Alan Mathison Turing Alan Mathison Turing (1912-1954) nhà Toán học cha đẻ máy computer Colossus, phát minh software Turing là một trong những nhà khoa học lớn bị lãng quên của thế kỷ XX, cho dù ông là cha đẻ của các máy tính, hay ít nhất cũng là một phần lý thuyết của nó. Sự đóng góp to lớn của ông quyết định cho sự chiến thắng của phe Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai. Nhưng có thể nhà cầm quyền nước Anh khuyến khích ông tự vận, vì những lý do tối mật, đã giấu tên ông? Alan Turing sinh ngày 23 tháng 6 năm 1912 tại London. Cha làm trong ngành thu thuế tại Ấn độ và mẹ đi theo cha năm 1913, để lại bé Alan từ người giám hộ này tới người giám hộ khác trong các nội trú. Alan không phải là một học trò giỏi. Các giáo sư phê bình ông là học trò lơ đễnh. Năm 15 tuổi, ông gặp Christopher Morton, và hai người bạn này đã cùng nhau trao đổi đam mê khoa học. Sự liên hệ này hơi mập mờ giữa tình bạn và tình yêu. Nhưng Christopher mất vào tháng hai năm 1930 đã làm Turing bối rối. Tuy vậy, ông cũng thi đậu vô trường King's College tại Cambridge. Tại đây ông phát triển tài năng vì nhờ nơi này không ai chế nhạo sự đồng tính luyến ái và bề ngoài khác biệt của ông. Tại trường, mỗi người giữ cá tính của riêng mình, ai sao mặc ai. Alan tóc tai quần áo bê bối và thường không cạo râu, thích đạp xe đạp và đeo cái đồng hồ nơi thắt lưng để coi thời gian đạp xe và với một mặt nạ phòng khí độc đeo trên mặt để phòng dị ứng phấn hoa (hay fever). Ngoài việc chơi thể thao cấp cao (chạy bộ), Alan còn thích những công trình về cơ học lượng tử của John Von Neumann. Cho dù ông lập dị, nhưng khả năng toán học rực rỡ và những việc làm của ông thật đặc sắc. Năm 1924 Turing in một bài báo chứng tỏ rằng toán luôn chứa những trạng thái mà không thể chứng minh hay bị bắt bẻ. Ngoài lý luận trên, ông dự tính một cái máy có thể tính bất cứ con số nào. Cái máy đó bao gồm một bộ phận điều khiển (control unit) và một bộ nhớ, có thể hoàn thiện nhiều thao tác cơ bản: đọc, viết hay xóa những ký hiệu trên băng (tape), và cho băng chạy tới hay chạy lui. "Máy Turing" đơn giản này dùng làm mẫu cho các máy tính số sau này. Ông cũng thích môn sinh học, đặc biệt là mạng nối giữa các dây thần kinh. Ông tự hỏi: "Tại sao các máy quá tài tình trong việc tính toán mà lại hạn chế sự mô phỏng những hành động tự nhiên giản dị nhất của người như đi, cầm cái ly )?" Trước tuổi 30, ông đã tưởng tượng những căn bản cho một máy tính số (digital computer) tân kỳ và dẫn đầu về lý thuyết cơ bản cho thông minh nhân tạo (artificial intelligence). Là người phát minh tư tưởng một cái máy vạn năng (universal machine) , tìm ra lý do quan trọng tại sao một máy tính có thể làm rất nhiều chuyện. Tiếc thay Turing không còn sống để thấy sự tiến triển khổng lồ của ngành thông tin, máy tính. Nhà toán học người Anh này sống trong hai thế giới khác nhau. Trước công chúng, ông là một nhà toán học tài ba, đã giúp Thế giới đại chiến lần II thắng nhờ giải được các mã số của phe Đức. Còn bên trong, Turing là một người nhát gan, hay mắc cỡ, lập dị và bị đối xử tàn bạo do cách sống riêng biệt của ông đã đưa ông đến cái chết đau thương lúc 41 tuổi. Năm 1935, ông hiệu chính khái niệm một máy vạn năng để hình thức hóa khái niệm toán giải bằng algorithme. Máy của Turing có khả năng cả một quá trình algorithme. Những máy tính hiện đại là những thực hiện cụ thể máy của Turing. Năm 1936, Turing đến Princeton University, nơi này ông lấy bằng PhD Toán học và làm việc với nhà toán học người Mỹ gốc Hongrie là John von Neumann (1903-1957), nổi tiếng nhờ Cơ học Lượng tử. Nhờ đó Turing học thêm về xác suất và logique. Turing trở về Anh quốc năm 1938. Liền sau đó ông vào quân đội Anh cho cuộc chiến tranh sắp đến. Đầu Thế chiến thứ hai, quân đội Đức thắng nhiều trận vinh quang trên biển. Một trong những chìa khóa của các chiến thắng đó là máy viết mật mã Enigma, một máy mã hóa điện từ, để giúp bộ tham mưu Đức truyền những thông điệp cho các tàu ngầm, những thông điệp mà phe các nước Đồng Minh không thể giải được . Do đó quân đội Anh nhóm họp trong một nơi tối mật: cơ quan "bẻ mật mã" chuyên giải mật mã của máy Enigme của Đức. Họ gồm 10.000 người thư ký, các nhà nghiên cứu và ngay cả những người chơi đánh bài, nghĩa là làm tất cả mọi việc để hiểu cơ chế của máy Egnima. Khối Đồng Minh có được những sơ đồ của máy này từ đầu chiến tranh và muốn hiểu tin mật mã của Đức, nhưng họ không thành công. Turing đến gặp của quân đội Anh tại Bletchley Park và đã giúp họ thiết kế máy tính Bombe, một máy tính rất nhanh có thể giải mã nhanh chóng bằng cách thử hàng ngàn code khác nhau. Turing làm việc với một nhà toán học khác, Gordon Welchman. Trước khi chiến tranh chấm dứt, ông đã cho ra đời một máy điện tử, máy Kolossus, dùng để giải mã tất cả những thông điệp Đức. Sau chiến tranh, ông trở về làm việc tại Automatic Digital Machine, một computer lớn tại University of Manchester và tin rằng giữa người và máy chỉ khác tí xíu về xử lý tín hiệu. Ông sáng chế ra máy Turing Test để đo khả năng nhận thức cảm nghĩ. Turing đề nghị rằng một cái máy có thể xem như nhận thức đuợc nếu như nó lừa được những người hỏi nó nếu như nó ở một phòng và nói chuyện với một người đó ở phòng khác. Thiên tài của Turing được Churchill công nhận. Churchill đã giao cho Turing nhiệm vụ làm một hệ thống thông tin tối mật để ông liên lạc với tổng thống Roosevelt. Nhân cơ hội đó, Turing qua Hoa kỳ và gặp Claude Shannon, người sáng lập ra thuyết Tin học và là người phát minh ra bit, 0-1. Cũng trong thời kỳ chiến tranh mà ông hỏi cưới duy nhất một người: cô Joan Clarke. Cô Joan dạy Turing đan áo. Turing tặng cô quyển Tess of Uberville, tác giả Thomas Hardy và thú thật rằng ông có biệt nhãn với người cùng phái. Họ trở thành bạn của nhau từ đó. Turing không muốn những người láng giềng thấy mặt và sợ dị ứng với phấn hoa nên thường đi xe đạp và mang mặt nạ chống khí độc của chiến tranh. Có khi ông từ chối không ký tên lên thẻ kiểm tra chỉ vì trong hồ sơ có ghi câu "Tất cả mọi hình thức viết tay đều bị cấm". Ông viết: "Cái mà tôi thích không phải tạo ra bộ óc tài ba, mà chỉ cần một bộ óc ngu ngốc cỡ bộ óc của ông chủ tịch hãng điện thoại American Telephone và hãng điện báo Telegraph Company" Vì thất vọng, ông đã ăn một trái táo có tẩm cyanur và mất đúng ngày lễ Pentecôte 7 tháng 6 năm 1954 tại Wilmslow, England. Hội Alan Turing Memorial Fund (Tưởng niệm Alan Turing), thành lập từ năm 1996 thành lập một quỹ, quyên tiền để xây dựng một tượng kỷ niệm bằng đồng cho Turing. Đến cuối năm 2000 mới quyên được £15,000. Tượng của Alan Mathison Turing tay cầm trái táo, để tưởng niệm cái chết đau đớn của ông. Hãng Apple có cái logo trái táo cắn nửa chừng, cũng có ý như vậy? . Alan Mathison Turing Alan Mathison Turing (1912-1954) nhà Toán học cha đẻ máy computer Colossus, phát minh software Turing là một trong những nhà khoa. Wilmslow, England. Hội Alan Turing Memorial Fund (Tưởng niệm Alan Turing) , thành lập từ năm 1996 thành lập một quỹ, quyên tiền để xây dựng một tượng kỷ niệm bằng đồng cho Turing. Đến cuối năm. toán giải bằng algorithme. Máy của Turing có khả năng cả một quá trình algorithme. Những máy tính hiện đại là những thực hiện cụ thể máy của Turing. Năm 1936, Turing đến Princeton University,