Thí sinh dễ mất điểm những lỗi thông thường Những năm gần đây, cách đặt câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT nhìn chung rất đơn giản. Mỗi câu đều tạo điều kiện cho thí sinh (TS) tận dụng tối đa kiến thức, kỹ năng và vốn sống của mình để làm tốt bài thi. Nhưng, trong quá trình làm bài, nhiều TS, thậm chí cả học sinh giỏi, vẫn bị mất điểm vì những lỗi “vô duyên”. Chỉ cần mỗi câu mất 0,25 điểm thì việc đạt điểm 5 đối với TS cũng trở nên khó khăn hơn. Sai một li, “đi” nhiều điểm Lỗi đầu tiên mà nhiều TS hay mắc phải là đọc đề không kỹ. Chỉ cần thấy một vài câu chữ thường gặp, thấy một dạng đề quen thuộc là TS lập tức… cắm đầu cắm cổ làm. Thầy Trần Tiến Thành, chuyên viên môn Văn, Sở GD-ĐT TP.HCM lưu ý: nếu TS đọc đề “ba chớp, ba nhoáng” sẽ dẫn đến không hiểu rõ câu hỏi hoặc nhầm lẫn tác phẩm, ví dụ yêu cầu vai trò của gia đình thì chỉ nói về gia đình, không xoáy đến vai trò. Có năm đề ra thuộc tác phẩm Vợ chồng A Phủ nhưng một TS trường chuyên lại phân tích Vợ nhặt từ đầu đến cuối! Ở môn Toán, các em có thể nhầm lẫn các giả thiết với nhau, chép sai dữ liệu, dấu cộng thành dấu trừ, sai tọa độ, thế là mất điểm! Ở môn Sinh, theo thầy Trần Ngọc Danh, Tổ trưởng tổ Sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, 20% HS thường sai sót ở phần tiến hóa. Các em cũng hay gặp lúng túng trong bài tập ở phần di truyền. Giờ ôn thi môn Sinh của học sinh lớp 12A5 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM Ở môn Địa, có em đọc đề từ “tài nguyên nước” chuyển thành “tài nguyên của các nước”. Bài làm của TS đi lạc quá xa, mất điểm hoàn toàn ở phần này. Không vững kỹ năng, vận dụng thiếu thao tác Lỗi phổ biến ở các môn thi tự luận mà nhiều TS thường gặp là vận dụng thiếu thao tác. Thầy Trần Tiến Thành cho ví dụ cụ thể: ở môn Văn, câu nghị luận xã hội, đáp án thường yêu cầu có những thao tác cơ bản như giải thích, chứng minh, phân tích… TS quên giải thích để tìm vấn đề nghị luận mà “phang vô” chứng minh và bàn luận. Ngoài ra bài làm không hoàn chỉnh, quên kết bài hoặc kết bài quá sơ sài; hoặc trình bày cẩu thả, bổ sung chồng chéo làm giám khảo… nhức đầu cũng làm các em mất điểm. Có TS bổ sung phần một, trong phần bổ sung này lại phát sinh bổ sung phần hai, do đó trong bài làm của các em có nhiều mũi tên chỉ dẫn phần bổ sung. Lỗi thường thấy cũng trong môn Văn là các em quá say sưa viết về một ý (đó chỉ là ý phụ) mà quên bàn luận về những ý khác, quên tính toàn diện của vấn đề cần bàn. Dù TS viết rất hay nhưng điểm số chỉ tính một ý, trong khi có bài viết nhạt hơn nhưng điểm cao, vì có nhiều ý hơn. Có bài làm chỉ phân tích cụ thể mà thiếu tổng hợp, khái quát hoặc ngược lại. Thế là TS bị mất điểm! Từ kỳ thi tốt nghiệp năm học trước, Bộ đã có quy định chấm chéo giữa các tỉnh với nhau. Thầy Nguyễn Đình Song Minh, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nhắc nhở: “Giáo viên (GV) tại TP.HCM quen với cách làm bài của học trò mình nên có thể du di những lỗi về hình thức trình bày, trong khi đó, mỗi GV các tỉnh khi chấm bài cho HS TP – chìm ngập trong hàng trăm bài chấm, nên mỗi người chịu một sức ép tâm lý rất lớn. Các em sẽ dễ bị bắt bí nếu hình thức làm bài không chuẩn như chữ viết xấu, cẩu thả, trình bày không mạch lạc, ý tưởng không rõ ràng khiến cảm tình của người chấm bài sẽ giảm xuống. Các em cũng không nên gạch xóa lung tung trong bài làm, tránh bỏ nhiều chỗ trống làm người chấm bài khó theo dõi và có thể cộng sót điểm”. “TS lưu ý không sử dụng ký hiệu một cách tùy tiện, ngoại trừ những ký hiệu đã được quy ước. Có một quy luật bất thành văn là TS không được bắt giám khảo phải hiểu những gì TS viết. Nếu gặp người chấm khó, TS bị trừ điểm mà không thể khiếu nại được”, thầy Song Minh nhấn mạnh. Một lỗi phổ biến khi làm bài thi môn Toán là bài giải của TS thiếu lập luận. Có em chỉ ghi đáp số, dù cho đáp số đúng nhưng vẫn mất điểm. Vì vậy, TS nên nhớ phải viết công thức, thế số vào ngay trong bài làm (nhiều em làm khâu này ở giấy nháp và quên chép lại ở bài thi). Nhiều giám khảo cảm thấy tiếc nuối khi phương pháp làm bài của các em hoàn toàn đúng, nhưng do các em viết sai đề nên mất điểm “oan”. Chỉ cần sai ở câu đầu tiên sẽ kéo theo sai sót mang tính “liên hoàn”, kết quả tính câu trước được sử dụng cho những câu sau cho nên TS sẽ mất điểm rất nhiều. Tuy rằng có em cẩn thận dò lại phép toán nhưng lỗi này khó phát hiện, vì bài làm của các em logic. Do vậy, cách tốt nhất là TS phải dò từ đề hoặc phải đọc kỹ đề ngay từ đầu. Thầy Mai Phú Thanh, chuyên viên môn Địa Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: từ năm 2008 – 2009, các câu hỏi thi tốt nghiệp THPT không phải là câu hỏi lớn (mỗi câu là một phần bài học như trước đây), mà mỗi câu là một hệ thống câu hỏi nhỏ liên hoàn có mối quan hệ với nhau và nằm ở nhiều phần khác nhau, thậm chí có phần thuộc về kiến thức cuộc sống của học sinh. Vận dụng kiến thức mới là khâu quan trọng chứ không phải thuộc lòng. Nhiều TS mất điểm vì vẽ sai biểu đồ. Một bảng số liệu có nhiều cách vẽ biểu đồ khác nhau. Tùy theo câu hỏi đi kèm theo bảng số liệu, học sinh chọn vẽ biểu đồ phù hợp. Cấu trúc bảng số liệu hiện nay cũng thay đổi, có thể phân tích nhiều hướng khác nhau, nên tùy theo câu hỏi đi kèm, TS phải biết rút ra nhận xét và lựa chọn kiến thức giải thích nguyên nhân cho phù hợp. Lỗi tại… bút chì “Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đáp án, có em tự chấm cho mình được 8 điểm. Nhưng kết quả bài làm chỉ có 5 điểm”, thầy Trần Ngọc Danh đã kể về nỗi thất vọng của học trò mình. Đó chính là lỗi tại bút chì. Tuy rằng, TS trả lời đúng câu hỏi nhưng do bôi xóa không kỹ các câu đã chọn lựa trước đó, khiến máy chấm “đọc” thành hai đáp án. Hoặc có câu tô mờ quá cũng khiến máy không chấm điểm. Kỳ thi tốt nghiệp năm nay có ba môn thi trắc nghiệm là Sinh, Lý và Ngoại ngữ. Do vậy, theo các GV, các em cần tập cách tô đậm các ô trả lời bằng bút chì, tô làm sao cho đủ độ đậm, vừa kín vòng tròn thật nhanh. Ngoài ra, TS cũng cần cẩn thận khi xóa tẩy các phương án trả lời sai, tẩy sạch mà không làm rách giấy. Khi tô, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô, không gạch chân hoặc chỉ dùng ký hiệu đánh dấu. TS cũng không được tự ý viết thêm gì ngoài những mục cần khai trên phiếu trả lời. Khi làm đến câu trắc nghiệm nào thì TS tô ngay ô tròn trả lời trên phiếu, ứng với câu trắc nghiệm đó. Không nên làm trên giấy nháp trước rồi mới tô sau, vì cách làm này vừa khiến TS bị mất thời giờ vốn “vừa đủ xài”, vừa tăng nguy cơ tô lộn ô. Một câu hỏi trắc nghiệm có bốn lựa chọn, trong đó có hai phương án chắc chắn sai với mục đích “gây nhiễu”. Trong hai phương án còn lại, hãy lựa chọn phương án mình cảm thấy là đúng nhất. Kỹ năng này muốn thành thạo đòi hỏi TS phải vững về lý thuyết và siêng luyện giải bài tập, đề thi cũ. (Theo PNTD) . Thí sinh dễ mất điểm những lỗi thông thường Những năm gần đây, cách đặt câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT nhìn chung rất đơn giản. Mỗi câu đều tạo điều kiện cho thí sinh (TS). chí cả học sinh giỏi, vẫn bị mất điểm vì những lỗi “vô duyên”. Chỉ cần mỗi câu mất 0,25 điểm thì việc đạt điểm 5 đối với TS cũng trở nên khó khăn hơn. Sai một li, “đi” nhiều điểm Lỗi đầu tiên. dấu cộng thành dấu trừ, sai tọa độ, thế là mất điểm! Ở môn Sinh, theo thầy Trần Ngọc Danh, Tổ trưởng tổ Sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, 20% HS thường sai sót ở phần tiến hóa. Các em cũng