Trải nghiệm cuộc sống tự lập Trong con mắt của các bậc phụ huynh ở Việt Nam, những đứa con dưới 18 tuổi của họ còn rất bé bỏng và vẫn nằm trong vòng bao bọc của cha mẹ. Tuy nhiên, ở Úc lại có khá nhiều thanh thiếu niên, thậm chí mới khoảng 15-17 tuổi, đã tách khỏi gia đình để sống tự lập hoàn toàn. “Tôi trẻ và tôi tự lập. Yeahhh!” - hình ảnh của Nicholas trong ngày đầu tiên từ Queensland xuống Melbourne tìm việc làm. (Bay Vút) John là một chàng trai ‘Úc rặt’ với mái tóc vàng hơi xoăn tự nhiên và đôi mắt xanh thẳm. Năm nay anh 31 tuổi và là giáo viên dạy làm bánh trong một trường dạy nghề tư khá nổi tiếng ở Melbourne. Nhìn gương mặt nghiêm nghị của một thầy giáo như anh, ít ai ngờ được rằng thời trẻ anh cũng được liệt vào dạng ‘quậy tới bến’. Gia đình John có một chuỗi cửa hàng kinh doanh đồ trang sức trong thành phố. Tuy có một cuộc sống đầy đủ nhưng John đã tách khỏi gia đình từ năm mới 15 tuổi để sống tự lập. Vào thời điểm đó, anh tạm nghỉ học để đi làm kiếm tiền nuôi bản thân. Anh hoàn toàn độc lập về kinh tế và không nhận bất cứ sự trợ cấp nào từ phía gia đình. Sau nhiều lần khuyên nhủ con quay về nhà nhưng không thành công, bố mẹ John rất giận anh và họ dọa ‘từ’ anh. Nicholas cũng là một thanh niên Úc 24 tuổi, cao tới 1,9 mét và rất thân thiện. Gia đình Nicholas sống ở bang Queensland và chàng trai này mới chuyển xuống Melbourne được khoảng hai tháng để bắt đầu một cuộc hành trình tìm kiếm việc làm. Nicholas tách khỏi gia đình từ năm 17 tuổi, sau khi tốt nghiệp trung học. Tại thời điểm đó, Nicholas sống cùng bạn bè trong một ngôi nhà thuê ở Sunshine Coast, Queensland. Nicholas làm nhân viên bán hàng trong một cửa hàng thời trang ở trung tâm thương mại Myer. Nicholas sống tự lập như vậy đã được gần bảy năm nay. Nicholas cho biết: “Lý do khiến tôi tách khỏi gia đình là tôi muốn sống cuộc sống của tôi bởi khi sống cùng với bố mẹ, có những lúc tôi cảm thấy ‘ngạt thở’. Bố tôi là một tài xế xe tải nên vắng nhà thường xuyên, một mình mẹ tôi phải quán xuyến việc nhà và chăm sóc ba đứa con trai nên thường sinh ra cáu bẳn và khó tính. Tôi là con cả trong gia đình nên đã quyết định rời khỏi nhà để giảm bớt gánh nặng cho mẹ. Đứa em thứ hai của tôi cũng rời khỏi nhà để sống với bạn gái được vài năm nay. Mọi chi phí sinh hoạt tôi đều tự lo hết. Có những lúc kẹt tiền hỏi xin mẹ tôi thì bà chỉ cho từ 50-100 đô-la. Bà bảo là muốn được chu cấp thì hãy quay về ở với gia đình, còn không thì phải tự lo mọi thứ.” Nicholas cho biết đã có một thời gian dài anh thất nghiệp, không một xu dính túi và phải sống bằng trợ cấp của chính phủ. Tuy nhiên, Nicholas vẫn không muốn dựa dẫm vào bố mẹ nên anh đã quyết định đến Melbourne lập nghiệp. Trải nghiệm cuộc sống “Từ khi sống độc lập, tôi không ngại làm bất cứ công việc gì, kể cả những công việc trước đó tôi rất ghét khi sống chung với bố mẹ như rửa chén bát”, Nicholas bật cười chia sẻ kinh nghiệm những ngày đầu sống xa gia đình. Đến bản thân Nicholas cũng khá bất ngờ về những thay đổi của bản thân. Anh trở nên tự chủ hơn, có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình: “Bạn có tin được không, hồi còn ở chung với bạn bè ở Queensland, tôi lại là người thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và nhắc nhở họ. Nhiều khi thấy khu bếp bừa bộn và bẩn thỉu quá, tôi bèn bật nhạc thật to để lấy khí thế ‘chiến đấu’. Loáng một cái, đống bát đĩa, xoong nồi đã được rửa xong xuôi.” “Rồi tôi đi chợ, tự nấu nướng cho tiết kiệm vì ăn ngoài rất tốn kém. Món tủ của tôi là salad cá ngừ và cá nướng vì chúng rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, tôi cũng hoàn thiện mình hơn trong các mối quan hệ với bạn bè. Lúc trước khi ở cùng gia đình, những lúc bị bố mẹ mắng, tôi thường ‘bật’ lại nhưng giờ đây, tôi đã học được cách mỉm cười trước những điều không hài lòng trong cuộc sống”, Nicholas chia sẻ. Tuy nhiên, Nicholas cho biết cuộc sống tự lập cũng có những mặt trái mà một trong số đó là sự thiếu kiểm soát bản thân: “Thuốc lá, rượu chè, sex là những thứ bạn sẽ phải đối mặt khi sống một mình, đặc biệt là rượu. Từ khi ở riêng tôi thường xuyên tụ tập bạn bè, tiệc tùng và uống rượu. Tôi có thể uống được cả chai rượu Jim Bim lớn (750 ml) pha với Coke. Có lần, chúng tôi bị hội đồng khu vực cảnh cáo vì tiệc tùng thâu đêm, ảnh hưởng đến hàng xóm. Có lần say quá, chúng tôi nôn mửa khắp nhà. Hôm sau tỉnh dậy mới thấy thật kinh hoàng!” Với John, cuộc sống tự lập lúc mới 15 tuổi cũng có rất nhiều khó khăn: “Trước đó, tôi chẳng mấy khi phải đụng tay vào việc nhà nhưng cuộc sống tự lập đã khiến tôi trưởng thành lên rất nhiều. Thời đó, tôi đi bán hàng ăn với mức lương rất thấp vì tôi còn ít tuổi. Bạn có thể tưởng tượng ra tôi hai năm sau đó, lúc 17 tuổi, vừa đi học lại cấp ba, vừa đi làm rất nhiều việc để nuôi con không?”, anh cho biết. 17 tuổi, John có đứa con đầu tiên với cô bạn gái hơn mình ba tuổi. Và 10 năm sau đó, khi bước vào tuổi 27, anh đã có tới bốn đứa con. Cuộc sống không tràn đầy màu hồng lí tưởng bởi những áp lực của cuộc sống, tiền bạc, con cái cộng với việc bạn gái anh không có công ăn việc làm và sự bất đồng về quan điểm sống đã khiến họ cãi nhau triền miên. Kết cục cuối cùng là ‘đường ai nấy đi’. Hiện nay, John có một công việc rất ổn định với vai trò giáo viên dạy nghề. Anh lại vừa có thêm một niềm vui lớn trong đời vì mới cưới được một cô vợ trẻ xinh đẹp, có học thức và quan trọng hơn cả là cô chấp nhận tất cả quá khứ của anh. Anh bảo hạnh phúc với anh như thế là đủ. Tuy nhiên, anh vẫn còn một niềm day dứt khôn nguôi về bốn đứa con nhỏ mặc dù hàng tháng, anh vẫn chu cấp tiền đầy đủ cho chúng. “Tôi không hối tiếc vì đã có các con nhưng tôi chỉ ân hận một điều là mình làm cha khi còn quá trẻ và chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt tâm lí cũng như vật chất để đảm bảo cho chúng có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng là một phần hậu quả của việc tôi tách khỏi gia đình khi còn quá trẻ và đã không lắng nghe sự bảo ban thường xuyên của cha mẹ. Tại thời điểm đó, tôi muốn khẳng định mình, không muốn dựa vào cái bóng của cha mẹ nhưng sai lầm lớn nhất của tôi khi ở riêng là đã không coi trọng sự quan tâm của họ cũng như những giá trị của gia đình.” Giọng nói của John chùng xuống khi tâm sự về những trải nghiệm của bản thân. “Sau này, tôi cũng không muốn các con tôi sẽ lại dẫm vào ‘vết xe đổ’ của tôi và nếu chúng muốn thực sự tách khỏi gia đình khi còn niên thiếu thì tôi sẽ cố gắng khuyên nhủ chúng đợi thêm một vài năm nữa”, anh tâm sự. Luật pháp Úc và sống tự lập Luật pháp Úc không quy định cụ thể về độ tuổi thanh thiếu niên có thể bắt đầu một cuộc sống tự lập hoàn toàn. Tuy nhiên, chính phủ cũng đưa ra đề xuất rằng thiếu niên trên 16 tuổi có thể sống độc lập. Mặc dù vậy, cha mẹ các em vẫn phải có trách nhiệm cho tới khi các em đủ 18 tuổi, trừ phi các em đã lập gia đình có sự đồng ý của cha mẹ. Đối với những thiếu niên dưới 16 tuổi sống độc lập, luật pháp ở một số bang quy định các bậc phụ huynh cũng phải có trách nhiệm kiểm tra kĩ lưỡng mọi điều kiện như công việc, nơi ăn, chốn ở của các em để đảm bảo trong trường hợp khẩn cấp xảy ra, các em có được sự trợ giúp cần thiết. Nếu các em phải sống ở những nơi nguy hiểm, thiếu ăn thiếu mặc thì cha mẹ họ có thể sẽ bị truy tố theo Bộ Luật Hình sự Úc. Trong trường hợp này thì cảnh sát hoặc Dịch vụ chăm sóc Gia đình, Thanh thiếu niên và Trẻ em Úc có thẩm quyền đưa các em ra khỏi nơi ở đó nếu như các em không có người giám hộ. . quyết định đến Melbourne lập nghiệp. Trải nghiệm cuộc sống “Từ khi sống độc lập, tôi không ngại làm bất cứ công việc gì, kể cả những công việc trước đó tôi rất ghét khi sống chung với bố mẹ. thật kinh hoàng!” Với John, cuộc sống tự lập lúc mới 15 tuổi cũng có rất nhiều khó khăn: “Trước đó, tôi chẳng mấy khi phải đụng tay vào việc nhà nhưng cuộc sống tự lập đã khiến tôi trưởng thành. năm nữa”, anh tâm sự. Luật pháp Úc và sống tự lập Luật pháp Úc không quy định cụ thể về độ tuổi thanh thiếu niên có thể bắt đầu một cuộc sống tự lập hoàn toàn. Tuy nhiên, chính phủ cũng