1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ấn chương Việt Nam - . Kiềm ký pot

7 300 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 274,73 KB

Nội dung

Ấn chương Việt Nam - . Kiềm ký Một loại hình ấn hiện nữa tuy xuất hiện với số lượng rất ít, nhưng cũng phải được xếp vào danh mục các loại hình ấn triện ngang hàng với ấn, Chương, Quan phòng, Đồ ký: đó là Kiềm ký 鈐記. Kiềm ký là loại ấn dùng cho các chức chỉ huy các cửa thành, cửa biển, cửa khẩu, đài quan sát, trạm, đồn, đèo ải, các thuyền nhỏ và các sở tuần ty v.v… Kiềm ký là hai chữ cuối cùng trong dấu cũng như Đồ ký hay Quan phòng trong một con dấu. Ở đây ta phải chú ý phân biệt sự khác nhau hoàn toàn giữa Kiềm ký và Kiềm ấn. Kiềm ấn là loại ấn nhỏ hình vuông đi cùng cặp với những ấn lớn như ấn cơ quan, Quan phòng; chữ khắc trong Kiềm ấn thường rút gọn, có cùng nội dung với ấn lớn cùng cặp. Còn Kiềm ký mang ý nghĩa pháp lệnh riêng biệt của các chức quan cấp thấp dùng cho các đơn vị như đã nêu trên. Những chỉ dụ dưới đây của Minh Mệnh được coi là định lệ bất di bất dịch của loại Kiềm ký này. Lời dụ năm Minh Mệnh thứ 8 (1827): “Chế tạo cho 9 cửa Cung thành, 5 cửa Hoàng thành, 10 cửa Kinh thành, cầu Thủy quan… 1 dấu Kiềm bằng gỗ và 1 cái hộp bằng thiếc đựng dầu tía để đóng dấu, cấp cho viên Thủ hộ để phòng lúc tâu báo và gặp việc quan trọng chuẩn cho sử dụng. Dấu kiềm mỗi cái dài 1 tấc 1 phân 7 ly, ngang 5 phân 4 ly. Tầng trên khắc 2 chữ chân phương Mỗ thành, tầng dưới khắc 2 chữ chân phương Mỗ môn hoặc Quan viên kiềm ký. … Cửa Thuận An, Tư Hiền thuộc phủ Thừa Thiên, các cửa Đà Nẵng, Đại Chiêm, Đại An thuộc tỉnh Quảng Nam… chuẩn cho chế và cấp đều một dấu Kiềm bằng gỗ và một cái hộp bằng thiếc đựng dầu tía để đóng dấu”[264]. Chỉ dụ của Minh Mệnh năm 1828: “Chế cấp cho đài Trấn Hải, Điện Hải một dấu Kiềm bằng gỗ, dài 1 tấc 2 phân 6 ly, ngang 5 phân 4 ly, chuẩn cho đóng dấu son đỏ…”[265]. Chỉ dụ năm Minh Mệnh thứ 10 (1829): “Chế cấp cho cửa bể Văn Uyên, cửa bể Du Thân, mỗi nơi đều một dấu Kiềm bằng đồng, dài 1 tấc 2 phân 6 ly, ngang 7 phân 6 ly… … Các hiệu thuyền Ba hải chiểu theo kiểu mẫu dấu Kiềm ký thuyền Tĩnh ba số 4, chất ngà khắc chữ chân phương, dài 1 tấc 8 phân ngang 9 phân, ban cho sử dụng để thống nhất”[266]. Qua những trích dẫn trên ta thấy Kiềm ký được làm với nhiều chất liệu khác nhau: bằng ngà, bằng đồng và bằng gỗ. Kích thước của Kiềm ký ở mỗi đơn vị cũng khác nhau, chất liệu tốt hơn có kích thước lớn hơn sẽ tỷ lệ thuận với cấp bậc chức vụ của viên chỉ huy đơn vị. Điều đáng chú ý là tất cả các dấu Kiềm ký đều khắc chân phương, không dùng chữ Triện như các loại hình ấn khác. Xin giới thiệu một số dấu Kiềm ký đã in sao được ở Châu bản triều Nguyễn. Một dấu thuộc loại cửa thành có hình chữ nhật kích thước 3,4x5cm. Dấu chia hai phần bằng một nét ngang, phần trên là 1/5 diện tích dấu khắc 3 chữ chân Đại quan môn 大官門 (Cửa Đại quan) xếp theo hàng ngang từ trái sang phải. Phần dưới còn lại khắc 4 chữ Chân xếp theo 2 hàng dọc là 4 chữ Thủ hộ kiềm ký 守護鈐記 (Kiềm ký của chức Thủ hộ). Dấu đóng trên chữ nguyệt dòng ghi niên hiệu Minh Mênh thập cửu niên tam nguyệt sơ nhị nhật (Ngày 2 tháng 3 năm Minh Mệnh thứ 9 [1838]). Trước trang có dấu là trang có dòng chữ Hán Đương trực thần Trần Văn Trí và Vũ Đức Khuê thủ hộ đại quan môn (Bầy tôi Trần Văn Trí và Vũ Đức Khuê chức Thủ hộ cửa Đại quan đương trực)[267]. (H. 194) Dấu Kiềm ký ở cửa biển có hình chữ nhật 3,3x5,3cm, 8 chữ Hán kiểu Chân thư chia làm hai hàng dọc, là 8 chữ Cần Giờ hải khẩu tấn thủ kiềm ký 芹除海口汛守鈐記 (Kiềm ký của đồn binh canh giữ cửa biển Cần Giờ). Dấu đóng trên chữ “nguyệt” dòng ghi niên hiệu Minh Mệnh thập cửu niên tam nguyệt sơ ngũ nhật (Ngày 5 tháng 3 năm Minh Mệnh thứ 19 [1838]). Trước trang hình dấu là trang có dòng chữ Hán Cần Giờ tấn thủ thủ ngự thần Phạm Văn Lễ (Bầy tôi Phạm Văn Lễ chức Thủ ngự đồn binh canh giữ cửa biển Cần Giờ)[268]. (H 195) . Ấn chương Việt Nam - . Kiềm ký Một loại hình ấn hiện nữa tuy xuất hiện với số lượng rất ít, nhưng cũng phải được xếp vào danh mục các loại hình ấn triện ngang hàng với ấn, Chương, . Đồ ký hay Quan phòng trong một con dấu. Ở đây ta phải chú ý phân biệt sự khác nhau hoàn toàn giữa Kiềm ký và Kiềm ấn. Kiềm ấn là loại ấn nhỏ hình vuông đi cùng cặp với những ấn lớn như ấn. Đồ ký: đó là Kiềm ký 鈐記. Kiềm ký là loại ấn dùng cho các chức chỉ huy các cửa thành, cửa biển, cửa khẩu, đài quan sát, trạm, đồn, đèo ải, các thuyền nhỏ và các sở tuần ty v.v… Kiềm ký là

Ngày đăng: 26/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN