “câu cái khó bó cái khôn”. Anh (chị) hiểu câu tục ngữ trên như thế nào ? II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Phân tích tình cảnh trớ trêu khi hồn trương ba ngụ cư trong thân xác của anh hàng thịt ( đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt ) của Lưu Quang Vũ. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ): Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu : Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trơi Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt… Con gió xinh thì thào trong lá biếc Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi Phải chăng hồn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phải tàn sắp sửa? (Theo Thơ Thơ, NXB Đời Nay, Hà Nội 1938) _________________________________________ ĐỀ 19 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Câu 2 (3đ) : Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn bảy tỏ chính kiến của mình về nạn bạo hành học đường. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Từ Ấy để thấy rõ niềm vui sướng, niềm say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ): Hình tương nhân vật gợi cho anh (chị) nhiều suy nghĩ nhất trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). __________________________________ ĐỀ 20 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Trình bày ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu. Câu 2 (3đ) : Có ý kiến cho rằng vào đại học là con đương lập thân duy nhất của thanh niên. Bằng một bài văn ngắn (khoảng 600 từ). Anh (chị) hãy phát biểu quan điểm của mình về ý kiến trên. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu : Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… ( Việt Bắc, NXB Văn học, Hà Nội 1962) Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ): Nguyễn Trung Thành đã từng nói về tác phẩm của mình “ Rừng xà nu là truyện của một đời và kể trong một đêm”. Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn rừng xà nu để làm sáng tỏ điều nhà văn đã nói. ______________________________ ĐỀ 21 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Nêu biểu hiện của tính dân tộc được biểu hiện trong đoạn trích được học. Câu 2 (3đ) : Suy nghĩ của anh (chị) về việc lựa cọn nghề nghiệp tương lai của thanh niên hiện nay. Hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Hãy bình giảng đoạn thơ sau : “ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc…” Tóc mẹ thì búi sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng Đất Nước có từ ngày đó… ( Mặt đường khát vọng, NXB Văn nghệ Giải phóng, 1974) Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ): Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và cách ứng xử của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. __________________________ ĐỀ 22 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Anh (chị) hãy nêu những điểm nổi bật của cuộc đời Tố Hữu. Những đặc điểm ấy có ảnh hưởng lớn như thế nào đến sự nghiệp thơ ca của ông ? Câu 2 (3đ) : Một số bạn trẻ hiện nay cho rằng : “ trước hết phải sống cho mình” . Theo anh (chị) trách nhiệm của bản thân khác với tính vị kỷ như thế nào ? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày những suy nghĩ của mình. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Phân tích hình tượng nhân vật TNú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ): Anh (chị) hãy bình giảng đoạn thơ sau : Thôn Ðoài ngồi nhớ thôn Ðông, Một người chín nhớ mười mong một người, Gió mưa là bệnh của trời, Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng, Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này, Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng, Bảo rằng cách trở đò giang, Không sang là chẳng đường sang đã đành, Nhưng đây cách một đầu đình, Có xa xôi mấy mà tình xa xôi, Tương tư thức mấy đêm rồi, Biết cho ai hỏi ai người biết cho, (Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học,Hà Nội, 1986) __________________________________________ ĐỀ 23 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Nêu hoàn cảnh ra đời của Trường ca mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Câu 2 (3đ) : Nhà văn Nga L.Tônxtôi nói : “lí tưởng là ngon đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người và quan điểm riêng của anh (chị). II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau : Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỉ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, Hà Nội, 1968) Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ): Anh (chị) hãy làm rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn qua tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành. . 23 bộ đề ôn thi Cao đẳng và đại học môn Ngữ Văn 2010 __ ĐỀ 17 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Anh (chị) hãy trình bày xuất xứ bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử. Câu 2 (3 ) :. bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về vấn đề : “Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để giảm thi u tai nạn giao thông”. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a tác của nhà văn Nam Cao Câu 2 (3 ) : Tục ngữ có “câu cái khó bó cái khôn”. Anh (chị) hiểu câu tục ngữ trên như thế nào ? II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương