1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH CƯỜNG GIÁP TRẠNG (Hyperthyroidism) docx

10 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 130,12 KB

Nội dung

BỆNH CƯỜNG GIÁP TRẠNG (Hyperthyroidism) Giáp trạng (thyroid gland) là một tuyến nhỏ hình móng ngựa, nằm ở trước cổ, phía dưới cục xương lộ ra. Tuyến tiết kích thích tố thyroxine. Tên khoa học của thyroxine lằng nhằng, nên người ta hay gọi tắt nó là T4. Không chất nào trong cơ thể có tác dụng đa năng như T4. Nó điều khiển sự biến dưỡng của các cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy mọi tế bào làm việc, kiểm soát sự sử dụng năng lượng, cung cấp các chất cần cho sự hoạt động của tế bào. Nó còn ảnh hưởng đến sự khôn lớn và trưởng thành của tất cả các tế bào. Trên óc ta, có một tuyến, gọi tuyến não thùy (pituitary gland). Tuyến này thuộc hàng giám đốc, giám thị và đốc thúc các tuyến khác làm việc. Tuyến não thùy tiết những chất có tác dụng kích thích những tuyến dưới quyền: giáp trạng, thượng thận (adrenal glands), buồng trứng (ovaries), dịch hoàn (testicles), Trong những chất ấy, có chất TSH (thyroid stimulating hormone), làm công việc kích thích tuyến giáp trạng, thúc đẩy tuyến giáp trạng chăm chỉ tiết đủ T4 cho cơ thể. Nhờ sự tận tụy của tuyến não thùy, dòm chừng và thúc đẩy tuyến giáp trạng, cơ thể ta luôn có đủ T4 để hoạt động, và khi thử máu, ta thấy cả T4 lẫn TSH đều bình thường, không tăng cao hay xuống thấp. Tuyến não thùy cũng điều động các tuyến quan trọng khác của cơ thể với cơ chế tương tự. Giá cứ điều hòa như thế, kể cả những việc khác của cuộc đời. Được vậy thì sướng quá, mọi người sinh ra, mạnh khỏe, ngao du cõi thế đủ ba vạn tám nghìn ngày, rồi một đêm nằm ngủ không dậy nữa, êm đềm ra khỏi cuộc đời. Nhưng tuyến giáp trạng nó lại hay gây rắc rối, cho cuộc đời ta thêm phiền. Nhất là ở phụ nữ. Nó có thể trở thành cường (hyperthyroidism), suy (hypothyroidism), hoặc chẳng cường, chẳng suy, nhưng cứ lừng lững to lên thành bướu lành, hoặc ung thư. Đã vậy, thỉnh thoảng nó còn bị viêm (thyroiditis). Trong bài này, ta bàn về “cường tuyến giáp trạng” (hyperthyroidism), tình trạng tuyến hoạt động mạnh quá. Có đến ba bốn kiểu cường tuyến giáp trạng: toàn thể tuyến cùng cường, cùng tiết ra nhiều T4 và to lên; có khi toàn tuyến không to lên, nhưng nổi một hoặc nhiều cục u lổn nhổn và chất T4 chỉ tiết nhiều hơn bình thường ở những chỗ trong tuyến có các cục u này (toxic adenoma hay toxic multinodular goiter). Lại có khi tuyến giáp trạng cường, âm thầm tiết nhiều T4, nhưng chẳng to lên tí nào (nhiều vị có tuổi bị cường giáp trạng loại này). Loại cường tuyến giáp trạng nhiều nhất là loại toàn thể tuyến cùng cường và to lên. Loại bệnh này chiếm đến 90% các trường hợp cường tuyến giáp trạng, có tên đặc biệt là “bệnh Graves”, hay “bệnh Basedow”. Nguyên nhân Vì đâu lại có bệnh cường tuyến giáp trạng? Nguyên nhân gây bệnh còn nhiều chỗ mù mờ, nhưng trong loại bệnh cả tuyến cùng cường và to lên (bệnh Graves hay bệnh Basedow), người ta cho rằng vì lý do nào chưa rõ, tự dưng, cơ thể tạo ra những kháng thể có tác dụng kích thích (thyroid-stimulating antibodies), giả dạng TSH, đến bám vào các tế bào của tuyến giáp trạng, chỗ bình thường TSH vẫn hay bám vào để điều hòa sự làm việc của tuyến giáp trạng (TSH receptors). Bám trụ nơi những chỗ ấy, chúng bắt chước TSH, đánh lừa, thúc đẩy tuyến giáp trạng hoạt động mạnh bất thường, tiết ra nhiều chất