XOẮN ĐỈNH pps

3 188 0
XOẮN ĐỈNH pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

XOẮN ĐỈNH I. CHẨN ĐOÁN 1.1. Lâm sàng: - Bệnh nhân có cơn xỉu hoặc ngất - Co giật nếu cơn ngất kéo dài. 1.2. Điện tim: - Nhịp cơ sở đã bị rối loạn: QT dài ra, sóng U lớn - Thường bắt đầu bằng một NTT thất, xuất hiện muộn sau phức bộ cơ sở (trên 0.6 giây), thời gian cố định nếu được lặp lại - Tiếp theo xuất hiện một loạt QRS từ 3 phức hợp trở lên, tần số 200 - 250/mm, nối tiếp nhau với hình dạng và biên độ thay đổi chung quanh đường đẳng điện. 1.3 . Nguyên nhân thường gặp: - Block nhĩ thất hoàn toàn - Hạ kali máu - Ngộ độc thuốc: quinidin (QT dài) và một số thuốc chống loạn nhịp tim khác - Tự phát ở tim bình thường - Phản ứng với erythromycin. II. ĐIỀU TRỊ 1. Nếu xoắn đỉnh kéo dài, không tự hết sau 5 giây: - Đấm vùng trước tim, ấn ép tim ngoài lồng ngực. - Truyền TM 1,5 - 3 gam ma giê sulfat - Ngừng thuốc chống loạn nhịp đang dùng (những thuốc chống loạn nhịp thuộc nhóm Ia, Ic, III, thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, một số thuốc kháng H1, erythromycine ). - Không làm sốc điện. 2. Nếu xoắn đỉnh kéo dài, nguy cơ khởi phát rung thất: - Đấm vào vùng trước tim - Sốc điện ngoài lồng ngực 200 J (tránh sốc điện nhiều lần vò có thể làm mất ka li) - Điều chỉnh kali máu: duy trì ka li máu 4-5 mmol/l bằng cách truyền kali clorua 0,5-1 g/1h (bơm tiêm điện) trong 3 giờ rồi sau đó truyền TM 6 g/24 giờ - Phối hợp truyền TM 1-3 gam magiê sulphat trong 2 giờ rồi tiếp tục truyền TM 6 - 12g/24 giờ - Đặt máy tạo nhịp có điện cực trong buồng tim, để tần số 100 - 120 nếu xoắn đỉnh tái phát, chưa điều chỉnh được rối loạn về kali máu, thuốc chống loạn nhịp đã dùng chưa hết hẳn tác dụng - Nếu do blốc nhĩ thất, truyền TM isoprenalin 1-2mg hay tiêm TM 0,5 mg atropine trong khi chờ đợi đặt máy tạo nhịp. TS. Tạ Mạnh Cường . XOẮN ĐỈNH I. CHẨN ĐOÁN 1.1. Lâm sàng: - Bệnh nhân có cơn xỉu hoặc ngất - Co giật nếu cơn ngất. nhịp tim khác - Tự phát ở tim bình thường - Phản ứng với erythromycin. II. ĐIỀU TRỊ 1. Nếu xoắn đỉnh kéo dài, không tự hết sau 5 giây: - Đấm vùng trước tim, ấn ép tim ngoài lồng ngực. - Truyền. trầm cảm loại 3 vòng, một số thuốc kháng H1, erythromycine ). - Không làm sốc điện. 2. Nếu xoắn đỉnh kéo dài, nguy cơ khởi phát rung thất: - Đấm vào vùng trước tim - Sốc điện ngoài lồng ngực

Ngày đăng: 27/07/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan