Giáo trình : KINH TẾ Y TẾ part 3 docx

10 443 4
Giáo trình : KINH TẾ Y TẾ part 3 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

19 trường D. Người bán có khả năng bán ở các mức giá khác nhau 31. Đối với thị trường chăm sóc sức khoẻ thì cung cầu A. Tương tác theo quy ước B. Không tương tác theo quy ước C. Cung cấp và tiêu thụ phụ thuộc vào nguyện vọng của người tiêu dùng D. Cung cấp, tiêu thụ phụ thuộc vào trình độ thầy thuốc 32. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam được xác định bởi tiêu chí: A. Tiếp cận B. Bình đăng C. Nhân đạo D. Hiệu quả 33. Tiêu chí "sàn" để xác định công bằng trong chăm sóc sức khoẻ có nghĩa là: A. Quy định về dịch vụ thiết yếu B. Quy định số lượng dịch vụ người dân được sử dụng C. Quy định về danh mục thuốc người dân được sử dụng D. Quy định cơ sở y tế mà người dân được tiếp cận • Câu hỏi truyền thống 34. Trình bày các thành phần cung cấp dịch vụ y tế và hiệu quả của từng dịch vụ? …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. 35. Anh/chị hãy trình bày cơ chế thị trường? …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. Phần 2. Câu hỏi tình huống 36. Chị Dòng người dân tộc Dao sống tại xã Hợp Tiến bị đau bụng. Trước đây khi ốm đau chị thường đến nhà bà lang Tè để nhờ bắ t mạch và bốc thuốc nam mỗi lần chỉ phải trả có 5.000 đồng nhưng ở đó bây giờ đông lắm phải đợi lâu mà không nhanh 20 khỏi bệnh, hơn nữa ông Hùng trạm trưởng mới về hưu mở dịch vụ khám bệnh tại nhà và bán thuốc, giá phải trả đắt hơn nhưng được cái là nhanh khỏi bệnh vì ông cho uống thuốc tây và hàng xóm của chị cũng rất tin tưởng ông trạm trưởng về hưu này. Câu hỏi: Câu nào trong tình huống trên đề cập đến cầu? Câu nào đề cập đến cung? 37. Anh/chị hãy trình bày khái niệm về kinh tế họ c vĩ mô? …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sau khi học xong nội dung của bài học này, sinh viên tự trả lời câu hỏi theo từng phần đã hướng dẫn nhằm lượng giá lại những kiến thức cần đạt trong bài học theo mục tiêu. Sau khi hoàn thành phần tự trả lời sinh viên có thể xem lại đáp án trang số đáp án trang số 56. Nếu có vấn đề thắc mắc, đề nghị trình bày vớ i giáo viên để được giải đáp. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Sinh viên nghiên cứu mục tiêu của bài học để định hướng cho quá trình đọc nội dung bài học. Tìm những nội dung trong bài học để trả lời cho mục tiêu. Đánh dấu những điểm còn chưa rõ, trình bày với giáo viên để được giải đáp. Tham khảo tài liệu ho ặc tìm kiếm trên mạng internet để biết thêm về chỉ số GDP và GNP của Việt Nam ở năm hiện tại. Khi đi lâm sàng hoặc học tại cộng đồng, sinh viên nên tìm hiểu các yếu tố thực tế ảnh hưởng đến việc cung cấp các loại hình dịch vụ của cơ sở y tế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của ng ười dân địa phương (dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu trong chăm sóc sức khoẻ). 2. Vận dụng thực tế Tham gia vào cung cấp các loại hình dịch vụ y tế, người cán bộ y tế cần phân tích thị trường bằng cách phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu liên quan đến dịch vụ y tế đó, cũng như xem xét kỹ l ưỡng những đắc thù cơ bản của thị trường chăm sóc sức khoẻ đó để đảm bảo khi cung cấp dịch vụ y tế là có hiệu quả. Khi tham gia cung cấp các dịch vụ y tế cho cộng đồng cần xem xét đến khía cạnh công bằng để người dân tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và thoả mãn nhu cầu của cộng đồng. 3. Tài liệu tham kh ảo 1. Trường Đại học Y tế Công cộng. Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế. NXB Y học, 2002. 2. Bộ môn Kinh tế y tế, Trường cán bộ quản lý Y tế. Kinh tế y tế. NXB Y học, 1999. 3. Trường Đại học Y Hà Nội. Bộ môn kinh tế y tế. Bài giảng kinh tế y tế.NXB Y học, 2002. 4. David N.Hyman. Modern Microeconomic. Analysis and application. Times miroshork college pubhshing, 1996. 5. Phạm Mạnh Hùng. Quản 1ý y tế, tìm tòi, học tập và trao đổi. NXB Hà Nội, 2004. 21 NGUỒN KINH PHÍ CHO Y TẾ SỬ DỤNG VÀ TẠO NGUỒN BỔ SUNG MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Liệt kê được các nguồn tài chính cung cấp cho y tế tại Việt Nam. 2. Trình bày được các nguồn tài chính trong bệnh viện. 3. Trình bày được sự phân bổ nguồn lực và tạo nguồn tài chính bổ sung chạy tế. 4. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm kiêm nguồn ngân sách bổ sung cho các cơ sở y tế. 1. Chọn lựa ưu tiên trong sử dụng kinh phí y tế Các nguồn lực dành cho y tế luôn luôn hiếm hoi, do đó phải lựa chọn ưu tiên trong khi sử dụng. Nguồn tài chính không đủ nên phải lựa chọn ưu tiên nhằm đạt được một số mục tiêu then chốt. Việc lựa chọn ưu tiên ở Việt Nam: - Với chính sách phòng bệnh là chính, phòng bệnh được ưu tiên hơn chữa bệnh. - Dưới góc độ công bằ ng nhân đạo, mục tiêu ưu tiên là người nghèo. - Với cách tiếp cận coi hệ thống dịch vụ y tế là một mạng lưới, ưu tiên được dành cho y tế cơ sở: Mạng lưới y tế phường xã, đặc biệt là các vùng sâu xa, miền núi, hải đảo. 2. Các nguồn tài chính dùng cho hoạt động cung cấp dịch vụ y tế Xét về tổng thể, ngành y tế có ba nguồn cung cấp tài chính cơ bản: Nguồn công cộng, nguồn tư nhân, nguồn khác. 2.1. Nguồn công cộng Gồm nguồn từ Chính phủ và nguồn bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH): - Nguồn từ thuế do Chính phủ thu của dân và các doanh nghiệp để hình thành ngân sách (trong đó có ngân sách y tế), để chi cho những hoạt động y tế nhất định bao gồm chi đầu tư, chi vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ y tế thuộc sở hữu Nhà nước, chi hỗ trợ người nghèo. Đây là nguồn tài chính y tế chủ yếu để đảm bảo cho hoạt động của y tế dự phòng, kể cả lĩnh vực đầu tư sâu và hoạt động thường xuyên. Đối với hoạt động khám chữa bệnh, đây không phải là nguồn duy nhất, nhưng vẫn là nguồn tài chính cơ bản, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất c ủa hệ thống 22 bệnh viện. - Nguồn BHYT, trên thực tế là nguồn viện phí do cơ quan BHYT trả cho cơ sở y tế để bảo hiểm khám - chữa bệnh cho các đối tượng mua BHYT bắt buộc và tự nguyện. Tuỳ thuộc vào nguồn tài chính, nhưng nguồn BHYT chủ yếu cung cấp nguồn kinh phí bổ sung cho khối điều trị. Đây cũng là một lý do để ngân sách chính phủ phải ưu tiên bao cấp cho lĩnh vực y tế d ự phòng. 2.2. Nguồn tài chính y tế từ cá nhân Được đóng góp từ hai nguồn: Trực tiếp và gián tiếp: - Nguồn chi trả trực tiếp, hình thành thông qua việc người bệnh trực tiếp tự trả chi phí sử dụng dịch vụ cho người cung cấp dịch vụ và chi mua thuốc để tự điều trị. Nguồn này cung cấp kinh phí cho cả hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh và y tế dự phòng, tuy v ới một tỷ lệ khiêm tốn. - Nguồn chi trả gián tiếp, hình thành thông qua các qui tư nhân, từ thiện, qui phi Chính phủ, các chủ trả viện phí cho người làm thuê. Tuy nhiên, nguồn này ở Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chi phí chung. 2.3. Các nguồn khác Chủ yếu là viện trợ cho y tế đến từ nước ngoài và các tổ chức phi Chính phủ. 3. Các nguồn tài chính bệnh viện 3. 1. Ngân sách do Chính phủ cấp hàng năm (đối với bệnh viện công) Hàng năm các bệnh viện công nhận được một khoản kinh phí được cấp từ ngân sách của Chính phủ, căn cứ tính theo định mức cho một đầu giường bệnh/năm nhân với số thương của bệnh kế hoạch của bệnh viện. Ở Việt Nam, số kinh phí này thường chỉ đáp ứng được từ 40 - 60% nhu cầu chi thường xuyên của bệnh viện. 3. 2. Thu viện phí và BHYT do cơ quan BHYT thanh toán cho bệnh viện Nguồn thu viện phí và BHYT ở Việt Nam được Bộ Tài chính qui định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho ngành y tế quản lý và sử dụng. Các nguồn ngân sách này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng Tài chính - Kế toán của bệnh viện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do chính phủ Việt Nam qui định, các bệnh viện thường tổ chức các điểm thu phí tại nhiề u nơi trong bệnh viện, đảm bảo thu nhanh chóng, thuận tiện, tránh phiền hà cho người bệnh. Giá viện phí do chính quyền cấp tỉnh của từng địa phương qui định dựa trên một khung giá tối đa - tối thiểu đã được các Bộ Y tế và Bộ Tài chính duyệt. Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầu, mức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của bệnh viện và cũng đã đượ c các tổ chức có thẩm quyền ở địa phương phê duyệt. Đối Với người có thẻ BHYT thì cơ quan BHYT thanh toán viện phí của bệnh nhân cho bệnh viện. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ phổ biến loại hình BHYT bắt 23 buộc áp dụng cho các đối tượng công nhân viên chức. Các loại hình khác chưa triển khai một cách phổ biến. Hiện nay nguồn viện phí và BHYT đóng góp đáng kể kinh phí trong tổng số ngân sách của bệnh viện. Năm 1991, viện phí chỉ chiếm khoảng 10% tổng số ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện, Đến nay, nguồn kinh phí của các bệnh viện Trung ương hoặc các bệnh viện lớn từ thu viện phí và BHYT chiếm khoảng 60 - 80% tổ ng nguồn thu cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện. Tuy nhiên, ở một số tỉnh khó khăn nguồn kinh phí từ viện phí còn thấp do khả năng chi trả của người dân. 3.3. Thu từ viện trợ và các khoản quyên góp từ thiện nếu có Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính phủ Việt Nam qui định là một phần ngân sách của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng. Tuy nhiên bệ nh viện thường phải chi theo những nội dung đã qui định từ phía tổ chức viện trợ. Cả ba nguồn tài chính nêu trên hình thành ngân sách của bệnh viện, được quản lý theo các qui định của Chính phủ. Nguồn tài chính của bệnh viện công được dự toán cho từng năm trên cơ sở các định mức do Bộ Tài chính qui định, định mức do bệnh viện tự xây dựng đã được cơ quan chủ quản duyệ t và dự báo về khả năng thu viện phí và BHYT của năm kế hoạch. Tính chung, ngân sách y tế Việt Nam dành khoảng 40% chi cho hoạt động khám chữa bệnh ở bệnh viện. 4. Tạo nguồn ngân sách bổ sung cho y tế Ngân sách Nhà nước dành cho y tế: Ngân sách Nhà nước dành cho y tế có được từ thuế, tiền vay mượn hay trợ giúp từ bên ngoài. Tại các nước đang phát triển, ngân sách Nhà nước thường có tính không ổn định. Tuy vậy, Nhà nước nào cũng có chỉ tiêu kinh phí dành cho t ừng ngành kinh tế một. Nguồn ngân sách bổ sung: Là ngân sách lấy từ những nguồn khác ngoài ngân sách Nhà nước. Chi phí về phòng, chữa bệnh của ngành y tế luôn luôn rất cao, một mình ngân sách Nhà nước không thể có đủ để chi trả, do đó cần có những nguồn ngân sách bổ sung. Nguồn ngân sách bổ sung có đặc điểm: - Tùy thuộc đặc điểm kinh tế xã hội, chế độ chính trị của từng nước., không nước nào giống nước nào. - Th ường ở dưới dạng kết hợp cùng một lúc nhiều biện pháp khác nhau. Các mô hình thường hay được sử dụng: + Ngân sách y tế từ cộng đồng. + Thu phí từ người sử dụng. + Bảo hiểm y tế tư nhân. 24 + Sự tham gia của y tế tư nhân. 4. 1. Ngân sách từ y tế cộng đồng Được định nghĩa là từ đóng góp tự nguyện của các cá nhân, gia đình, nhóm cộng đồng nhằm hỗ trợ cho chi phí y tế mà đặc biệt là cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ngân sách y tế từ cộng đồng là nguồn tài nguyên nằm ngoài các phương tiện y tế cộng cộng của Nhà nước, hệ thống bảo hiểm xã h ội hay các nguồn trợ giúp bên ngoài. Có hai lý do quan trọng đưa đến việc ứng dụng biện pháp tạo ngân sách y tế từ cộng đồng: - Các hộ gia đình thường đủ một khoản tiền lớn cho việc khám chữa bệnh vì đó là nhu cầu bức thiết. Hướng việc chi tiêu này vào các dịch vụ có hiệu quả tốt hơn như vệ sinh phòng bệnh không làm tăng thêm gánh nạng về tài chính cho các gia đình Việt Nam chiếm khoả ng 59 đến 69% tổng chi tiêu về y tế. - Cộng đồng trực tiếp quản lý qui, nhờ đó cộng đồng có trách nhiệm và đáp ứng nhu cầu thực sự của dân được củng cố. 4.2. Thu viện phí Việc thu phí người sử dụng không những làm tăng nguồn thu ngân sách cho y tế mà còn hợp lý hóa việc sử dụng, vì vậy góp phần cải tiến chất lượng và số lượng dịch vụ y tế . Mặc dù quốc gia đã có cố gắng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh không mất tiền, thực tế cho thấy có sự giới hạn của ngân sách Nhà nước đối với việc trợ cấp toàn phần cho dịch vụ này. Tại Việt Nam, thu phí được áp dụng từ năm 1989. Có hai lý do dẫn đến việc sử dụng hình thức này: Thứ nhất, giúp nhà nước không lớn một khoản chi phí mà người dân sẵn sàng tr ả để được phục vụ. Theo điều tra năm 1991 do Bộ Y tế tiến hành, người dân Việt Nam sẵn sàng trả gấp đôi chi phí khám chữa bệnh tại các phòng khám tư để được phục vụ tốt hơn so với việc khám chữa bệnh tại các cơ sở nhà nước. Mặt khác cũng tránh được tình trạng sử dụng các dịch vụ bệnh viện, thường là đắt tiền, trong khi các dịch v ụ này có thể được cung cấp tại các cơ sở y tế tuyến trước. Kinh nghiệm cho thấy, các cá nhân có sự phân biệt đối với dịch vụ tư nhân và dịch vụ công cộng. Ví dụ người dân sẵn sàng chi trả cho dịch vụ điều trị sốt rét mà không sẵn sàng chi trả cho dịch vụ xịt thuốc chống muỗi. Vì sự phân biệt này, Nhà nước nên đầu tư cho dịch vụ phòng chống số t rét hơn là điều trị sốt rét. Thứ hai, để tránh tình trạng sử dụng lãng phí các dịch vụ khám chữa bệnh. Nếu được phục vụ miễn phí, các cá nhân có thể đòi hỏi nhiều dịch vụ cao cấp không cần thiết, tức là lạm dụng. Tuy nhiên khi thực hiện thu viện phí, người sử dụng cần phải chú ý: - Dù thu ở mức nào bao giờ cũng có những bộ phận nghèo không có khả nă ng chi 25 trả. - Trong chế độ thu viện phí, tại các bệnh viện Nhà nước, người có thu nhập khá giả sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn người nghèo vì họ có khả năng chi trả. Như vậy kinh phí Nhà nước đầu tư cho bệnh viện công đáng lẽ phải được phục vụ cho người nghèo thì lại phục vụ cho người khá giả hơn. - Mức thu phải được xem xét lại thườ ng xuyên để hợp lý hóa với tình hình giá cả và tiền tệ. - Các bệnh viện là nơi tiêu thụ phấn lớn chi phí y tế chứ không phải ở các cơ sở y tế nông thôn. Bệnh viện không chỉ là nơi có nhu cầu cao nhất về tiếp tế thường xuyên các loại y cụ, trang thiết bị khám chữa bệnh mà còn nơi có tiềm năng huy động nguồn thu cao nhất vì bệnh viện thường đặt ở các thành phố, nơ i mà người dân có điều kiện tham gia các chương trình bảo hiểm y tế. - Vấn đề sử dụng tiền thu được từ hình thức này là một vấn đề khác cần được chú ý. Số tiền này Nhà nước không nên thu lại như thu thuế. Tiền này phải được sử dụng để trả cho nơi cung cấp dịch vụ. Tiền này phải được sử dụng sao cho hiệu quả và khuyến khích được việc thu phí. 4.3. Bảo hiểm y tế Trong những phương pháp tăng nguồn kinh phí y tế đã được áp dụng thành công, đặc biệt là tại các nước phát triển, bảo hiểm y tế được xem là phương pháp thành công nhất. Với phương pháp này, chi phí y tế được san sẻ giữa người có bệnh và không có bệnh trong cộng đồng. 4.4. Y tế tư nhân Y tế tư nhân tại các nước đang phát triển là một tiềm năng lớn có thể được s ử dụng nhằm phát triển dịch vụ y tế và nâng cao hiệu quả của ngành. Trên thực tế, khu vực tư nhân đóng một vai trò tích cực ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực điều trị. Nếu biết hợp tác tốt với tư nhân, Nhà nước sẽ giảm được gánh nặng về điều trị bệnh tật và tập trung kinh phí cho việc phòng bệnh nâng cao s ức khỏe. Tại nhiều nước đang phát triển, khu vực tư nhân chiếm phần lớn tổng chi tiêu cho y tế từ 35 đến 85%. Ở Việt Nam, khu vực này đang có chiều hướng phát triển cùng nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam bao gồm: - Phòng khám y tế ngoài giờ. - Phòng khám tư. - Nhà thuốc. - Lương y. - Bệnh viện tư. Mục tiêu hợp tác với y tế tư nhân: 26 - Sử dụng nguồn lực y tế tư nhân để thay thế một phần nguồn lực Nhà nước, tạo điều kiện để Nhà nước có khả năng tài trợ thêm cho các chương trình thuộc loại ưu tiên hơn. - Dùng ảnh hưởng cạnh tranh của y tế tư nhân để làm tăng hiệu quả hoạt động của y tế Nhà nước. - Nới rộng nguồn lực dành cho y tế. - Cầ n chú ý là y tế tư nhân thường chạy theo lợi nhuận và vì thế nó đáp ứng nhu cầu cho những người có thu nhập cao. Nhà nước vì vậy phải đóng vai trò điều phối, vừa khuyến khích hoạt động của y tế tư nhân vừa đưa các hoạt động này vào qui đạo chung của hệ thống y tế. Một trong những biện pháp cần được xem xét là việc quản lý giá cả dịch vụ. 5. Phân bổ nguồ n lực y tế 5.1. Một số đặc điểm cần chú ý khi áp dụng các biện pháp tạo nguồn ngân sách bổ sung cho y tế - Trách nhiệm huy động ngân sách bổ sung phải là của Nhà nước. Muốn vậy Nhà nước phải đề ra các thay đổi trong chính sách và ban hành các luật lệ cần thiết, đồng thời sửa đổi phương pháp lập kế hoạch về tài chính và chi tiêu sao cho các khoản ngân sách này được bổ sung một cách có hiệu quả. - Các hình thức t ạo nguồn ngân sách bổ sung này không loại trừ nhau nên có thể kết hợp chúng theo nhiều cách khác nhau để tăng cường nguồn lực cho y tế. 5.2. Phân bổ nguồn lực theo nhu cầu giữa các vùng địa lý - Phân bổ theo nhu cầu: Những nơi có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cao, đơn giá chi phí cao thì nhận được mức phân bổ nguồn lực lớn hơn. - Phân bổ theo số lượng dân cư: Chia đều ngân sách theo đầu dân, không tính đến nhu cầu, vùng có đơn giá chi phí cao nghĩa là có nhu cầu nguồn lực cao để đáp ứng nhu cầu sức khoẻ lại nhận được mức ngân sách đồng đều, tạo ra sự thiếu hụt ngân sách và không công bằng trong đầu tư. - Phân bổ nguồn lực tài chính theo mức độ người dân có thể chi trả: Theo yêu cầu, đây là hình thức phân bổ ngân sách trong thị trường dẫn đến mất công bằng trầm trọng trong chăm sóc sức khoẻ. Đi ều quan trọng là cần tìm cách phân bổ nguồn lực sao cho đảm bảo được tính công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ. Chẳng hạn, có nên duy trì việc phân bổ ngân sách Nhà nước cho các tỉnh một cách đồng đều dựa trên việc tính đầu người theo hệ số điều chỉnh giữa các vùng miền, hay tính tổng chi tiêu y tế của từng tỉnh trên cơ sở nhu cầu, rồi từ đó ưu tiên cho các tỉnh nghèo, tỉ nh miền núi bằng cách cung cấp phần lớn chi tiêu y tế từ nguồn ngân sách Nhà nước. Trái lại với những tỉnh không 27 nghèo nên chăng chỉ cung cấp một phần nhỏ kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Mục tiêu đưa ra cho ngành y tế Việt Nam là sự chuyển dịch dần việc phân bổ nguồn lực hiện có theo nhu cầu người sử dụng. Do vậy một đòi hỏi cấp thiết hiện nay là xây dựng một số chỉ tiêu dựa trên nhu cầu cụ thể của người Việt Nam, có một cách nhìn tổng thể không chỉ có nguồn ngân sách Nhà n ước mà còn phải cân nhắc các nguồn khác từ BHYT bắt buộc, viện phí và viện trợ nước ngoài. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Câu hỏi lượng giá Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan • Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 9 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống 1. Việc lựa chọn ưu tiên nguồn lực ở Việt Nam: - Dưới góc độ công bằ ng nhân đạo, mục tiêu ưu tiên là (A) - Với cách tiếp cận coi hệ thống dịch vụ y tế là một mạng lưới, ưu tiên được dành cho (B) A. B. 2. Các mô hình thường được sử dụng để bổ sung tài chính là: A. Ngân sách y tế từ cộng đồng B. C. Bảo hiểm y tế tư nhân D. Sự tham gia của y tế tư nhân 3. Y tế tư nhân ở Việt Nam bao gồm: A. Phòng khám y tế ngoài giờ B. Nhà thuốc C. Bệnh viện tư D. Lương y 4. Ngân s ách từ y tế cộng đồng được định nghĩa là từ (A) của các cá nhân, gia đình, nhóm cộng đồng nhằm hỗ trợ cho (B) mà đặc biệt là cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. A. B. 28 5. Mục tiêu hợp tác với y tế tư nhân là: A. Sử dụng nguồn lực y tế tư nhân để thay thế một phần nguồn lực Nhà nước B. Dùng ảnh hưởng cạnh tranh của y tấu nhân để C. Nới rộng nguồn lực dành cho y tế 6. Phân bổ nguồn lực cho y tế Việt Nam có thể thực hiện theo cách sau : A. Phân bổ theo nhu cầu B. C. Phân bổ nguồn lực tài chính theo mức độ người dân có thể chi trả 7. Nguồn ngân sách cho bệnh viện Nhà nước bao gồm. A. Ngân sách do Chính phủ cấp hàng năm B. C. Thu từ viện trợ và các khoản quyên góp từ thiện nếu có 8. Nguồn chi trả trực tiếp của y tế tư nhân cho các hoạt động y tế hình thành thông qua việc (A) cho (B) và chi mua thuốc để tự điề u trị. A. B. 9. Nguồn chi trả gián tiếp của y tế tư nhân cho các hoạt động y tế hình thành thông qua các quĩ (A) , từ thiện, qui phi Chính phủ, (B) Tuy nhiên, nguồn này ở Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chi phí chung. A. B. • Phân biệt đúng sai các câu từ 10 đến 18 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai: TT Câu hỏi A B 10 Giá viện phí do chính quyền cấp tỉnh của từng địa phương qui định dựa trên một khung giá tối đa - tối thiểu đã được các Bộ Y tế và Bộ Tài chính duyệt 11 Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầu, mức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của bệnh viện và cũng đã được các tổ chức có thẩm quyển ở địa phương phê duyệt 12 Hiện nay, cơ quan BHYT thanh toán viện phí trực tiếp cho bệnh nhân 13 Nguồn ngân sách bổ sung cho y tế là ngân sách trích một phần ngân sách Nhà nước cho các cơ sở y tế khi thực sự có nhu cầu 14 Lý do quan trọng dẫn đến sử dụng nguồn ngân sách từ y tế công cộng là các hộ gia đình thường có một khoản tiền lớn đe cho cho khám và chữa bệnh. vì đó là nhu cầu bức thiết . đồng. 3. Tài liệu tham kh ảo 1. Trường Đại học Y tế Công cộng. Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế. NXB Y học, 2002. 2. Bộ môn Kinh tế y tế, Trường cán bộ quản lý Y tế. Kinh tế y tế. NXB Y học,. Kinh tế y tế. NXB Y học, 1999. 3. Trường Đại học Y Hà Nội. Bộ môn kinh tế y tế. Bài giảng kinh tế y tế. NXB Y học, 2002. 4. David N.Hyman. Modern Microeconomic. Analysis and application. Times. bổ sung tài chính l : A. Ngân sách y tế từ cộng đồng B. C. Bảo hiểm y tế tư nhân D. Sự tham gia của y tế tư nhân 3. Y tế tư nhân ở Việt Nam bao gồm: A. Phòng khám y tế ngoài giờ B. Nhà

Ngày đăng: 27/07/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan