1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bệnh giang mai – Phần 2 pot

10 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 109,33 KB

Nội dung

Bệnh giang mai – Phần 2 Giang mai kín(giang mai ẩn): Thời kỳ này có thể chia làm 2 giai đoạn: khoảng 2-6 tháng sau khi xuất hiện các thương tổn của giang mai 2 rồi tự biến hết và bớc vào giai đoạn kín sớm. Thời kỳ này không có triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn lây cho người khác. Khoảng 25% bệnh nhân không được điều trị lại thấy xuất hiện các thương tổn của thời kỳ 1 hoặc 2 ở sẹo loét cũ vào cuối năm thứ 2 hoặc các tổn thương phì đại chung quanh hậu môn như condylomalata. Các thương tổn này không được điều trị cũng biến mất và sang thời kỳ giang mai kín muộn.ở thời kỳ này bệnh không lây lan nữa, bệnh nhân tưởng đã khỏi tuy nhiên vẫn lây lan cho thai nhi thành giang mai bẩm sinh. Giai đoạn giang mai kín muộn có thể kéo dài nhiều năm,thậm chí suốt đời bệnh nhân không có triệu chứng gì. Tuy nhiên 1/3 số bệnh nhân này sang năm thứ 3 trở đi sẽ thấy các triệu chứng của giang mai 3. Giang mai thời kỳ 3: Đặc điểm của thời kỳ này là tổn thương khu trú mang tính chất phá hủy tổ chức gây những di chứng không hồi phục, thậm chí tử vong cho bệnh nhân. Đối với xã hội thời kỳ này ít nguy hiểm vì khả năng lây lan trong cộng đồng bị hạn chế. Nhưng nếu là thai phụ có khả năng sinh ra con bị giang mai bẩm sinh. Thời kỳ bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh. Ta có thể phân giang mai thời kỳ 3 thành 3 thể bệnh: Giang mai củ và gôm giang mai : Thương tổ khu trú vào da, niêm mạc, cơ bắp, khớp, mắt, hệ tiêu hoá, gan, nội tiết. Thương tổn chủ yếu là: - Các củ số lượng ít, khu trú ở 1 vùng, không đối xứng hay gặp ở phần trên lưng các chi. Củ nổi cao trên mặy da, tròn, trơn, thâm nhiễm, không đau, đường kính dưới 1cm, hình nhẫn, hình cung, hoặc vòng vèo, lành ở giữa, phát triển ra xung quanh, có khi có vảy như vảy nến. - Các gôm thường tiến triển qua 4 giai đoạn: + Giai đoạn cứng: 1 khối rắn, tròn, ranh giới rõ ở dưới da, bề mặt da vẫn bình thường. + Giai đoạn mềm: mềm từ nông đến sâu, dính vào da làm da đỏ lên, không di động được. + Giai đoạn loét: vỡ mủ sánh, dính như gôm để lại 1 loét đứng thành, đáy có mủ lẫn máu. Bờ tròn đều hoặc thành cung. + Giai đoạn thành sẹo: mủ cạn, gôm khỏi để lại 1 sẹo rúm ró. Vị trí thường gặp là mặt, da đầu, mông, đùi, cẳng chân, vùng trên ngực. Ở niêm mạc hay gặp ở miệng, môi, vòm miệng, lỡi, sinh dục và hầu họng. Ở sinh dục gôm có thể xuất hiện trên sẹo cũ nên được gọi là “chancre Nedute” khôngcó hạch kèm theo, không tìm thấy xoắn khuẩn. Ở lõi có thể gặp viêm gôm xơ làm lỡi to lên, tiến triển mãn tính và có thể biến chứng ác tính. Giang mai tim mạch: Chiếm khoảng 10% các bệnh nhân giang mai không được điều trị. Thưòng xuất hiện muộn khoảng 10-40 năm sau khi bị bệnh. Thường nhất là viêm động mạch chủ lúc đầu không có triệu chứng gì rõ rệt. Điện tâm đồ bình thường. Khi động mạch đã giãn rộng thì phát hiện bằng chiếu X quang. Hở động mạch chủ nghe rõ tiếng thổi tâm chương. Huyết áp tối đa cao, tối thiểu thấp. Phồng động mạch chủ khoảng 40% bệnh nhân. Có thể bị vỡ vì thành mạch yếu dần. Giang mai thần kinh: Giang mai ăn sâu vào tuỷ sống vào não gây viêm màng não huyết quản (Meningo-Vascular Syphilis. Xuất hiện 10-20 năm sau khi bị loét). Giang mai mô thần kinh(Parenchymatous Nevrosyphilis) bao gồm bệnh Taber dorsa: - Đau chi, dạ dày, khớp. - Tăng phản xạ đầu gối. - Trơng lực cơ giảm - Rối loạn cảm giác sâu (không đứng được khi nhắm mắt) - Rối loạn tiết niệu - Rối loạn dinh dưỡng,đầu gối to do tiết dịch. - Phản ứng huyết thanh VDRL (+). Bại liệt toàn thân, các rối loạn tâm thần. Xẩy ra khoảng 10-25 năm sau khi bị bệnh và chiếm khoảng 4% số bệnh nhân không được điều trị. 4.6.4.Giang mai và thai nghén: (Giang mai bẩm sinh) Trong thời kỳ thai nghén giang mai có những đặc điểm: loét giang mai khu trú ở môi nhỏ thường có kích thước to hơn bình thuường, ngược lại các triệu chứng khác của giang mai 2 thường không rõ rệt nên rất khó chẩn đoán. Sự lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang thai nhi không xẩy ra trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén mà xẩy ra từ tháng thứ 4, thứ 5 trở đi (tuần thứ 16, 18, 19 của thai ). Tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh nhiều hay ít mà có những biểu hiện khác nhau. Nếu thai nhi bị nhiễm một cách ồ ạt thì sẩy thai ở tháng 5, 6 hoặc chết lu. Nếu nhiễm nhẹ hơn thai nhi có thể đẻ đủ tháng nhưng chết lu hoặc đẻ ra chết ngay. Nếu nhiễm nhẹ hơn nữa thì đẻ ra có thể bình thường nhưng vaì ngày sau hoặc trong vòng 6-8 tuần thấy xuất hiện thương tổn giang mai mang tính chất của thời kỳ 2 như bọng nước lòng bàn tay, chân, nứt mép quanh lỗ mũi, chảy nước mũi lẫn máu hoặc viêm xương sụn, đau các đầu chi, giả liệt Patrot. Hoặc trẻ đẻ ra gầy gò nhăn nheo như ông già, bụng to, gan lách to. Đấy là dấu hiệu của giang mai bẩm sinh sớm, xuất hiện trong 2 năm đầu. Các triệu chứng của giang mai có thể xuất hiện muộn hơn lúc 3-4 hoặc 5-6 tuổi. Đó là giang mai bẩm sinh muộn. Các triệu chứng giang mai bẩm sinh muộn thường mang tính chất của giang mai 3. Có thể không có biểu hiện lâm sàng mà chẩn đoán phải dựa vào phản ứng huyết thanh (giang mai kín). Các triệu chứng thường gặp là: - Viêm mống mắt kẽ (Interstitial keratitis) hay xuất hiện lúc dậy thì, bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở 1 bên về sau cả 2 bên. Có thể dẫn đến mù. - To đầu gối có nước (hydrarthros) 2 đầu gối klhông đau xuất hiện lúc 16- 20 tuổi. - Điếc cả 2 tai bắt đầu từ 10 tuổi, thường kèm theo viêm mống mắt kẽ. - Thương tổn xương: thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô, xương chày lỡi kiếm. 5- Các kỹ thuật xét nghiệm tìm vi khuẩn: 5.1. Tìm vi khuẩn: Lấy bệnh phẩm trên vết trợt, vết loét hay trên sẩn, mảng niêm mạc, chọc trong hạch. Soi trực tiếp trên kính hiển vi nền đen, xoắn khuẩn nhìn thấy dưới dạng lò xo di động. 5.2. Các phản ứng huyết thanh chẩn đoán giang mai: - Kỹ thuật phát hiện nhanh. Phản ứng Citochol bằng giọt máu hiện nay không làm. Phản ứng RPR ( Rapid) Rapid Plasma Reagin Kháng nguyên Cardiolipin tinh chế có gắn than hoạt. Kết quả nhanh và độ đặc hiệu cao - Các phản ứng huyết thanh cổ điển bao gồm: + Phản ứng kết hợp bổ thể nh BW cổ điển, BWKolm. + Phản ứng lên bông nh VDRL, Kahn, Citochol. Tất cả các phản ứng này đều dùng kháng nguyên không phải là xoắn khuẩn mà dùng kháng nguyên lipit lấy từ phủ tạng người, tim bò, bê để phát hiện kháng nguyên reagin có trong huyết thanh bệnh nhân. - Các phản ứng đặc hiệu gồm: + Phản ứng bất động xoắn khuẩn TPI (Treponemal Pallidum immobili sation test). + Phản ứng kháng thể xoắn khuẩn huỳnh quang. FTA (Fluorescent treponemal antibody) Tpeponemal Antiboly Test và FTA abs (Fluorescent treponemal antibody absorption test đơn giản hơn TPI nhng đặc hiệu hơn nên đợc sử dụng rộng rãi để khẳng định chẩn đoán. + Phản ứng ngưng kết hồng cầu có gắn kháng nguyên kháng khuẩn TPHA (Treponemal pallidum hemagglutination test). Các phản ứng kháng nguyên là xoắn khuẩn này đều dương tính với một số bệnh khác như Pinta, ghẻ cóc (Pian). 6. Điều trị: Phơng pháp trị liệu bằng Asen, Bismut, thuỷ ngân tốt nhng bất tiện, phải kéo dài trong 4 năm, ít bệnh nhân theo đuổi cho hết đợt điều trị. Hơn nữa sự điều trị này có nhiều tai biến nặng có thể đa đến tử vong. Từ khi có penicilline đến nay hầu như tất cả các nước trên thế giới đều sử dụng penicilline vì những lợi thế của thuốc này đối với xoắn khuẩn. Vì dựa vào sự hiểu biết của các yếu tố sau: - Cơ cấu của xoắn khuẩn giang mai. - Sự tổng hợp lớp vỏ của xoắn khuẩn trong quá trình trưởng thành và phân chia. -Cơ chế tác dụng của penicilline đối với cơ cấu và quá trình trưởng thành và phân chia của xoắn khuẩn. - Chu kỳ sinh sản của xoắn khuẩn. - Sự nhạy cảm của xoắn khuẩn. - Hoạt động dược lý động học của penicilline trong cơ thể bệnh nhân. - Penicilline có tác dụng đói với xoắn khuẩn bằng cách ức chế men transpeptidaza trong quá trình sinh sản. - Giang mai mới xoắn khuẩn phát triển nhiều thì tác dụng của penicillin càng tăng. - Giang mai muộm xoắn khuẩn ít phát triển thì tác dụng càng kém vì vậy cần kéo dài thời gian điều trị. Nồng độ có tác dụng là 0,07-0,2 UI trong 1 ml huyết thanh và giữ đều đặn từ 15-30 ngày vì xoắn khuẩn sinh sản 33 giờ 1 lần,sẽ bắt gặp dợc 10-22 lần sinh sản. - Tất cả các loại Penicilline G đều có tác dụng. - Để gữi nồng độ thường xuyên kéo dài, người ta hay dùng các loại penicillin chậm tiêu như Benzathine penicilline hoà tan trong nước (Bicilline, Extencilline, Pendura, Pennadura) hoặc loại hoà tan trong dầu nh BOM (Benzathine penicilline in araehide oil, alumine monosteard). Khi tiêm 2,4 triệu Benzathine penicilline có thể giữ được nồng độ diệt khuẩn 0,03đv/1ml huyết thanh trong vòng 3-4 tuần. Có thể dùng penicilline procaine in arachide oil +2%monodarate d’Alumine (PAM) nhưng chỉ lu lại trong máu 3-4 ngày. Nếu dùng fenacilline A của CHDC Đức (Penicilline procaine + 25% Penicilline sodique thì nồng độ P cao hơn trong máu nhưng chỉ kéo dài được 12 giờ vì vậy phải tiêm ngày 2 lần mỗi lần 500.000 đv. Nếu dùng Benzyl penicilline tinh thể hoà tan trong nước thì sau 20 phút có thể đã thải ra ngoài 50% số lượng vì vậy phải tiêm cách 2- 3 giờ 1 phát thì tác dụng mới tốt. Các phác đồ điều trị ( Tham khảo bài nguyên tắc phác đồ điều trị bệnh LTQĐTD) Phòng bệnh giang mai 1. Phòng cá nhân: mỡ penicillin, mỡ calomel rửa xà phòng vẫn không đảm bảo. - Bao cao su: có thể lây qua chỗ xây xát khác không được bao cao su bảo vệ. 2. Phòng chống trong cộng đồng: - Hợp tác nhiều ngành để giáo dục nam nữ thanh niên sống lành mạnh - Bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc. - Phòng ngừa thái hoá truỵ lạc. -Chống nạn mãi dâm gái điếm. - Cải tạo gái điếm. - Xây dựng qui chế cới xin (cần kiểm tra sức khoẻ trước khi cho đăng ký kết hôn). - Giáo dục y tế về bệnh LTQĐTD. - Xây dựng mạng lới y tế từ trung ương đến phường xã chú trọng các thành phố, đô thị, hải cảng. -Tổ chức lồng ghép các hoạt động phòng chống bệnh vào hoạt động của mạng lư- ới đa khoa. . Bệnh giang mai – Phần 2 Giang mai kín (giang mai ẩn): Thời kỳ này có thể chia làm 2 giai đoạn: khoảng 2- 6 tháng sau khi xuất hiện các thương tổn của giang mai 2 rồi tự biến. 10 -25 năm sau khi bị bệnh và chiếm khoảng 4% số bệnh nhân không được điều trị. 4.6.4 .Giang mai và thai nghén: (Giang mai bẩm sinh) Trong thời kỳ thai nghén giang mai có những đặc điểm: loét giang. của giang mai bẩm sinh sớm, xuất hiện trong 2 năm đầu. Các triệu chứng của giang mai có thể xuất hiện muộn hơn lúc 3-4 hoặc 5-6 tuổi. Đó là giang mai bẩm sinh muộn. Các triệu chứng giang mai

Ngày đăng: 27/07/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN