1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC – Phần 2 ppt

13 430 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 106,09 KB

Nội dung

CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC – Phần 2 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến vị trí của vị thuốc trong bài thuốc: Trong thực tế điều trị, người thầy thuốc Đông y còn phải chú ý đến những nguyên tắc sau đây để quyết định vị trí của thuốc trong từng bài thuốc. a. Tiêu bản hoãn cấp: - Cấp thì trị Tiêu: ví dụ: tiêu chảy ra máu cấp tính do Thấp nhiệt làm bức huyết ở Đại trường thì thuốc nào cầm máu sẽ làm Quân, thuốc nào quy kinh Đại trường mà thanh nhiệt trừ thấp sẽ làm Thần. - Hoãn thì trị Bản: ví dụ: thường xuyên đi cầu ra máu do Tỳ dương hư không thống nhiếp huyết, bệnh không cấp tính thì thuốc kiện Tỳ làm Quân, thuốc cầm máu thì làm Thần. b. Chú ý đến trạng thái Hư, Thực của bệnh nhân: Nếu người có bẩm tố dương hư mà cảm mạo thương hàn thì thuốc bổ dương khí làm Quân, mà thuốc phát tán phong hàn sẽ làm Thần. c. Chú ý đến phương pháp Đóng Mở trong điều trị: - Nếu người có chứng âm hư sinh nội nhiệt thì thuốc bổ âm làm Quân và thuốc tiết nhiệt sẽ làm Thần. - Hoặc ở bệnh nhân tiêu chảy và tiểu ít thì thuốc cầm tiêu chảy sẽ là Quân và thuốc lợi thủy sẽ làm Thần (lợi thủy để chỉ tả). d. Chú ý đến giai đoạn bệnh (dành cho các bệnh truyền nhiễm): - Ở giai đoạn khởi phát thì tà khí ở phần Vệ, nên các thuốc có tác dụng phát hãn sẽ làm Quân. - Ở giai đoạn toàn phát tà khí và chính khí đấu tranh quyết liệt, lúc đó phải giữ vững chính khí trừ tà khí, thì thuốc bổ chính khí sẽ là Quân, thuốc trừ tà khí sẽ là Thần. - Ở giai đoạn hồi phục thì chính khí bị hao tổn, do đó thuốc bổ chính khí sẽ làm Quân. e. Chú ý đến nguyên nhân gây bệnh: * Trong điều trị các bệnh lý do ngoại nhân gây nên (Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) - Vai trò của các vị thuốc trong trường hợp này được chú ý đến luật âm dương. Việc phối hợp thuốc tập trung giải quyết chủ chứng (chứng trạng chủ yếu của bệnh lý ấy). Nguyên do bệnh ngoại cảm là bệnh mới mắc, bệnh chưa diễn tiến lâu dài nên chưa có điều kiện làm rối loạn các công năng tạng phủ khác theo qui luật ngũ hành. Những ví dụ về cách tập họp vị thuốc trong bệnh lý do ngoại nhân gây nên. - Điều trị chứng Quyết âm nhiệt quyết: Pháp trị: Tư âm thanh nhiệt. Bài thuốc kinh điển: Hoàng liên A giao thang. Vai trò các vị thuốc Tên vị thuốc Tác dụng QUÂN A giao Bạch thược Tư âm THẦN TÁ Hoàng liên Hoàng cầm Thanh nhiệt - Điều trị chứng Quyết âm hàn quyết. Pháp trị: Hồi dương ôn lý. Bài thuốc kinh điển: Tứ nghịch thang. Vai trò các vị thuốc Tên vị thuốc Tác dụng QUÂN Phụ tử Hồi dương ôn lý THẦN Can khương Hồi dương - ôn lý TÁ SỨ Cam thảo * Trong điều trị các bệnh lý do nội nhân, các bệnh nội thương gây nên: - Trong nhóm này, vai trò của các vị thuốc được xác lập theo luật ngũ hành sinh khắc rất chặt chẽ như thuốc chữa bệnh chứng Thận âm hư phải có vị thuốc bổ Can âm và vị thuốc tả Can, Tâm hỏa; thuốc chữa chứng Tâm dương hư luôn có vị thuốc bổ Thận dương và Tỳ dương. Những ví dụ về cách tập hợp vị thuốc trong điều trị những bệnh lý do nội nhân, các bệnh nội thương gây nên. - Bài thuốc Lục vị chữa chứng Thận âm hư: Vai trò các vị thuốc Tên vị thuốc Tác dụng QUÂN Thục địa Sơn thù Bổ Thận âm Bổ Can Thận âm THẦN Hoài sơn Phục linh Bổ ÂM (kiện Tỳ sinh tân hậu thiên) TÁ Đơn bì Trạch tả Phục linh Tả Can hỏa Thanh tiết Bàng quang - Bài thuốc Chân vũ thang chữa chúng Tỳ Thận dương hư: Vai trò các vị thuốc Tên vị thuốc Tác dụng QUÂN Phụ tử Hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương QUÂN Bạch thược Dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu, nhuận gan THẦN Can khương Ôn dương tán hàn, hồi dương thông mạch THẦN Bạch truật Kiện Vị, hòa trung, táo thấp TÁ Phục linh Bổ Tỳ, định Tâm III. SỰ PHỐI NGŨ CÁC VỊ THUỐC TRONG MỘT ĐƠN THUỐC Mục đích của sự phối ngũ các vị thuốc là để tăng tác dụng, tăng hiệu quả các vị chủ dược, để giảm tác dụng phụ, giảm độc tính các vị thuốc nhất là chủ dược và sau cùng là để tránh làm mất hiệu quả thuốc hoặc làm tăng độc tính hơn. Có những loại phối ngũ sau. - Tương tu: hai vị thuốc có cùng tác dụng hỗ trợ kết quả cho nhau. Ví dụ: Ma hoàng và Quế chi cùng tính vị cay ấm, cùng tính năng phát tán phong hàn (Ma hoàng thang) làm ra mồ hôi. - Tương sử: hai vị thuốc trở lên, tác dụng có khi khác nhau, một thứ chính, một thứ phụ, dùng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Ví dụ: trong bài Ma hoàng thang có Ma hoàng và Hạnh nhân, Ma hoàng là phát tán phong hàn để tuyên thông Phế khí; Hạnh nhân chữa ho, trừ đờm cũng để tuyên thông Phế khí. Cả hai cùng phối hợp nhau để chữa hen suyễn. Tương tu và Tương sử được xem như là cách phối hợp để làm hiệu quả điều trị cao hơn (synergique). Thường dùng cho các thuốc làm quân, làm thần. - Tương úy: là sử dụng một loại thuốc để làm giảm tác dụng phụ của một vị thuốc khác. . Lưu hoàng úy Phác tiên . Thủy ngân úy Phê sương . Lang độc úy Mật đà tăng . Ba đậu úy Khiên ngưu . Đinh hương úy Uất kim . Nha tiêu úy Tam lăng . Ô đầu úy Tê giác . Nhâm sâm úy Ngũ linh chi . Nhục quế úy Xích thạch chi [...]... một loại thuốc để làm giảm độc tính của một số vị thuốc khác Ví dụ Đậu xanh với Ba đậu Tương úy và Tương sát thường dùng cho các thuốc làm Tá dược hoặc Sứ dược Ví dụ Cam thảo bắc trong bài Ma hoàng thang - Tương ố: việc sử dụng một loại thuốc này sẽ làm mất tác dụng của một số thuốc khác Ví dụ Hoàng cầm dùng chung với Sinh khương - Tương phản: sử dụng một số thuốc sẽ làm tăng độc tính một vị thuốc khác... hạ Tương ố và Tương phản thường để nói lên sự cấm kỵ trong khi kê đơn, trong đó Tương ố là chất đối kháng (antagonist) IV SỰ CẤM KỴ TRONG KHI DÙNG THUỐC 1 Trong khi có thai cấm dùng: - Ba đậu (tả hạ) - Khiên ngưu, Đại kích, Thương lục (trục thủy) - Tam thất (hoạt huyết) - Sạ hương (phá khí) - Nga truật, Thủy điệt, Manh trùng (phá huyết) 2 Trong khi có thai, thận trọng khi dùng: - Đào nhân, Hồng hoa... (đại nhiệt) 3 Các vị thuốc tương phản với nhau: - Cam thảo bắc phản Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo - Ô đầu phản Bối mẫu, Bán hạ, Bạch cập, Bạch liễm - Lê lô phản Sâm, Tế tân, Bạch thược 4 Cấm kỵ trong khi uống thuốc: - Cam thảo bắc, Hoàng liên, Cát cánh, Ô mai kiêng thịt lợn - Bạc hà kiêng Ba ba - Phục linh kiêng dấm - Dùng các thuốc ôn trung trừ hàn kiêng đồ ăn sống lạnh - Dùng các thuốc kiện Tỳ tiêu... Cát cánh, Ô mai kiêng thịt lợn - Bạc hà kiêng Ba ba - Phục linh kiêng dấm - Dùng các thuốc ôn trung trừ hàn kiêng đồ ăn sống lạnh - Dùng các thuốc kiện Tỳ tiêu đạo kiêng chất béo, tanh, nhờn - Dùng các thuốc an thần định chí kiêng chất kích thích . CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC – Phần 2 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến vị trí của vị thuốc trong bài thuốc: Trong thực tế điều trị, người thầy thuốc Đông y còn phải chú ý đến. vai trò của các vị thuốc được xác lập theo luật ngũ hành sinh khắc rất chặt chẽ như thuốc chữa bệnh chứng Thận âm hư phải có vị thuốc bổ Can âm và vị thuốc tả Can, Tâm hỏa; thuốc chữa chứng Tâm. PHỐI NGŨ CÁC VỊ THUỐC TRONG MỘT ĐƠN THUỐC Mục đích của sự phối ngũ các vị thuốc là để tăng tác dụng, tăng hiệu quả các vị chủ dược, để giảm tác dụng phụ, giảm độc tính các vị thuốc nhất là chủ

Ngày đăng: 27/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN