NHỮNG GHI NHẬN LOÀI HOA LAN MỚI CHO VIỆT NAM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP – TỈNH BÌNH PHƯỚC. Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, cách thị xã Đồng Xoài 100km và thành phố Hồ Chí Minh 170km. Là nơi bảo tồn còn những khu rừng nguyên sinh với sự đa dạng sinh học hầu như còn nguyên vẹn, ít bị tác động của con người, hệ sinh thái rừng còn rất nguyên sơ. Con người bản địa là người dân tộc S’Tiêng và người MNông rất thân thiện hiền hòa với môi trường. Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm trên điểm chuyển tiếp từ cao nguyên xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, địa hình chia cắt từ độ cao trên 1000m xuống độ cao 400m nên có hệ thống sông suối dày đặc và phân cắt sâu sắc tạo nhiều cảnh quan hùng vĩ…. Được sự quan tâm, đầu tư của UBND tỉnh Bình Phước, các tổ chức bảo tồn đa dạng sinh học trong nước và người nước, trong những năm qua VQG Bù Gia Mập đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong đó công trình “Thu thập và nuôi trồng các loài hoa lan của khu vực” đã đem lại nhiều kết quả. Cho đến nay công trình “Thu thập và nuôi trồng các loài hoa lan của khu vực” tại VQG Bù Gia Mập đã điều tra và ghi nhận được 79 loài thuộc 45 chi khác nhau, hiện đã nhân giống và nuôi trồng thành công tại “Vườn qui tập hoa lan” được 45 loài/36 chi. Trong đó có nhiều loài mang giá trị kinh tế, giá trị khoa học :Giáng hương quế nâu (Aerides houlletiana Rchb.f); Hoàng yến (Ascocentrum miniatum (Lindl). Schlechter); Kim điệp(Dendrobium capillipes Rchb.f); Hoàng thảo báo hỉ(Dendrobium cecundum (Bl.) Lindl.); Thủy tiên trắng (Dendrobium fameri Paxt.); Lụa vàng(Dendrobium heterocarpum Wall. ex Lindl);… Đặc biệt năm 2008 và đầu năm 2011, đã ghi nhận thêm được hai loài mới cho Việt Nam, đó là: Brachypeza laotica Seidenf và loài Drymoda asamesis Lindl , Góp phần nâng cao tính đa dạng sinh học của Việt Nam. * Brachypeza laotica Seidenf . - Cây đơn thân, ngắn. Lá to, dày và mềm, (4-5cm X 15–20 cm), thường thòng xuống. Hoa lộn ngược, mọc nách lá, chùm có từ 6 – 12 bông, hoa màu trắng, có các đốm đỏ trên cánh hoa, (3cm X 4cm), cột cao 1cm – 1,5cm; khối phấn 2. Cây thường mọc ở rừng thường xanh, đặc biệt là khu rừng có cây họ dầu (Dipterocarpaceae Sp), cây có bộ rễ lớn bám chắc vào thân cây và ở trên rất cao, khó quan sát thấy. - Loài này được ghi nhận ở nước ta vào những năm 20 bởi các nhà khoa học người Pháp, nhưng sau thời gian đó đến nay hầu như không ghi nhận lại. Thực hiện điều tra nghiên cứu thực vật Việt Nam của mình, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ và các đồng sự củng chưa ghi nhận được loài này. Trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” tập III của GS Phạm Hoàng Hộ có mô tả song không phủ nhận có phân bố ở nước ta. - Đầu năm 2008 các cán bộ phòng NC&ƯDKHKT – VQG Bù Gia Mập – tỉnh Bình Phước đã lần đầu tiên ghi nhận và khẳng định chính xác cho khoa học về sự phân bố của loài này có tại Việt Nam. Mới đây các nhà khoa học đã ghi nhận được ở khu Mã Đà; Cát Tiên – Đồng Nai. * Drymoda asamesis Lindl - Thân rễ ngắn, thân bọng(1 – 1,2cm), mọc thành cụm, bám sát vào vật chủ. Lá nhỏ ( 0,7cm x 1,2cm), mọc ở đỉnh, sớm rụng, lá rụng hết trước khi ra hoa, không có bẹ gốc, lá gập đôi. Hoa mọc đơn lẻ ở gốc, hình thái khá nhỏ (1,2 – 1,5 cm), hoa lộn ngược, lá đài rời, dính vào đỉnh thân cột, có màu hơi tim tím. Cánh môi không có cựa, rất linh động, có những chấm nhỏ màu tím đậm và có 1 vạch hình ngợn sóng màu vàng ở giữa. Chân cột rất dài, khối phấn 4, rắn, không có chuôi, không có chân, không có gót đính. Hoa thường nỡ vào tháng 2 đến tháng 3 (có thể có từ cuối mùa mưa, đâu mùa khô), hoa nỡ khoảng hơn 10 ngày mới tàn), hoa có mùi thơm nhẹ, quyến rủ rất nhiều loài côn trùng, đặc biệt là loài Kiến. - Nơi sống: Cây thường sống sinh cảnh rừng thường xanh trên núi thấp, đôi khi bắt gặp ở sinh cảnh rừng ven suối, thường mọc trên những thân cây thân gỗ có vỏ dầy và ăn sâu vào khe nứt của vỏ vây. - Trên thế giới chi Drymoda…mới chỉ ghi nhận được 2 loài ở khu vực Đông Nam Á, trong đó ở Thái Lan có 2 loài, ở Lào có 2 loài và ở Mianma có một loài, nhưng chưa tìm thấy ở Campuchia và Việt Nam. Chi này là chi rất giống với chi Bulbophyllum nên ta hay nhầm lẫn. Đầu năm 2011, tại “Vườn sưu tập các loài hoa lan VQG Bù Gia Mập”, thật bất ngờ loài hoa này nỡ hoa, đầu tin chúng tôi nghi loài thuộc chi Bulbophyllum, nhưng được sự giúp đỡ của các nhà khoa học và các tài liệu tham khảo chuyên đề về hoa lan, đã khẳng định đây là chính loài Drymoda asamesis Lindl. Hình ảnh một số loài Lan hiếm gặp của VQG Bù Gia Mâp Thiên nhiên đem đến bao điều kỳ thú, nhiều điều bất ngờ…cho chúng ta ! Với sự nỗ lực tìm tòi, khám phá của các nhà khoa học trên thế giới, hàng năm đã đem lại cho chúng ta nhiều điều thú vị từ thiên nhiên, giúp con người gần gủi hơn, hiểu thiên nhiên và gắn bó với thiên nhiên hơn. Bằng sự nỗ lực tìm tòi của mình, các cán bộ Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã đem đến cho chúng ta, cho khoa học thêm những ghi nhận mới, góp phần chứng minh tính đa dạng sinh học của nước ta không thua kém bất cứ nơi đâu trên thế giới và chúng ta đang ngày một nổ lực xây dựng, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình./. Nguyễn Đại Phú Giám đốc VQG Bù Gia Mập Khương Hữu Thắng Cán bộ Phòng NC&ƯDKHKT Tài liệu tham khảo: 1 “Cây cỏ Việt Nam ” tập III - GS Phạm Hoàng Hộ, tái bản năm 1999 - 2000. 2 Các chi họ Orchidacea của Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam - André Schuiteman & Ed de Vogel. 3. - Phong lan Việt Nam – Trần hợp, nhà xuất bản Nông nghiệp 1998. 4 Wind Orchidacea Of ThaiLand – Nantiya Vaddh Jhoti. 5. - Website: http://www.orchidspecies.com/drysiamensis.htm 6. - Website: http://www.vncreatures.net 7. - Website: http://www.hoalanvietnam.org . NHỮNG GHI NHẬN LOÀI HOA LAN MỚI CHO VIỆT NAM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP – TỈNH BÌNH PHƯỚC. Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, cách thị. năm 2011, tại “Vườn sưu tập các loài hoa lan VQG Bù Gia Mập , thật bất ngờ loài hoa này nỡ hoa, đầu tin chúng tôi nghi loài thuộc chi Bulbophyllum, nhưng được sự giúp đỡ của các nhà khoa học. các loài hoa lan của khu vực” đã đem lại nhiều kết quả. Cho đến nay công trình “Thu thập và nuôi trồng các loài hoa lan của khu vực” tại VQG Bù Gia Mập đã điều tra và ghi nhận được 79 loài