T4 quá. Đời đâu cũng đầy những lừa đảo. Định bệnh Khi tuyến giáp trạng tiết ra quá nhiều chất T4, bộ máy cơ thể ta sẽ chạy nhanh hơn. Máy chạy nhanh, tỏa nhiều nhiệt, nên người bệnh lúc nào cũng nóng nảy, kém chịu nóng (heat intolerance), toát mồ hôi, tinh thần căng thẳng, mất ngủ, tính tình thất thường, lúc nóng lúc nguội, tay chân run rẩy. Người bệnh ăn nhiều mà vẫn xuống cân, yếu mệt, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở, tiêu chảy, kinh ra ít. Các bắp thịt tay chân yếu, mất sức, biểu hiệu rõ nhất khi lên thang. Nhiều trường hợp, mắt họ thành to, lộ. Nơi người lớn tuổi, triệu chứng cường giáp trạng thường mơ hồ: xuống cân, yếu mệt, buồn sầu Có khi những triệu chứng về tim lại nhiều hơn: tim đập thất nhịp, suy tim, đau ngực Bệnh tuyến giáp trạng xảy ra khá thường ở các vị lớn tuổi, triệu chứng hay mơ hồ, nên khi các cụ có bất cứ triệu chứng chi khác lạ, nhất là khi các cụ có suy tim, hoặc tim thất nhịp, nếu cần thử máu để tìm hiểu vấn đề, thường bác sĩ cho thử cả T4 và TSH. Sự định bệnh dựa vào triệu chứng người bệnh kể bác sĩ nghe, sự thăm khám, thử nghiệm đo các chất T4, TSH trong máu, và nếu cần, chụp phim “thyroid uptake”. Khi thăm khám, người cường tuyến giáp trạng trông có vẻ căng thẳng, không yên. Da dẻ sờ thấy ấm và ẩm, lòng bàn tay hồng đỏ (palmar erythema). Các móng tay hay bị tróc cao (nailbed separation), nhất là ở ngón đeo nhẫn. Tóc họ mảnh, và mướt như lụa (silky). Lưỡi cùng các ngón tay họ run run. Mắt họ tròn to, ít nháy, khi nhìn lên không thấy có vết nhăn vùng lông mày. Các bắp thịt tay trên, các bắp thịt đùi thử thấy yếu (proximal muscle weakness). Những dấu chứng kể trên sẽ thuyên giảm với sự chữa trị. Tuyến giáp trạng khám thấy to đều (99% các trường hợp cường tuyến giáp trạng ở người trẻ), có khi nổi cục, cũng có khi vẫn bình thường, không to (ở 20-50% các vị có tuổi bị cường giáp trạng, tuyến giáp trạng không to lên). Khi thử máu, thấy chất T4 trong máu lên cao, trong khi chất TSH trong máu lại rất thấp (vì tuyến não thùy thấy chàng giáp trạng nghe người xúi dại, đã sản xuất quá nhiều T4, nên thương tình, vội bớt tiết TSH đi, chẳng lẽ vẫn tiết ra TSH nhiều như trước, thêm việc cho chàng giáp trạng). Khi làm “Radioactive Iodine Uptake”, phim chụp tuyến giáp trạng sau khi cho người bệnh dùng chất Iodine, thấy tuyến giáp trạng hấp thụ chất Iodine phóng xạ nhiều hơn bình thường. Một bệnh hay gây những triệu chứng tương tự như bệnh cường tuyến giáp trạng, là bệnh “căng thẳng tâm thần” (anxiety): cũng bứt rứt, hồi hộp, hay run rẩy tay chân, cảm thấy yếu, mệt Thăm khám và thử máu có thể phân biệt hai bệnh. Da người căng thẳng tâm thần giá lạnh, trong khi da người cường tuyến giáp trạng sờ ấm, ẩm. Người căng thẳng tâm thần, nếu xuống cân, vì chán ăn (anorexia), trong khi người cường tuyến giáp trạng ăn vẫn ngon, ăn nhiều là khác, mà vẫn xuống cân. Khi thử máu, T4 và TSH của người căng thẳng tâm thần bình thường, vì họ có cường tuyến giáp trạng đâu. Chữa trị Bệnh cường tuyến giáp trạng cần được chữa trị. Vì ngoài những triệu chứng khó chịu kể trên, về lâu về dài, bệnh còn gây hư hoại các bắp thịt (myopathy), suy tim (heart failure), xốp xương (osteoporosis). Có người bị “cơn bão giáp trạng” thổi vào hôn mê, rồi nhanh chóng từ giã cuộc đời. “Bão giáp trạng” (“thyroid storm”) là một tình trạng cường tuyến giáp trạng đột nhiên trở nặng, gây nóng sốt cao 102-106 độ F, tim đập trên 140 nhịp mỗi phút, khiến cơ thể suy sụp toàn diện, áp huyết xuống thấp, thần trí người bệnh hoảng loạn, hôn mê. Cùng lúc, người bệnh buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, vàng da. Chữa trị không kịp, không đúng, tỉ lệ tử vong của “bão giáp trạng” lên đến 50- 60% (10 người, 5-6 người chết). “Bão giáp trạng” có thể xảy ra khi người cường tuyến giáp trạng, không chữa trị hoặc chữa chưa đúng, bất ngờ phải mổ khẩn cấp, hoặc bị nhiễm trùng, bị chấn thương Có 3 cách để chữa bệnh cường tuyến giáp trạng: 1. Dùng thuốc uống: Thuốc có tác dụng ngăn sự tổng hợp chất T4 trong tuyến giáp trạng. Hiện ở Mỹ, có hai thuốc được sử dụng vào mục đích chữa trị này: Propylthiouracil (PTU), và Tapazole. Thuốc PTU dùng được trong lúc đang mang thai. Thời gian dùng thuốc kéo dài 1-2 năm. Sự chữa trị bằng thuốc hiệu quả hơn ở những người có tuyến giáp trạng không phình to quá, mới phát bệnh trong vòng 6 tháng, dưới 40 tuổi, chỉ cần dùng một lượng thuốc thấp cũng đủ đưa tuyến về trạng thái bình thường. Người cần thuốc với lượng cao, hoặc trước đã từng chữa bằng thuốc, nay tái phát, chữa thuốc sẽ không đem lại nhiều kết quả mong muốn. Và tất nhiên, nếu bạn dùng thuốc không đều, lúc uống lúc không, kết quả cũng chẳng khả quan lắm. Thuốc có thể gây phản ứng khó chịu: ngứa, nổi mẩn, mề đay, đau khớp, có vị kim khí trong miệng (metallic taste). Những phản ứng này có thể bớt dần khi ta tiếp tục thuốc. Hay đang dùng thuốc này, ta thử đổi sang thuốc khác xem sao. Những phản ứng nguy hiểm sau ít xảy ra hơn: viêm gan (hepatitis), suy giảm các tế bào trong máu (agranulocytosis), viêm các mạch máu (vasculitis with lupus-like syndrome). Những trường hợp này, thuốc cần được ngưng, và bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng những chữa trị khác thay vì tiếp tục thuốc. Do thế, khi đang uống thuốc, nếu có triệu chứng gì lạ, nhất là khi vàng da, nóng sốt, ớn lạnh, đau cổ họng, chảy máu nướu răng, bạn nên ngưng thuốc và cho bác sĩ biết ngay. Mục tiêu của việc dùng thuốc là đưa các trị số của chất T4 và TSH trở về bình thường, khiến triệu chứng của bạn thuyên giảm. Việc này sớm lắm cũng mất đến vài tuần mới thực hiện được, nên trong thời gian đầu, song song với việc cho bạn uống PTU hay Tapazole, bác sĩ thường chữa bạn thêm với thuốc có tên Inderal, để giúp bạn mau cảm thấy dễ chịu. Thoạt tiên, khi mới dùng thuốc, bạn cần trở lại tái khám và thử máu mỗi 1-3 tháng, để bác sĩ điều chỉnh lại lượng thuốc bạn đang dùng nếu cần, cho đến khi T4 và TSH trở về bình thường. Sau đó, bạn cần tái khám mỗi 3-4 tháng trong suốt thời gian chữa trị 1 đến 2 năm. Mỗi lần bạn đến tái khám, bác sĩ sẽ theo dõi sức nặng, mạch, áp huyết của bạn, cũng như sờ nắn, đo đạc tuyến giáp trạng xem nó có nhỏ đi hay lớn thêm, mềm hay cứng. Đồng thời thử máu đo lại lượng T4. Sau 18-24 tháng chữa trị bằng thuốc, 1/4 đến một nửa số người dùng thuốc sẽ khỏi bệnh, số còn lại tái phát, thường trong vòng 6 tháng sau khi ngưng thuốc. Cho nên, chữa trị xong, bạn vẫn cần trở lại mỗi 4-6 tuần trong vòng 3, 4 tháng đầu để bác sĩ tiếp tục theo dõi. 6 tháng sau khi dứt chữa trị, bạn trở lại tái khám lần nữa. Nếu bạn khỏe, lượng T4, TSH trong máu bạn vẫn bình thường, bạn tái khám mỗi năm trong vòng 2-3 năm đầu, rồi sau có thể thưa dần đi. 2. Dùng chất phóng xạ Iodine: Cách chữa này hiện rất thông dụng, dùng cho các vị lớn tuổi bị cường tuyến giáp trạng, cho người trẻ đã chữa bằng thuốc uống nhưng nay tái phát, hoặc cho người không muốn hay vì yếu quá, nên không chịu được giải phẫu cắt tuyến giáp trạng. Chất phóng xạ Iodine có tác dụng ngăn chặn sự tổng hợp chất T4 trong tuyến giáp trạng, đồng thời làm các tế bào của tuyến không thể sản sinh. Để sửa soạn cho việc chữa bằng chất phóng xạ Iodine 131I, người bệnh được chữa trước bằng thuốc PTU hoặc Tapazole hầu ổn định tuyến, đưa chất T4 trở về bình thường. Thuốc ngưng 4-5 ngày trước khi sự chữa trị bằng chất phóng xạ Iodine bắt đầu. Thường chỉ cần một lượng phóng xạ Iodine uống vào là đủ, trong vòng 4-6 tháng sau, tuyến giáp trạng sẽ không còn tiết nhiều T4 nữa. Trong lúc chờ đợi, ta tiếp tục PTU hoặc Tapazole thêm một thời gian, cho đến khi thử máu, thấy chất T4 đã trở về bình thường. Có khi, sau một lượng phóng xạ Iodine, tuyến vẫn còn cứng đầu, ta bồi thêm một lượng phóng xạ thứ hai. Cách chữa bằng chất phóng xạ Iodine 131I giản dị, hiệu quả, so ra lại rẻ hơn phương pháp chữa bằng thuốc hoặc giải phẫu, nhưng không dùng được khi người bệnh đang mang thai. Thỉnh thoảng, người có mắt lộ do cường tuyến giáp trạng, sau khi chữa bằng chất phóng xạ Iodine, mắt sẽ lộ hơn. Cho đến nay, người ta không nghĩ rằng chất phóng xạ dùng chữa bệnh cường tuyến giáp trạng sẽ gây ung thư máu, các ung thư khác, hoặc tàn tật cho hài nhi sinh bởi những phụ nữ trước từng được chữa bằng chất phóng xạ Iodine 131I. Đa số người chữa với chất phóng xạ Iodine, sau sẽ bị suy tuyến giáp trạng (hypothyroidism), và cần uống chất T4 suốt đời. Trị liệu với chất phóng xạ Iodine xong, ta theo dõi bằng cách đo chất T4 trong máu mỗi 4-6 tuần trong vòng 3-6 tháng đầu, rồi hàng năm sau đó. 3. Giải phẫu cắt phần lớn tuyến giáp trạng (subtotal thyroidectomy): Giải phẫu cần trong trường hợp tuyến lớn quá, đè ép các cơ quan chung quanh gây khó chịu ở cổ, khó thở, khó nuốt, ho. Giải phẫu cũng dùng cho người uống thuốc không có hiệu quả, song ngại ngùng, không muốn chữa với chất phóng xạ Iodine. Một số người chữa bằng giải phẫu, sau cũng suy tuyến giáp trạng. Suy tuyến giáp trạng, nếu xảy ra, sẽ sớm hơn trường hợp chữa bằng chất phóng xạ Iodine, có thể trong vòng 3-4 tuần sau khi mổ. Người bệnh cần được theo dõi giống như trường hợp chữa trị bằng chất phóng xạ Iodine. Để tóm tắt, cường tuyến giáp trạng rất hay xảy ra, đặc biệt ở phụ nữ. Bệnh gây những triệu chứng khó chịu, nhiều biến chứng tai hại. Sự trị liệu (bằng thuốc, bằng chất phóng xạ Iodine, hoặc giải phẫu) cần đến sự hiểu biết tường tận của người bệnh, về căn bệnh của mình, cũng như tác dụng của các cách chữa. Cách nào đi nữa, sau khi lành bệnh, ta cũng vẫn phải được theo dõi đều đặn, đến suốt đời, vì bệnh có thể tái phát, hoặc, sau một thời gian, tuyến giáp trạng lại đâm suy. . tuyến giáp trạng cường, âm thầm tiết nhiều T4, nhưng chẳng to lên tí nào (nhiều vị có tuổi bị cường giáp trạng loại này). Loại cường tuyến giáp trạng nhiều nhất là loại toàn thể tuyến cùng cường. lên. Loại bệnh này chiếm đến 90% các trường hợp cường tuyến giáp trạng, có tên đặc biệt là bệnh Graves”, hay bệnh Basedow”. Nguyên nhân Vì đâu lại có bệnh cường tuyến giáp trạng? Nguyên. Trong bài này, ta bàn về cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism), tình trạng tuyến hoạt động mạnh quá. Có đến ba bốn kiểu cường tuyến giáp trạng: toàn thể tuyến cùng cường, cùng tiết ra nhiều

Ngày đăng: 27/07/2014, 07:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w