Làm sao để cư xử với đồng nghiệp đố kỵ Xoa dịu tính đố kỵ Bạn có hay trách mắng đổ lỗi cho đồng nghiệp? Bạn có làm điều gì đó làm nảy sinh tính đố kỵ trong họ? Bạn có coi thường đồng nghiệp và hay khoe khoang thành công của bạn? Nếu những câu trả lời đều là “Có” tức là chính bạn đã kích thích cho tính đố kỵ của họ phát triển. Cần thay đổi cách cư xử của mình. Đừng tỏ ra “ta đây” trước mặt đồng nghiệp. Hãy thân tình chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm thành công của bạn. Hãy làm sao để tính đố kỵ của đồng nghiệp không còn “đất” sống. Dành được sự kính trọng của đồng nghiệp Bạn tự coi mình là “number one” trong công ty? Thật vớ vẩn! Bạn sẽ là gì nếu không có tập thể? Hãy là người biết mình biết ta, dù bạn thật sự có năng lực vẫn phải luôn tỏ ra cầu tiến và học hỏi đồng nghiệp. Nên nhớ, ai cũng có thể là thầy của bạn ở một lĩnh vực nào đó, bạn không phải là anh Biết Tuốt. Nếu bạn thật sự có tài nhưng vẫn luôn cầu tiến và hòa nhã, bạn sẽ nhận được lòng kính trọng của đồng nghiệp thay vì sự đố kỵ. Phòng còn hơn chữa Nếu bạn nhận thấy có người đang khó chịu với mình thì hãy nhanh chóng ngăn chặn sự khó chịu ấy. Khiêm tốn, nhún nhường nhưng đừng để sự đóng góp của bạn không được nhận ra. Chúc mừng cho thành công của người đồng nghiệp một cách chân thành. Chỉ một thoáng ghen tị của bạn cũng khiến người khác coi thường. Đối phó với hành động của họ Nếu bạn không thể xoa dịu sự ghen ghét của đồng nghiệp thì bạn buộc phải phản ứng để cứu lấy danh tiếng của mình trong công ty. Nhưng cũng cần có sự kiềm chế để không dẫn đến cãi vã. Nếu một kẻ nào đó vu khống để bôi nhọ hình ảnh của bạn thì hãy chứng minh điều ngược lại bằng chính thành quả công việc của bạn. Đừng trả đũa họ bằng hành động tương tự bởi điều đó chỉ làm bạn thấp hèn đi mà thôi. Biết khen ngợi mọi người, luôn mỉm cười vui vẻ, làm việc chăm chỉ và tránh xa những cuộc tụ tập bàn tán. Tìm đồng minh từ cấp trên Một trong những việc đầu tiên bạn cần làm để bảo vệ chính mình là tìm đồng minh. Càng có hậu thuẫn từ cấp trên thì bạn càng có cơ hội dành phần thắng nhiều hơn. Chỉ riêng hành động này cũng có thể ngăn chặn những ý đồ xấu. Đồng nghiệp đố kỵ có ý định làm hại bạn thì họ cũng phải ái ngại khi bạn có được sự hậu thuẫn từ cấp trên. Đừng một mình giải quyết mà hãy trình bày mối lo ngại của bạn với sếp và thông báo những động thái của đối phương. Nắm giữ bằng chứng Lưu lại những cuộc đối đầu giữa hai người kèm theo bằng chứng. Nếu bạn nhận được những lá thư nói xấu từ anh ta, hãy lưu giữ chúng lại, nhưng nhớ đừng gửi thư đáp trả với lời lẽ tương tự nhé. Chúng giúp bạn rất nhiều trong việc đối phó với hạng người này. Cho họ cơ hội Đừng để đối phương ở thế phòng thủ mà hãy để cho họ biết họ nên dè chừng và họ không còn hy vọng. Bạn đang cố tránh một mâu thuẫn lớn vì vậy hãy cho họ cơ hội sửa sai. Chỉ cần một sự tha thứ nhỏ cũng giúp hình ảnh bạn lớn lên rất nhiều. Hãy làm cho người đồng nghiệp xấu tính cảm thấy xấu hổ và muốn xin lỗi. Hãy là người độ lượng và bao dung, bạn sẽ có thêm bạn và bớt thù. . Làm sao để cư xử với đồng nghiệp đố kỵ Xoa dịu tính đố kỵ Bạn có hay trách mắng đổ lỗi cho đồng nghiệp? Bạn có làm điều gì đó làm nảy sinh tính đố kỵ trong họ? Bạn có coi thường đồng nghiệp. tính đố kỵ của họ phát triển. Cần thay đổi cách cư xử của mình. Đừng tỏ ra “ta đây” trước mặt đồng nghiệp. Hãy thân tình chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm thành công của bạn. Hãy làm sao. nghiệp những kinh nghiệm thành công của bạn. Hãy làm sao để tính đố kỵ của đồng nghiệp không còn “đất” sống. Dành được sự kính trọng của đồng nghiệp Bạn tự coi mình là “number one” trong công ty?