TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TIM MẠCH I. KHÓ THỞ 1. Cơ chế - Ứ trệ tiểu tuần hoàn, tăng áp lực mao mạch phổi. - Chèn ép các tiểu phế quản. - Thoát dịch vào lòng phế nang. 2. Đặc điểm - Khó thở 2 thì, nhanh nông. - Khó thở liên quan đến gắng sức. - Mức độ nặng : khó thở về đêm (hen tim), bệnh nhân phải ngồi dậy để thở. - Giảm khi điều trị thuốc cường tim, lợi tiểu. 3. Phân biệt - Khó thở do các bệnh lý hô hấp. + Hen phế quản + COPD + Tràn dịch, tràn khí màng phổi + Viêm phổi - Khó thở do tổn thương trung khu hô hấp. - Khó thở do toan chuyển hoá. vv II. ĐAU NGỰC 1. Cơ chế - Mất cân bằng giữa nhu cầu oxy của cơ tim và khả năng cung cấp oxy cho cơ tim. 2. Đặc điểm - Đau do suy vành : + Vị trí đau : sau xương xương ức hoặc vùng trước tim lan ra mặt trong cánh tay, xuống cẳng tay đến ngón 4-5 bàn tay trái. + Cảm giác đau thắt, bóp nghẹt. + Liên quan đến gắng sức. + Cơn đau kéo dài < 15 phút. + Giảm khi dùng thuốc giãn vành. - Đau do nhồi máu cơ tim + Đau dữ dội như dao đâm, như xé ngực. + Cơn đau kéo dài > 30 phút. + Không đáp ứng với thuốc giãn vành. - Đau do suy tim + Đau tức nặng, âm ỉ trong lồng ngực. + Giảm khi dùng thuốc cường tim, lợi tiểu. III. HỒI HỘP TRỐNG NGỰC 1. Cơ chế - Tim tăng tần số do giảm cung lượng tim (cơ chế bù trừ). 2. Đặc điểm - Cảm giác tim đập dồn dập. - Có thể kèm theo tức ngực, khó thở. - Liên quan đến gắng sức (suy tim), rối loạn nhịp tim. 3. Phân biệt - Trạng thái căng thẳng, lo âu, Stress. - Cường giao cảm. - Basedow. IV. HO VÀ HO MÁU 1. Cơ chế - Ứ trệ tiểu tuần hoàn, gây xuất tiết dịch vào lòng phế nang, tiểu phế quản. 2. Đặc điểm - Ho trong suy tim + Ho về đêm, sau gắng sức. + Kèm theo khó thở và ran ướt khi nghe phổi. - Ho trong phù phổi cấp + Ho khạc ra máu, bọt hồng. + Bệnh nhân vật vã, hốt hoảng. + Ran nổ hai phế trường lên nhanh như thuỷ triều dâng. 3. Phân biệt - Ho máu trong bệnh lý về phổi : lao phổi, K phổi, giãn phế quản V. TÍM DA VÀ NIÊM MẠC 1. Cơ chế - Tím xuất hiện khi nồng độ Hemoglobin khử trong máu > 50g/lit. - Tím trung ương : khi SaO2 < 85%, gây ra do luồng shunt trái - phải (bệnh tim bẩm sinh, thông động tĩnh mạch phổi). - Tím ngoại vi : SaO2 bình thường, nguyên nhân thường do co thắt mạch máu cục bộ, giảm cung lượng tim (suy tim, đặc biệt suy tim phải) làm dòng chảy chậm, mô gia tăng thu hút oxy. 2. Đặc điểm - Tím trung ương + Tím khắp cơ thể, bao gồm cả những vùng được tưới máu nhiều. + Thường kèm theo ngón tay ngón chân dùi trống. + Tăng lên khi gắng sức. - Tím ngoại vi + Tím ở những vùng ít mạch máu (đầu chi, chóp mũi, dái tai ) + Ít thay đổi, kể cả khi gắng sức. + Liên quan đến phù, khó thở. VI. PHÙ 1. Cơ chế - Tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch, gây thoát dịch vào gian bào. - Giảm cung lượng tim, gây hoạt hoá hệ RAA, tăng giữ Na+ và H2O. 2. Đặc điểm - Phù toàn thân, xuất hiện ở vùng xa cơ thể (thường là 2 chân). - Giảm nhanh khi dùng thuốc lợi tiểu, cường tim, kháng Aldosteron. - Liên quan đến tím và khó thở. 3. Phân biệt - Phù do thận + Xuất hiện sớm ở mặt, mi mắt (những nơi có tổ chức liên kết lỏng lẻo). + Phù nhiều về sáng, chiều giảm. - Phù do xơ gan + Thường kèm theo cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ. - Phù do thiểu dưỡng + Bệnh nhân gầy yếu. + Phù xuất hiện ở những nơi thấp, tương phản với gầy do teo cơ. - Phù do viêm tắc tĩnh mạch chi dưới + Xuất hiện ở một bên chân. + Kèm theo tĩnh mạch ngoịa vi nổi. + Hay gặp sau phẫu thuật. - Phù do viêm tắc bạch mạch (giun chỉ) + Xuất hiện ở một bên chân, hoặc hai bên không đều nhau. + Da khô, sạm, ấn khó lõm. + Tiền sử nhiều đợt sốt và phù. - Phù do nhược giáp (phù niêm) + Phù cứng, ấn lõm ít, vết lõm mất nhanh. VII. NGẤT 1. Cơ chế - Giảm đột ngột dòng máu lên nuôi não gây thiếu oxy tổ chức não. 2. Đặc điểm - Mất hoàn toàn ý thức và trương lực cơ đột ngột. - Tự tỉnh lại trong vòng 1 phút. - Mạch nhỏ, yếu, huyết áp tụt, da xanh tái, vã mồ hôi lạnh. VIII. ĐAU HẠ SƯỜN PHẢI 1. Cơ chế - Tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch trong gan, làm gan to ra, căng vỏ Glitsson gây đau. Hay gặp trong suy tim phải. 2. Đặc điểm - Đau tức nặng hạ sườn phải. - Hay kèm theo tĩnh mạch cổ nổi, phù, tím. IX. NÓI KHÀN VÀ NUỐT NGHẸN 1. Cơ chế - Nhĩ trái to chèn vào dây thần kinh thanh quản quặt ngược gây nói khàn, chèn vào thực quản gây nuốt nghẹn. X. VÀNG DA VÀ NIÊM MẠC 1. Cơ chế - Tăng áp lực hệ tĩnh mạch trong gan, hoặc hình thành các dải xơ (xơ gan tim) gây chèn ép đường mật, tăng bilirubin máu. 2. Đặc điểm - Vàng da từ từ. Giảm khi điều trị bằng thuốc cường tim và kháng Aldosteron. . TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TIM MẠCH I. KHÓ THỞ 1. Cơ chế - Ứ trệ tiểu tuần hoàn, tăng áp lực mao mạch phổi. - Chèn ép các tiểu phế quản. - Thoát. NGỰC 1. Cơ chế - Mất cân bằng giữa nhu cầu oxy của cơ tim và khả năng cung cấp oxy cho cơ tim. 2. Đặc điểm - Đau do suy vành : + Vị trí đau : sau xương xương ức hoặc vùng trước tim lan ra. - Đau do suy tim + Đau tức nặng, âm ỉ trong lồng ngực. + Giảm khi dùng thuốc cường tim, lợi tiểu. III. HỒI HỘP TRỐNG NGỰC 1. Cơ chế - Tim tăng tần số do giảm cung lượng tim (cơ chế bù trừ).