Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
113,36 KB
Nội dung
Nhức đầu Migraine Nhức đầu migraine (nhức nửa đầu) là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở phòng cấp cứu và phòng mạch tư. Migraine được gây ra từ sự thay đổi trên não và những mạch máu xung quanh. Nhức đầu migraine thường kéo dài từ 4 đến 72 giờ và tần số xuất hiện thay đổi từ hằng ngày đến ít hơn một lần mỗi năm. Nhức đầu migraine ảnh hưởng đến 15% dân số. Nhức đầu migraine gặp ở nữ nhiều hơn 3 lần so với nam giới. Có trên 80% người nhức đầu migraine có người thân trong gia đình cũng bị tương tự. · Các dạng khác nhau của nhức đầu migraine: · Thể thông thường chiếm 80% và không có triệu chứng báo trước. · Bệnh nhân bị nhức đầu migraine cổ điển thường có tiền triệu trước cơn nhức đầu. Thường thì tiền triệu là sự rối lọan thị giác (nhìn thấy những hình ảnh tia sáng). Nhức đầu migraine thể cổ điển thường nặng hơn nhiều so với thể thông thường. · Trạng thái migraine là nhức đầu migraine không thể tự khỏi được. NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân chính xác của nhức đầu migraine vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng nguyên nhân là do giãn nở các mạch máu và phóng thích các chất hóa học gây viêm và đau. Dopamine và serotonin là một trong những nguyên nhân gây ra migraine. Bình thường, những chất hóa học này được tìm thấy trong não và có thể làm các mạch máu hoạt động bất thường nếu chúng xuất hiện với số lượng bất thường hoặc nếu những mạch máu nhạy cảm hơn với chúng. Những yếu tố khởi phát dẫn đến nhức đầu migraine rất thay đổi ở một số người. Những người khác nhau thì có những yếu tố khởi phát khác nhau: · Một số loại thức ăn nhất định đặc biệt là chocolate, bơ, đậu phộng, rượu, gia vị. · Bỏ bữa · Stress và căng thẳng cũng là những yếu tố nguy cơ. Ngườ ta thường bị nhức đầu migraine trong suốt thời gian tăng cảm xúc hoặc trong trạng thái stress. · Sử dụng các viên thuốc ngừa thai là một yếu tố khởi phát thường gặp. Phụ nữ coa thể bị nhức đầu migraine vào giai đọan kết thúc vĩ thuốc. · Hút thuốc cũng có thể gây ra nhức đầu migraine hoặc khó khăn trong quá trình điều trị. TRIỆU CHỨNG Triệu chứng rất đa dạng ở từng người. Có năm giai đoạn sau: · Giai đoạn tiền lâm sàng: có thể chỉ là sự thay đổi tâm trạng( ví dụ: cảm thấy hứng khởi, chán nản hay dễ cáu giận) hoặc sự thay đổi kín đáo của các giác quan (vị hoặc mùi lạ). Mệt mỏi hay sự căng cơ cũng thường xảy ra. · Giai đoạn tiền triệu: thường là rối loạn thị giác và xuất hiện trước giai đoạn nhức đầu. Nhiều bệnh nhân có thể thấy những điểm mù (ám điểm), hoặc những hoa văn hay tia sáng, ánh sáng nhiều màu sắc, hoặc giảm thị lực ở một bên (bán manh). · Giai đoạn nhức đầu: Mặc dù nhức đầu migraine thường xuất hiện một bên đầu nhưng cũng có khoảng 30-40% bệnh nhân nhức cả hai bên. Đau nhói cũng có thể có. Hơn 80% bệnh nhân cảm thấy buồn nôn và một số nôn. 70% bệnh nhân trở nên nhay cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng) và âm thanh. Giai đoạn này kéo dài từ 4- 72 giờ. · Giai đoạn kết thúc: ngay cả khi không chữa trị thì cơn đau thường sẽ tự khỏi sau khi điều trị. · Sau cơn đau: một số dấu hiệu của nhức đầu migraine (như chán ăn, giảm khả năng tập trung hay mệt mỏi) có thể kéo dài một thời gian sau khi cơn đau biến mất. KHI NÀO CẦN CÓ SỰ CAN THIỆP Y KHOA Nên đến khám bác sĩ khi có những dấu hiệu sau: · Thay đổi về tấn số, cường độ, tính chất của những cơn nhức đầu migraine thông thường. · Cơn nhức đầu mới tiến triển trong nhiều ngày. · Nhức đầu kèm theo ho, hắt xì, quỵ ngã trong khi đi vệ sinh… · Sụt cân nhiều · Suy nhược cơ thể, yếu liệt cơ xuất hiện sau khi đau đầu Nên đến phòng cấp cứu khi có những dấu hiệu sau: · Có cơn đau đầu nặng nề chưa từng có, đặc biệt là cơn đau đến một cách nhanh chóng. · Nhức đầu có liên quan đến chấn thương đầu. · Chấn thương đầu kèm với mất ý thức. · Sốt hoặc cổ gượng kèm nhức đầu. · Giảm khả năng tỉnh táo hoặc lú lẫn. · Liệt một bên người. · Xuất hiện tai biến. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Chẩn đóan nhức đầu migraine chủ yếu dựa vào lời khai của bệnh nhân. Khi khám một bệnh nhân nhức đầu migraine đặc trưng sẽ không phát hiện ra thêm điều gì mới so với ban đầu, tuy nhiên nên khám thần kinh để lọai trừ nhức đầu do những nguyên nhân khác. Các nguyên nhân khác gồm đột quỵ, u, viêm mạch máu và nhiễm trùng thần kinh trung ương, hoặc xoang. Để xác định được nguyên nhân có thể sử dụng các cận lâm sàng sau: · Công thức máu · X-quang · CT scan hoặc MRI đầu tìm tổn thương, chảy máu hoặc u · Chọc dò dịch não tủy tìm kiếm bằng chứng của nhiễm trùng hoặc chảy máu. ĐIỀU TRỊ Tự chăm sóc tại nhà Hầu hết những bệnh nhân nhức đầu migraine với những cơn nhẹ đến trung bình có thể tự điều trị tại nhà theo sự chỉ dẫn sau: · Sử dụng gạc lạnh đắp lên vùng bị đau · Kê gối thoải mái dưới đầu hoặc cổ · Nghỉ ngơi trong phòng với ánh sáng nhẹ, ít tiếng ồn và có mùi dễ chịu nhẹ nhàng. · Tránh hoặc bỏ những căng thẳng xung quanh. · Ngủ · Uống một lượng caffein vừa phải · Có thể dùng những thuốc giảm đau đầu thông thường o Các thuốc nonsteroid gồm: aspirin, inbuprofen (Motrin, Advil), naproxen (Naprosyn, Aleve), ketoprofen (Orudis). Tác dụng phụ thường gặp là viêm dạ dày và xuất huyết. Các thuốc thuộc nhóm này không được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân có tiền căn xuất huyết da dày. Thầy thuốc và các dược sĩ nên chủ ý đến sự tương tác thuốc nếu bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc khác. o Acetaminophen (Tylenol) có thể dùng an toàn với các thuốc nonsteroid. Nếu sử dụng aceteminophen đơn thuần thường rất an tòan, ngay cả với những bệnh nhân có tiền căn viêm dạ dày hay xuất huyết. Tuy nhiên không nên sử dụng acetaminophen với những bệnh nhân có vấn đề về gan hoặc uống 3 hay hơn 3 ly rượu một ngày. o Phối hợp thuốc: một số thuốc giảm đau thông thường được chấp nhận sừ dụng cho những bệnh nhân nhức đầu migraine như Excedrin Migraine gồm acetamiophen và aspirin kết hợp với caffein. Hiệu quả tương tự khi dùng 2 viên aspirin và acetaminophen với một tách cà phê đen. Can thiệp y học Mặc dù có cải thiện với thuốc nhưng việc điều trị nhức đầu migraine cũng khó khăn. Một nửa bệnh nhân bỏ dở điều trị giữa chừng do họ không hài lòng với cách điều trị. Điều trị nhức đầu migraine gồm điều trị cắt cơn và phòng ngừa · Cắt cơn: Tiêu chuẩn điều trị cắt cơn là ngăn chặn một cơn nhức đầu hoặc dừng chúng lại khi chúng vừa mới bắt đầu. Bác sĩ kê toa nhằm chấm dứt triệu chứng nhức đầu của cơn trong giai đoạn tiền lâm sàng hoặc ngay khi chúng vừa mới xuất hiện hoặc khi cần dùng. Một số có thể tự tiêm vào mặt trong đùi, một số khác thì giòn tan trên lưỡi. Các dạng thuốc này đặc biệt tốt cho những bệnh nhân dễ bị nôn, và chúng có tác dụng nhanh. · Các thuốc điều trị cắt cơn bao gồm: tripant, tương tự như serotonin. Chúng giống nhau về cấu trúc và cơ chế tác dụng. Tripant chỉ được sử dụng trong giảm đau đầu không có tác dụng trong giảm đau lưng, đau khớp, đau bụng kinh và các trường hợp khác. o Sumatriptan (Imitrex) o Zolmitriptan (Zomig) o Eletriptan( Relpax) o Naratriptan (Amerge, Naramig) o Rizatriptan (Maxalt) o Frovatripan (Frova) o Almotripan (Axert). Những thuốc sau đặc hiệu và ảnh hưởng đến serotonin nhưng chúng ảnh hưởng đến chất khác ở não. Thỉnh thoảng, một trong chúng có những tác dụng mà triptan không có. o Ergotamine tartrate (Cafergot) o Dihydroergtamine (D.H.E 45 tiêm, Migranal Nasal Spray) o Acetaminophen-isometheptene-dichloralphenazone (Midrin) Một số thuốc có tác dụng trong buồn nôn nhưng thỉnh thoảng chúng có tác dụng cắt cơn và phòng ngừa trong nhức đầu. o Prochlorperazine (Compazine) o Promethazine (Phenergan) Những thuốc sau có tác dụng yếu thuộc nhóm gây nghiện. Chúng không đặc hiệu cho nhức đầu migraine nhưng chúng có thể làm giảm đau. Từ khi có thói quen dùng chúng, tác dụng giảm đau của chúng không bằng những thuốc giảm đau đầu trong danh sách trên. Những thuốc này nên được sử dụng chính như một thuốc “hỗ trợ” khi những thuốc giảm đau đặc hiệu không có tác dụng. o Hợp chất butalbital (Fioricet, Fiorinal) o Acetaminophen và codeine (Tylenol với codeine) · Phòng ngừa: những hình thức điều trị này được đưa ra khi bệnh nhân có hơn một cơn trong mọt tuần. Những thuốc ngừa cơn được dùng hằng ngày. Những thuốc đó bao gồm: o Thuốc điều trị tăng huyết áp như β-blocker (propranolol), ức chế kênh Canxi (verapamil) o Antidepressant (Amitriptyline, Nortriptyline) o Antiseizure (Gabapentin, acid valproic, topiramate) o Một số thuốc kháng histamin và chống dị ứng gồm diphenhydramine và cyproheptadine Botulium toxin (BOTOX ®) cũng được sử dụng trong nhức đầu migraine THEO DÕI Tuân thủ theo điều trị của bác sĩ là là điều bắt buộc. Nên ghi nhận để xác định tần số cơn đau trong ngày và những thuốc được dùng. Có thể sẽ phải tái khám nhiều lần mới tìm được phương án điều trị tốt nhất. PHÒNG NGỪA Những tác nhân gây nhức đầu migraine nên được nhận biết và phòng tránh. Việc thay đổi cách sống rất quan trọng. Việc thay đổi có thể bao gồm tránh một số loại thức ăn và một số tình huống tâm lý nhất định. Nếu nguyên nhân nhức đầu do bỏ bữa, bệnh nhân nên cố gắng ăn những bữa chính. Trong một số trường hợp có thể sử dụng biofeedback để làm giảm tấn số và cường độ của cơn đau. [...]...TIÊN LƯỢNG Nếu cơn đau đầu được kiểm soát, tiên lượng bệnh rất tốt Điều trị nhức đầu migraine là một nghệ thuật Không thể áp dụng một “công thức” điều trị cho nhiều người Một loại thuốc này có thể cho tác dụng rất tốt đối với người này nhưng lại trở nên vô hiệu đối với người khác Đôi khi phải phối hợp nhiều phương pháp trị liệu khác nhau trong những trường hợp nhức đầu kháng thuốc . Nhức đầu Migraine Nhức đầu migraine (nhức nửa đầu) là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở phòng cấp cứu và phòng mạch tư. Migraine được gây ra từ sự thay. quanh. Nhức đầu migraine thường kéo dài từ 4 đến 72 giờ và tần số xuất hiện thay đổi từ hằng ngày đến ít hơn một lần mỗi năm. Nhức đầu migraine ảnh hưởng đến 15% dân số. Nhức đầu migraine. · Bệnh nhân bị nhức đầu migraine cổ điển thường có tiền triệu trước cơn nhức đầu. Thường thì tiền triệu là sự rối lọan thị giác (nhìn thấy những hình ảnh tia sáng). Nhức đầu migraine thể cổ