Cách làm bài thi ĐH đạt điểm cao Các chuyên gia dự báo về đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ và đưa ra những lời khuyên để các thí sinh có thể làm bài thi đạt hiệu quả cao nhất. Môn Văn: Cơ cấu điểm: 2-5-3 Thầy Lê Phạm Hùng, THPT Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội, cho biết: Có thể dự báo xu hướng ra đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ môn Văn không khác nhiều lắm so với cách ra đề thi môn học này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi vì năm nay là năm cuối cùng thi theo chương trình cũ, không có thay đổi lớn. Đề thi vẫn có thể là 2 câu hỏi chung và 1 câu hỏi tự chọn với cơ cấu vẫn là một câu cơ bản, một câu thuộc lòng Cơ cấu điểm của đề thi sẽ là 2-5-3 như mọi năm trong đó 5 điểm dành cho câu hỏi phân tích, 2 điểm cho câu tái hiện kiến thức và 3 điểm dành cho câu tự chọn - khó hơn một chút dùng để phân loại thí sinh (có thể là câu yêu cầu bình giảng hoặc một chút cảm thụ). Câu hỏi của đề thi càng ngày càng đơn giản. Với kiểu đề thi này, thí sinh phải có kỹ năng lập dàn ý, biết tách vấn đề, biết chi tiết hóa vấn đề, khái quát đề thành các ý nhỏ. Thí sinh hay có thói quen cứ nghe nói đến tác phẩm hay nhân vật nào đó là lập tức chép ngay từ đầu đến cuối vì thuộc lòng nên nhiều khi điểm không cao. Để tránh lỗi này, thí sinh nên bắt đầu làm bài bằng việc đọc kỹ đề thi, tránh hiện tượng đọc lướt - căn bệnh mãn tính của học sinh. Để tránh lỗi diễn đạt mà học sinh thường mắc trong khi làm bài thi, thí sinh nên cố gắng hiểu vấn đề và diễn đạt theo cách của riêng mình thì văn chương mới mạch lạc, hồn nhiên. Sau cùng, thí sinh thường tưởng là văn làm càng dài thì càng được nhiều điểm là sai lầm. Với thời gian ấy, dung lượng bài làm ấy thì chỉ cần phủ kín 2 tờ giấy thi là đạt yêu cầu, không cần 10 hay 13 trang như người ta vẫn nghĩ. Một điều nữa, Văn D và Văn C không có sự rạch ròi dễ hơn khó hơn như người ta nghĩ, hãy làm bài tốt nhất có thể. Môn Toán: 60% kiến thức lớp 12; 40% lớp 11 Thầy Nguyễn Vũ Lương, Chủ nhiệm khối chuyên Toán - Tin THPT, ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội cho biết: Qua kỳ thi tốt nghiệp vừa diễn ra có thể thấy với mặt bằng chung như năm nay đề thi môn Toán sẽ dễ hơn đề thi ĐH, CĐ năm trước. Nhìn chung nếu đề thi môn Toán ra như năm ngoái là có thể phân loại được thí sinh. Để đối mặt với kiểu đề thi này, thí sinh phải học cẩn thận, tập trung vào chương trình lớp 12, chỉ học những bài cơ bản không cần đi vào toán có “mẹo mực”. Đề thi sẽ có 60% đề thi kiểm tra kiến thức lớp 12, 40%-chương trình lớp 11. Nội dung đề thi không khác năm trước nên thí sinh nên tham khảo đề năm 2006. Môn Vật lý: 50% điểm nằm ở lý thuyết Thầy Nguyễn Cảnh Hòe, Khối THPT chuyên, ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội nói: Đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ môn Vật lý năm nay sẽ khó hơn, kiểm tra kiến thức sẽ trải đều chương trình hơn. Phải là học sinh giỏi mới đạt được điểm 8,9,10. Thí sinh nên chú ý làm bài theo kiểu “vượt qua thử thách”: Câu hỏi dễ làm trước, câu hỏi lý thuyết làm trước, các câu hỏi mang tính bài tập không cần dùng máy tính nên được làm tiếp theo. Câu hỏi nào phải dùng máy tính thì làm sau; câu nào thật khó phải tính toán phức tạp thì làm sau cùng, không nên để xảy ra tình trạng hết giờ rồi mà vẫn còn câu lý thuyết chưa giải quyết. Thí sinh cần nhớ là 50% số điểm nằm ở lý thuyết. Các bạn ở tỉnh xa không có điều kiện mua sách thì xem các đề trắc nghiệm của Bộ GD- ĐT. (Còn nữa) Theo Tiền Phong . Cách làm bài thi ĐH đạt điểm cao Các chuyên gia dự báo về đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ và đưa ra những lời khuyên để các thí sinh có thể làm bài thi đạt hiệu quả cao nhất. Môn. học sinh giỏi mới đạt được điểm 8,9,10. Thí sinh nên chú ý làm bài theo kiểu “vượt qua thử thách”: Câu hỏi dễ làm trước, câu hỏi lý thuyết làm trước, các câu hỏi mang tính bài tập không cần. mắc trong khi làm bài thi, thí sinh nên cố gắng hiểu vấn đề và diễn đạt theo cách của riêng mình thì văn chương mới mạch lạc, hồn nhiên. Sau cùng, thí sinh thường tưởng là văn làm càng dài