1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT pptx

4 516 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 97,48 KB

Nội dung

THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT Mục tiêu của việc điều trị tiểu đường là kiểm soát cho được đường huyết. Muốn kiểm soát đường huyết bạn phải biết tự thử máu và theo dõi đường huyết mỗi ngày. I. Tự thử đường huyết với máy thử đường cá nhân Ngày nay với sự xuất hiện của các máy thử đường cá nhân khá chính xác, cách sử dụng cũng đơn giản, nên bệnh nhân tiểu đường đã có thể nhanh chóng thay đổi cách ăn uống, vận động thân thể, thuốc men để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. A. Thử lúc nào và bao nhiêu lần  Nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.  Thông thường người ta thử đường ở các thời điểm sau:  Trước bữa ăn sáng  Trước bữa ăn trưa  Trước bữa ăn tối  Trước khi đi ngủ.  Khi mới bắt đầu theo dõi đường huyết, bạn nên thử máu nhiều lần trong ngày để có ý niệm về sự thay đổi của đường huyết đối với sinh hoạt của bạn như ăn uống, vận động thân thể và thuốc men. Về sau khi đã kiểm soát được đường huyết, bạn có thể thử ít lần hơn.  Để biết xem thuốc bạn đang dùng có phù hợp với việc ăn uống hay không, thỉnh thoảng cũng nên thử máu 2 giờ sau bữa ăn.  Khi đau yếu, bị stress hay có sự thay đổi trong lối sinh hoạt thường ngày, bạn nên thử máu nhiều lần hơn. B. Sổ theo dõi.  Bạn nên ghi chép tất cả kết quả thử máu vào trong một cuốn sổ (sổ này thường được kèm theo máy thử đường.)  Mỗi khi đi khám bệnh nên mang theo sổ này. Nhờ vào nó, bác sĩ của bạn sẽ nhìn thấy các vấn đề trong kế hoạch điều trị của bạn.  Nên ghi thêm các sự kiện đặc biệt có ảnh hưởng đến đường huyết của bạn (như bỏ qua một bữa ăn, hoạt động nhiều hơn bình thường, mất ngủ ) II. Thử glycated hemoglobin (HbA1c)  Xét nghiệm HbA1c cho biết tình hình kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn trong thời gian 2 hay 3 tháng vừa qua.  Khác với cách thử đường huyết thông thường, HbA1c không bị ảnh hưởng của những thay đổi ngắn hạn của đường huyết. Có thể xem HbA1c là một kết số trung bình.  Bác sĩ thường cho thử HbA1c mỗi 2 hay 3 tháng. Kết quả giúp đánh giá tình hình kiểm soát tiểu đường của bạn trong hai ba tháng vừa qua.  Kết quả HbA1c ở gần mức bình thường (dưới 7.0) là dấu hiệu tốt, có nghĩa là bạn đang kiểm soát được căn bệnh tiểu đường. III. Thử nước tiểu Hiện nay việc thử nước tiểu để theo dõi bệnh tiểu đường không còn được khuyên dùng nữa vì không đem lại lợi ích thiết thực. Lý do: 1. Đường huyết chỉ xuất hiện trong nước tiểu khi lượng đường trong máu cao hơn 180 mg/dl. Do đó thử nước tiểu không phát hiện được đường huyết dưới 180 mg/dl và tình trạng hạ đường huyết. 2. Đường huyết lên cao cũng cần một thời gian khoảng 2 giờ để xuất hiện trong nước tiểu. Vì vậy, kết quả thử nước tiểu không phải là đường huyết ở thời điểm đó. 3. Ngoài ra, một số thuốc bệnh nhân đang dùng như sinh tố C, aspirin cũng như việc bệnh nhân uống quá nhiều nước hoặc đi tiểu không thật hết nước tiểu trong bàng quang trước khi thử đường cũng ảnh hưởng đến kết quả thử đường trong nước tiểu. Ngày nay, người ta chỉ còn thử nước tiểu để tìm ketone và albumin (chất đản bạch).  Nên thử ketone trong nước tiểu khi đường huyết lên quá 240 mg/dl, khi thấy trong người khó ở, sốt, ói mửa hoặc tiêu chảy. Nếu có nhiều ketone trong nước tiểu, nên báo cho bác sĩ của bạn ngay. (xem phần sau)  Bình thường thận không cho albumin trong máu đi vào nước tiểu. Albumin xuất hiện trong nước tiểu là dấu hiệu có tổn thương ở thận. Hằng năm, người bệnh tiểu đường nên thử nước tiểu tìm albumin (microalbumin), để phát hiện sớm tổn thương ở thận. . THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT Mục tiêu của việc điều trị tiểu đường là kiểm soát cho được đường huyết. Muốn kiểm soát đường huyết bạn phải biết tự thử máu và theo dõi đường huyết mỗi ngày ăn tối  Trước khi đi ngủ.  Khi mới bắt đầu theo dõi đường huyết, bạn nên thử máu nhiều lần trong ngày để có ý niệm về sự thay đổi của đường huyết đối với sinh hoạt của bạn như ăn uống, vận. thử nước tiểu để theo dõi bệnh tiểu đường không còn được khuyên dùng nữa vì không đem lại lợi ích thiết thực. Lý do: 1. Đường huyết chỉ xuất hiện trong nước tiểu khi lượng đường trong máu cao

Ngày đăng: 27/07/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w