Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
253,33 KB
Nội dung
QUÁ MẪN VÀ DỊ ỨNG I.Giới thiệu Phản ứng viêm khởi đầu nhằm bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài cơ thể và có thể dẫn đến những hậu quả có hại. Tình trạng dị ứng và quá mẫn góp phần ví dụ về các khía cạnh của phản ứng viêm, khởi động đáp ứng miễn dịch đặc hiệu đối với kháng nguyên bên ngoài. Ở đa số trường hợp, chất gây “dị ứng” thường không độc, không gây đáp ứng miễn dịch hay chỉ là gây đáp ứng sinh học, không có biểu hiện lâm sàng. Trong khi ở một số người thì đáp ứng miễn dịch thể hiện bằng hiện tượng quá mẫn, xuất hiện những triệu chứng ở da niêm mạc, hô hấp hay tiêu hoá đặc trưng của dị ứng. Bệnh dị ứng là một trong những nguyên nhân thường gặp, ngày càng nhiều và đã đặt ra một vấn đề thực tế cho sức khoẻ cộng đồng. Từ “dị ứng” có nguồn gốc là một phản ứng “khác”, có nghĩa là một phản ứng “bất thường”. Từ “dị ứng” mô tả những biểu hiện lâm sàng trong khi từ “quá mẫn” nhằm nói đến bệnh sinh. Bảng 3.1. Phản ứng dị ứng qua trung gian IgE Hoá chất Dị nguyên Đường xâm nhập Đáp ứng Sốc phản vệ Thuốc Huyết thanh Nọc độc Đậu phụng (lạc) Tĩnh mạch (tiêm truyền hoặc theo đường tiêu hoá vào máu) Phù Tăng tính thấm thành mạch Tắc nghẽn đường thở Suy tuần hoàn Tử vong Mày đay cấp tính Lông vật nuôi Côn trùng cắn Thử nghiệm da Qua da Tăng tuần hoàn tại chổ (sung huyết) Tăng tính thấm thành mạch Viêm mũi dị ứng Phấn hoa Phân của các ký Hít qua đường hô hấp Sung huyết niêm mạc mũi Kích thích niêm mạc sinh trong bụi nhà mũi Hen Gàu (mèo) Gián Phấn hoa Hít qua đường hô hấp Co thắt cơ trơn phế quản Tăng sản xuất chất nhầy Viêm đường hô hấp Dị ứng thức ăn Một số loại hạt Đậu phụng Loài giáp xác Sữa, trứng, cá Đường tiêu hoá Nôn mữa Tiêu chảy Ngứa Mày đay Phản vệ toàn thân (hiếm) II. Cơ chế bệnh sinh Cơ chế chủ yếu về những biểu hiện dị ứng xảy ra là đa dạng và toàn thân. Theo phân loại của Gell và Coombs thì dị ứng được chia làm 4 typ. Bảng 3.2. Phân loại quá mẫn của Gell và Coombs Quá mẫn typ I hay dị ứng nhanh Cơ địa dị ứng (cơ địa atopy) Sản xuất IgE đặc hiệu Triệu chứng hô hấp, mắt, tiêu hoá, da và niêm mạc Phản vệ gần với quá mẫn nhanh Liên quan với IgE. Phân biệt với: Xảy ra ở những người có cơ địa atopy và không có atopy Tiếp xúc các dị nguyên Quá mẫn type II hay độc tế bào Liên quan các kháng thể IgG và IgM gắn với các kháng nguyên có trên bề mặt các tế bào Các kháng thể dẫn đến sự phá huỷ tế bào bằng cách hoạt hoá hệ thống bổ thể hay độc tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC) Quá mẫn type III hay quá mẫn bán cấp Liên quan sự tạo thành và lắng đọng các phức hợp miễn dịch (CI) Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu: Bệnh huyết thanh: phức hợp lưu hành và lắng đọng tại tổ chức Các bệnh phổi do quá mẫn:các dị nguyên hít vào sẽ tạo thành các phức hợp miễn dịch tại tổ chức đích, nơi dẫn đến phản ứng viêm. Hiện tượng Arthus: Các phức hợp miễn dịch tạo thành ở nơi kháng nguyên xâm nhập, thường gặp ở da. Quá mẫn type IV hay quá mẫn chậm Kết quả của sự tụ tập và hoạt hoá các đại thực bào và tế bào lympho T dưới tác động của các cytokin được tiết ra bởi tế bào lympho T hoạt hoá do dị nguyên Một số biểu hiện lâm sàng của quá mẫn muộn: Chàm do tiếp xúc Phản ứng tuberculin 1.Quá mẫn typ I hay quá mẫn nhanh Những biểu hiện của dị ứng nhanh là rất thường gặp và gia tăng. Sự gia tăng này do sự biến đổi của môi trường sống gắn liền với đời sống công nghiệp hoá, đặc biệt là sự đô thị hoá. Tại các nước phương tây, 15-20% dân số bị dị ứng, dị ứng phát triển ở những người có yếu tố di truyền, gọi là “atopy”. Atopy là vấn đề liên quan sức khoẻ cộng đồng. Những khuyến cáo liên quan người dân, dinh dưỡng trẻ em và các yếu tố làm nặng như nhiễm khói thuốc thụ đông. 1.1.Dị ứng nhanh Phản ứng dị ứng xảy ra nhanh trong vòng vài phút, đôi khi chỉ vài giây sau khi tiếp xúc với dị nguyên ở người đã được mẫn cảm. 1.1.1. Yếu tố di truyền (atopy): đặc tính di truyền ở người atopie được gợi ý khi nghiên cứu về gia đình cũng như sự truyền bệnh từ cha mẹ sang con, đứa trẻ có nguy cơ atopy khi không có cha và mẹ là 15%, cha hoặc mẹ (25%-30%), cả cha và mẹ có dị ứng (50-60%). Nguy cơ có thể đạt đến 80% khi cả hai cha mẹ đều bị dị ứng (viêm xoang và/hay hen). Những nghiên cứu về anh em có cha mẹ atopy cho thấy tỷ lệ 40% giữa những trẻ không sinh đôi hoặc sinh đôi dị hợp tử, 70-90% giữa những trẻ sinh đôi đồng hợp tử trong khi chỉ 12,5 – 20% ở cộng đồng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa cặp trẻ sinh đôi đồng hợp tử và trẻ sinh đôi tính riêng cho thấy có tỷ lệ 45-65% cho thấy vai trò của yếu tố môi trường trong sự gia tăng của bệnh dị ứng. Những nghiên cứu về gen và nhiễm sắc thể chứng tỏ có sự liên quan giữa vài gen đặc biệt và dị ứng nhanh. Một số chỉ điểm được tìm thấy với tần suất tăng cao bất thường trên một vài nhiễm sắc thể ở người atopy, các chỉ điểm này tương ứng với nhóm gen mã hoá các cytokin, tổng hợp các enzym hay các thụ thể liên quan cơ chế bệnh sinh bệnh dị ứng. Hình 3.1. Các kiểu quá mẫn và cơ chế sinh học gây tổn thương tổ chức 1.1.2.Cơ chế dị ứng nhanh · IgE Những người atopy sản xuất một lượng lớn IgE nhằm đáp ứng kích thích kháng nguyên. Nồng độ IgE đặc hiệu huyết thanh tăng cao và chịu trách nhiệm các triệu chứng. Thực tế, các nồng độ IgE toàn phần không đặc hiệu thường xuất hiện cao trong huyết thanh và dịch tiết của bệnh nhận bị dị ứng nhanh, cũng như trong máu cuống rốn ở những trẻ sơ sinh có cha mẹ dị ứng. Một số các yếu tố khác như: - Sự gia tăng về số lượng và hoạt tính của tế bào lympho B IgE có liên quan với tình trạng nặng của bệnh. - Sự gia tăng của protein CD25 hoà tan (sCD23) trong huyết tương - Sự gia tăng của tế bào lympho Th2 và các cytokin tương ứng như IL-4 - Giảm tương đối số lượng Th1, sự sản xuất IL-2 và IFN-γ - Các IgE được tiết ra sau khi tiếp xúc với dị nguyên sẽ gắn với FcεRI biểu lộ trên màng tế bào hiệu ứng của dị ứng nhanh. · Các tế bào liên quan dị ứng nhanh - Tế bào mast: có thể phân biệt hai loại tế bào mast ở người, tế bào mast T có hạt chứa tryptase, cư trú ở lớp niêm mạc và chiếm 1/3 số lượng tế bào mast ở phổi. Số lượng này tăng đáng kể trong lớp niêm mạc mũi ở bệnh nhân viêm xoang dị ứng, trong vách và chất tiết phế quản của bệnh nhân hen. Tế bào mast TC chứa hạt có tryptase và chymase, ở da và lớp dưới niêm mạc và hiện diện chừng 2/3 số lượng tế bào mast ở phổi. Các tế bào mast mang FcεRI có ái lực mạnh với IgE. Chúng được hoạt hoá và giải phóng histamin, yếu tố co sợi cơ trơn và chất tiền viêm. Mặt khác các tế bào mast hoạt hoá sẽ giải phóng các cytokin khác nhau: IL- 1, IL-3, IL- 4, IL-5, GM-CSF và TNF-α - Bạch cầu ái kiềm: hiện diện chủ yếu trong máu và mang những thụ thể ái tính mạnh FcεRI. Các hạt bào tương chứa những chất trung gian có sẳn sẽ giải phóng ra ngoài khi hoạt hoá, và chứa một lượng ít MBP (protein kiềm). Bảng 3.3. Chất trung gian của dị ứng nhanh Tế bào Phân tử có sẳn Phân tử tạo mới Tế bào mast Histamin Tryptase, chymase PGD2, PGF-2α, thromboxan Leucotrien B4, C4, D4, E4 và PAF Bạch cầu hạt ái kiềm Histamin, ECF-A, NCF-A PGD2, PGF-2α, thromboxan Bạch cầu hạt trung tính MBP Protein cation Peroxidase Neurotoxin PGD2, PGF-2α, thromboxan, leucotrien B4, C4, D4, E4 và PAF NO, O 2 - , H 2 O 2 , chất P - Bạch cầu hạt toan tính : mang những FcεRI có ái lực mạnh với IgE, chứa một số enzym, hoá chất trung gian được giải phóng sau khi hoạt hoá tế bào. Các enzym bạch cầu hạt ái toan gây độc tế bào biểu mô da, niêm mạc, các tiêm mao, [...]... hướng động và hoạt hoá các tế bào đơn nhân/đại thực bào và tế bào Langerhans Ngoài ra, còn có MCP và MIF/MAF (macrophage inhibiting/activating) 3.2.Những biểu hiện của quá mẫn muộn 3.2.1.Thời gian Phản ứng quá mẫn muộn phân biệt với các phản ứng quá mẫn khác nhờ vào tính chất động Khi sự gặp lại các kháng nguyên đã mẫn cảm, phản ứng viêm bắt đầu từ 6 giờ đến 12 giờ và đạt tối đa từ 24 -48 giờ và được... ứng miễn dịch gây ra Thực tế, nếu những tế bào này sản xuất IL-12 thì sự biệt hoá sẽ theo hướng Th1 và đáp ứng miễn dịch đặc hiệu sẽ phát triển theo miễn dịch qua trung gian tế bào Ngược lại, nếu những tế bào này sản xuất IL-4 thì sự biệt hoá theo khuynh hướng Th2 và đáp ứng miễn dịch sẽ phát triển theo hướng miễn dịch dịch thể Trong quá mẫn muộn tế bào hiệu ứng có kiểu hình Th1 3.1.5 Tế bào hiệu ứng. .. Phản ứng dị ứng chú ý là đường hô hấp, thường trải qua 2 thì: -Pha sớm: xảy ra nhanh (vài phút cho đến vài chục phút sau khi tiếp xúc dị nguyên), đặc trưng bởi hiện tượng mạch (phù, ban đỏ, dịch tiết) và bởi sự co các cơ trơn (hen) -Pha chậm phát triển dần trong nhiều giờ sau đó và đặc trưng bởi phản ứng viêm chậm Pha sớm của phản ứng dị ứng nhanh dẫn đến sự giải phóng histamin có tính giãn mạch, và. .. đại thực bào phế nang bộc lộ thụ thể màng của IgE 3 Quá mẫn muộn (typ IV) Biểu hiện lâm sàng của quá mẫn muộn là viêm da tiếp xúc (chàm tiếp xúc) Cơ chế bệnh sinh của loại quá mẫn này rất khác với các loại quá mẫn trên đây Cơ chế không có sự tham gia của Ig cũng như bổ thể mà chỉ là tế bào lympho T và gọi là quá mẫn qua trung gian tế bào 3.1.Cơ chế quá mẫn muộn 3.1.1.Trình diện kháng nguyên Sự hoạt hoá... tâm mạc, viêm gan vi rút B và C, bệnh phong…), bệnh tự miễn (bệnh lupus ban đỏ, viêm mạch) hay dị ứng Phản ứng này có tên gọi là quá mẫn typ III hay quá mẫn bán cấp Bệnh điển hình như bệnh huyết thanh và bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại sinh Người ta có thể quan sát hiện tượng Arthus khi tiêm nhắc lại nhiều lần ACTH, insulin của lợn hay huyết thanh động vật Phức hợp miễn dịch tạo thành ở giữa các vách... nằm ở màng mao mạch phế nang Phức hợp miễn dịch tạo nên hoạt hoá bổ thể và dẫn đến viêm cục bộ Mặc dầu vai trò của dị nguyên trong viêm phế nang dị ứng ngoại sinh là rõ ràng, sự phối hợp thường xuyên của hen phế quản, hay mày đay gọi ý một quá mẫn typ I, thể hiện như sau: IgE toàn phần và đặc hiệu tăng Tế bào mast và nồng độ histamin trong dịch rưả phế nang và cuống phổi tăng Tăng số lượng đại thực... khoảng giữa ngày thứ 5 và thứ 15 sau khi tiếp xúc kháng nguyên Ngược với quá mẫn typ I cần thiết có tiếp xúc với kháng nguyên trước đó thì quá mẫn typ III có thể xảy ra trong lần tiếp xúc đầu tiên 2.2 Viêm phế nang dị ứng ngoại sinh Xảy ra ở những người có tiếp xúc thường xuyên và lập lại các kháng nguyên khác nhau Kháng nguyên hít vào sẽ tạo nên các kháng thể tuần hoàn lớp M và G và kết hợp với kháng... phản ứng dị ứng bằng cách bộc lộ các phân tử dính giữa các tế bào, sản xuất các chất hoá hướng động đối với bạch cầu ái toan và đại thực bào đơn nhân, và tiết chất kích thích sản xuất chất nhầy Đôi khi, tế bào biểu mô có vẻ như có vai trò bảo vệ bằng cách giảm sự xâm nhập các dị nguyên, bảo vệ các đầu tận cùng thần kinh cảm giác của phế quản và sản xuất chất giãn mạch · Qúa trình của phản ứng dị ứng. .. ra và sau đó là prostaglandin, các thromboxan, và leucotrien được tổng hợp Các chất trung gian chịu trách nhiệm về phản ứng viêm tại chổ và hoạt hoá các tế bào hiệu ứng thứ phát (bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, đại thực bào) Các chất trung gian và các yếu tố tiền viêm giải phóng bởi các tế bào coá nguồn gốc từ pha chậm, kéo dài của phản ứng dị ứng Các cytokin do tế bào Th2 hiện diện ở ổ viêm và. .. miễn dịch giữa tổ chức được làm dễ do độ xoáy của dòng máu xảy ra nơi phân nhánh hay độ cong của hệ thống mạch thận, da và khớp, và áp lực mạch tăng cao (thận) Hoạt hoá bổ thể do phức hợp miễn dịch khởi động phản ứng viêm tại chổ nơi chúng lắng đọng hay tạo thành Phản ứng viêm khởi động bởi các kinin, anaphylactoxin, và C3b Sự lắng đọng của phức hợp miễn dịch tại tổ chức gây ra hậu quả trong suốt quá . biểu hiện dị ứng xảy ra là đa dạng và toàn thân. Theo phân loại của Gell và Coombs thì dị ứng được chia làm 4 typ. Bảng 3.2. Phân loại quá mẫn của Gell và Coombs Quá mẫn typ I hay dị ứng nhanh. số biểu hiện lâm sàng của quá mẫn muộn: Chàm do tiếp xúc Phản ứng tuberculin 1 .Quá mẫn typ I hay quá mẫn nhanh Những biểu hiện của dị ứng nhanh là rất thường gặp và gia tăng. Sự gia tăng. QUÁ MẪN VÀ DỊ ỨNG I.Giới thiệu Phản ứng viêm khởi đầu nhằm bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài cơ thể và có thể dẫn đến những hậu quả có hại. Tình trạng dị ứng