1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SUY TIMI. ĐỊNH NGHĨA ppt

13 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 270,76 KB

Nội dung

SUY TIM I. ĐỊNH NGHĨA Suy tim là trạng thái bệnh lý mà cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân. II. PHÂN LOẠI 1. Theo lâm sàng - Suy tim cấp - Suy tim mạn 2. Theo giải phẫu - Suy tim phải - suy tim trái 3. Theo cung lượng tim - Suy tim tăng cung lượng : thiếu máu mạn tính, cường giáp, thiếu Vitamin B1 … - Suy tim giảm cung lượng : hẹp khít van 2 lá, hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại, khối u tim … 4. Theo chức năng - Suy tim tâm thu : tăng huyết áp, tim bẩm sinh, bệnh van tim, rối loạn nội tiết - Suy tim tâm trương : thiếu máu cơ tim, phì đại thất trái, bệnh cơ tim thể giãn … III. TRIỆU CHỨNG - Các triệu chứng do giảm CO (huyết áp thấp, tím, ngất ) - Các triệu chứng do ứ trệ tuần hoàn. IV. CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ 1. Theo bảng phân độ của NYHA dùng cho suy tim mạn tính - Độ 1: không khó thở khi lao động. - Độ 2: khó thở khi gắng sức. - Độ 3: khó thở khi lao động nhẹ. - Độ 4: khó thở thường xuyên liên tục khi cả nghỉ ngơi. 2. Phân độ suy tim phải theo hội Nội khoa Việt Nam - Độ 1: khó thở nhẹ, gan chưa sờ thấy. - Độ 2: khó thở vừa, gan to dưới bờ sườn 2 - 3 cm. - Độ 3: khó thở nhiều, gan to 3 - 5 cm, nhưng khi được điều trị có thể nhỏ lại. - Độ 4: khó thở thường xuyên liên tục, gan luôn to dù đã được điều trị. V. BIẾN CHỨNG 1. Shock tim : được chẩn đoán khi - Có tình trạng lâm sàng của shock. - Huyết áp tâm thu ≤80mmHg, hoặc ≤ 90mmHg khi có mặt thuốc vân mạch, kéo dài trong ít nhất 30 phút. - Giảm cung lượng tim (CI ≤ 2,0 lit/phút/m2) mà không do giảm khối lượng tuần hoàn (PAWP ≥ 12mmHg) - Thiểu niệu hoặc vô niệu. 2. Trụy tim mạch 3. Tắc mạch 4. Rối loạn nhịp : rung thất, rung nhĩ, nhịp nhanh kịch phát VI. ĐIỀU TRỊ SUY TIM 1. Các biện pháp không dùng thuốc - Nghỉ ngơi, tránh gắng sức. - Chế độ ăn giảm muối : ăn dưới 3g NaCl /ngày. - Hạn chế lượng nước uống và dịch truyền để tránh gia tăng khối lượng tuần hoàn. - Bỏ rượu, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác. - Giảm cân đối với bệnh nhân béo phì. 2. Biện pháp dùng thuốc bao gồm các nhóm thuốc : - Tăng sức bóp cơ tim. + Thuốc cường tim loại Digitalis. + Các thuốc giống giao cảm (Dopamin và Dobutamin) + Các thuốc ức chế phosphodiesterase (Amrinole và Milrinole) - Thuốc lợi tiểu : giảm tiền gánh. + Nhóm lợi tiểu Thiazide + Nhóm lợi tiểu quai (Lasix) + Nhóm lợi tiểu giữ Kali (Aldacton) - Thuốc giãn mạch : làm giãn hệ thống động mạch (giảm hậu gánh) hoặc tĩnh mạch (giảm tiền gánh). + Ức chế men chuyển (Captopril, Zestril, Renitec) + Ức chế chọn lọc thụ thể AT1 + Nhóm nitrat (nitromint, nitroglycerin) + Nhóm chẹn β giao cảm (Betaloc, Concor, Dilatrend) + Nhóm chẹn kênh Calci không được dùng để điều trị suy tim. - Thuốc chống đông : hạn chế nguy cơ tạo huyết khối gây tắc mạch. + Heparin trong trường hợp tắc mạch cấp. + Aspirin, Sintrom. 3. Điều trị nguyên nhân - Bệnh van tim : can thiệp (nong van) hoặc phẫu thuật sửa chữa, thay van. - Nhồi máu cơ tim : dùng thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp nong và đặt Stent, bắc cầu vành. - Rối loạn nhịp tim : dùng thuốc chống loạn nhịp, sốc điện, đặt máy tạo nhịp. - Thiếu Vitamin B1 : dùng vitamin B1 liều cao. - Cường giáp : thuốc kháng giáp tổng hợp, xạ trị hoặc phẫu thuật. - Biện pháp cuối cùng : ghép tim. VII. DIGOXIN Là 1 trong các glicosid trợ tim được dùng phổ biến trong lâm sàng. + Digitoxin + Digoxin + Uabain + Digitalis 1. Tác dụng và cơ chế tác dụng - Tăng cường sức bóp cơ tim thông qua ức chế enzym Na+ - K+ - ATPase của bơm ion Na-K. - Giảm nhịp tim, giảm dẫn truyền nhĩ thất. - Tăng trương lực hệ phó giao cảm và giảm hoạt tính hệ giao cảm. 2. Dược động học - Digoxin được chuyển hoá tại gan, thải trừ phần lớn qua thận, số ít qua phân. - Thời gian bán huỷ trung bình ở người có chức năng gan thận tốt : 36 giờ. 3. Liều lượng và cách dùng - Tấn công : 0,25 - 0,5 mg/ngày X 1 - 3 ngày. - Đến khi nhịp tim giảm xuống 70 - 80 bpm thì chuyển sang liều củng cố. + 0,125 mg/ngày dùng liên tục. + 0,25mg/ngày dùng cách ngày. + Nghỉ hai ngày cuối tuần để thuốc thải trừ hết. 4. Chế phẩm + Viên nén 0,25mg [...]... Amiodaron làm giảm độ thanh thải Digoxin - Cấm chỉ định phối hợp Digoxin với các muối Ca đường tĩnh mạch vì gây rối loạn nhịp nghiêm trọng 6 Chỉ định - Suy tim giảm cung lượng, khi có loạn nhịp hoàn toàn - Các rối loạn nhịp, đặc biệt là rung nhĩ, cuồng nhĩ - Suy tim tăng cung lượng, suy tim do tắc nghẽn cơ học, tâm phế mạn không có chỉ định 7 Chống chỉ định - Nhịp chậm (≤ 50bpm) - Block A-V độ II, III... loạn nhịp + Ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất thành chùm + Nhịp nhanh kịch phát thất, xoắn đỉnh, rung thất + Block xoang nhĩ, block A-V - ECG : ST chênh xuống, cong lõm, đi ngang (hình đáy chén) - Định lượng nồng độ Digoxin trong máu > 2,5 ng/ml b Xử trí - Ngừng ngay Digoxin - Theo dõi sát bằng ECG - Nếu hạ K+ máu : Panangin X 4 - 6 viên/ngày hoặc Panangin 10ml X 1- 2 ống IV - Nếu nhịp chậm, block . - Suy tim cấp - Suy tim mạn 2. Theo giải phẫu - Suy tim phải - suy tim trái 3. Theo cung lượng tim - Suy tim tăng cung lượng : thiếu máu mạn tính, cường giáp, thiếu Vitamin B1 … - Suy. SUY TIM I. ĐỊNH NGHĨA Suy tim là trạng thái bệnh lý mà cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu oxy của. loạn nhịp, đặc biệt là rung nhĩ, cuồng nhĩ. - Suy tim tăng cung lượng, suy tim do tắc nghẽn cơ học, tâm phế mạn không có chỉ định. 7. Chống chỉ định - Nhịp chậm (≤ 50bpm) - Block A-V độ II,

Ngày đăng: 27/07/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN