Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
662,08 KB
Nội dung
Thế chiến II: các loại máy bay tiêm kích nổi tiếng 1. Messerschmitt Bf 109 (Đức): Chiếc Bf 109G-2/Trop 'Black 6', đang được trưng bày tại Bảo tàng Không quân Hoàng gia Anh tại Hendon, London. Chiếc Messerschmitt Bf 109 là một kiểu máy bay tiêm kích của Đức trong Thế Chiến II được thiết kế bởi Willy Messerschmitt vào đầu những năm 1930. Nó là một trong những máy bay tiêm kích hiện đại thực sự đầu tiên vào thời đó, có những tính năng như cấu trúc thân đơn toàn kim loại, nóc buồng lái hoàn toàn kín và càng hạ cánh xếp lại được. Chiếc Bf 109 được sản xuất với số lượng nhiều hơn cả so với mọi kiểu máy bay tiêm kích khác trong lịch sử, với số lượng được sản xuất trong thời chiến (từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 5 năm 1945) là 30.573 chiếc. Loại máy bay tiêm kích chiếm 47% số lượng máy bay do Đức sản xuất, và chiếc Bf 109 chiếm đến 57% số máy bay tiêm kích được sản xuất.[1] Ngoài ra, 2.193 chiếc Bf 109 phiên bản A-E đã được chế tạo trước chiến tranh từ năm 1936 đến tháng 8 năm 1939, và có hơn 1.000 chiếc được chế tạo sau chiến tranh theo giấy phép nhượng quyền dưới các tên gọi Avia S-99/S-199 và Ha 1112 Buchon. Chiếc Bf 109 là xương sống của lực lượng tiêm kích Không quân Đức trong Thế Chiến II, cho dù chúng bắt đầu được thay thế một phần bởi kiểu Focke-Wulf Fw 190 từ năm 1941. Chiếc Bf 109 đã ghi được số chiến công không chiến nhiều hơn cả trong Thế Chiến II hơn mọi kiểu máy bay tiêm kích nào khác. Trong những thời đđiểm khác nhau, nó được sử dụng như là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không, hộ tống ném bom, tiêm kích đánh chặn, tấn công mặt đất và máy bay trinh sát. Cho dù Bf 109 có những điểm yếu, bao gồm tầm bay kém và đặc biệt là khó điều khiển hạ cánh do vệt bánh hẹp của kiểu càng đáp gấp ra phía ngoài, nó vẫn tỏ ra cạnh tranh cùng những máy bay tiêm kích Đồng Minh cho đến khi chiến tranh kết thúc. Chiếc Bf 109 được lái bởi ba phi công "Ách" có thành tích dẫn đầu trong Thế Chiến II: Erich Hartmann, phi công chiến đấu có thành tích cao nhất mọi thời đại với 352 chiến công chính thức, Gerhard Barkhorn với 301 chiến công, và Günther Rall với 275 chiến công. Tất cả họ đều bay cùng Jagdgeschwader 52 (Phi đoàn Tiêm kích 52), một đơn vị chỉ bay toàn kiểu Bf 109 và đã ghi được hơn 10.000 chiến công, chủ yếu là trên Mặt trận phía Đông. Hartmann đã từ chối bay chiến đấu với bất kỳ kiểu máy bay nào khác trong suốt cuộc chiến. Hans-Joachim Marseille, phi công "Ách" Đức có thành tích cao nhất tại Mặt trận Bắc Phi, cũng ghi được toàn bộ 158 chiến công chính thức của mình trên kiểu Bf 109 khi đối đầu cùng những phi công Đồng Minh Tây Âu. Chiếc Bf 109 cũng được sử dụng với kết quả tốt bởi phi công các nước khác, bao gồm phi công "Ách" Phần Lan Ilmari Juutilainen với 94 chiến công, thành tích cao nhất của một phi công "Ách" không phải là người Đức trong lịch sử. Tên gọi của kiểu Bf 109: Bf 109 là tên gọi chính thức mà Bộ Hàng không Đức (RLM: Reichsluftfahrtministerium) dành cho kiểu máy bay này, vì kiểu thiết kế được đề nghị bởi hãng Bayerische Flugzeugwerke, và được sử dụng trong tất cả các văn bản Đức chính thức có liên quan đến họ máy bay này. Sau khi công ty được đổi tên thành Messerschmitt AG vào tháng 7 năm 1938 khi Erhard Milch cuối cùng đã cho phép Willy Messerschmitt sở hữu công ty; từ thời điểm đó trở đi, mọi máy bay Messerschmitt đều được mang ký hiệu "Me" ngoại trừ những chiếc đã có ký hiệu Bf trước đó. Các tài liệu thời chiến tranh của Messerschmitt AG, RLM và các bên liên quan tiếp tục sử dụng cả hai ký hiệu, đôi khi trên cùng một trang, nhưng đã có nhiều chỉ thị của RLM không chấp nhận ký hiệu Me cho kiểu Bf 109. Me 109 được biết đến như là cái tên mà các tài liệu tuyên truyền của Không quân Đức thường sử dụng cũng như là trong nội bộ hãng Messerschmitt kể từ sau tháng 7 năm 1938, và trong số nhân viên của Không quân Đức vốn phát âm chúng là may hundert-neun. Tên gọi Me 109 cũng thông dụng trong các nước nói tiếng Anh. Tuy nhiên, trong cả thời kỳ chiến tranh cho đến hiện nay, cả hai tên "Bf" và "Me" đều được dùng; còn trên biển khung máy bay của những chiếc còn giữ lại cho đến ngày nay đều mang tên "Bf 109", kể cả phiên bản cuối cùng K-14. Lịch sử cạnh tranh: Vào năm 1933, cơ quan Technisches Amt (hay T-Amt, bộ phận kỹ thuật của Bộ Hàng không Đức) đã kết luận về một loạt các đề án nghiên cứu về không chiến trong tương lai. Kết quả của các nghiên cứu này là bốn dự thảo chung cho máy bay chiến đấu trong tương lai: * Rüstungsflugzeug (máy bay vũ trang) I về một kiểu máy bay ném bom hạng trung nhiều động cơ. * Rüstungsflugzeug II về một kiểu máy bay ném bom chiến thuật. * Rüstungsflugzeug III về một kiểu máy bay tiêm kích hạng nặng hai chỗ ngồi. * Rüstungsflugzeug IV về một kiểu máy bay tiêm kích một chỗ ngồi Rüstungsflugzeug IV được dự định là một kiểu máy bay tiêm kích đánh chặn thay thế cho những kiểu máy bay cánh kép Arado Ar 64 và Heinkel He 60 đang phục vụ. Trong khi R- IV được dự trù như là kiểu máy bay tiêm kích tốt nhất trong số những máy bay đang hoạt động, các yêu cầu đặt ra lại không quá khó để có thể đạt được. Chiếc máy bay tiêm kích cần đạt được tốc độ tối đa 400 km/h (250 dặm mỗi giờ) ở độ cao 6.000 m (19.500 ft) và có thể duy trì được như vậy trong vòng 20 phút, trong khi tổng thời gian ở trên không cần thiết là 90 phút. Nó sẽ được trang bị kiểu động cơ mới Junkers Jumo 210 có công suất tối đa khoảng 700 mã lực (522 kW). Nó cũng cần phải được trang bị ít nhất ba súng máy 7,9 mm với 1.000 viên đạn cho mỗi khẩu, hoặc một pháo 20 mm với 200 quả đạn. Một đặc tínhkhá thú vị khác là yêu cầu áp lực cánh của chiếc máy bay phải dưới 100 kg/m², một cách để khẳng định khả năng lộn vòng và lên cao của chiếc máy bay. Ưu tiên thiết kế của chiếc máy bay tiêm kích là tốc độ bay ngang, tốc độ lên cao và khả năng cơ động (theo thứ tự trên). Thực ra bản tính năng của đề án R-IV không do nội bộ của T-Amt nghĩ ra. Vào đầu năm 1933 cả Heinkel và Arado đã gửi đến những thiết kế do đầu tư riêng của các hãng này cho một kiểu máy bay tiêm kích cánh đơn, và T-Amt chỉ đơn giản thu nhặt những đặc tính tốt nhất từ cả hai thiết kế này rồi gửi trở lại cho họ, bổ sung thêm hãng Focke-Wulf vào danh sách các nhà thầu. Đến tháng 5 năm 1934 bản dự thảo yêu cầu R-IV được chính thức phát hành. Mỗi nhà thầu được yêu cầu chế tạo ba chiếc nguyên mẫu để được thử nghiệm cạnh tranh trực tiếp vào cuối năm 1934. Ban đầu Willy Messerschmitt không được mời tham gia vào cuộc cạnh tranh. Điều này chủ yếu là do mối hận thù cá nhân giữa Messerschmitt và giám đốc của RLM là Erhard Milch (Hans Hackman, một bạn thân của Milch, tử nạn khi thử nghiệm chiếc máy bay nguyên mẫu vận tải nhẹ Messerschmitt M20), sau khi chiếc M20 đã tỏ ra là một thảm họa khi sử dụng tại hãng hàng không Lufthansa. Tuy nhiên Messerschmitt lại có uy tín cao trong giới sĩ quan cao cấp của Không quân Đức do sự thành công của kiểu máy bay thể thao Messerschmitt Bf 108 Taifun. Sau một thời gian trì hoãn kéo dài nhiều tháng, Bayerische Flugzeugwerke (BFW: Bavarian Aircraft Manufacturers), mà Messerschmitt đảm trách làm nhà thiết kế chính, được mời tham gia vào đầu năm 1935, cho dù Milch đã hé lộ cho biết rằng họ sẽ không bao giờ thắng được hợp đồng. Đặc điểm kỹ thuật (Bf 109 G-6): Đặc tính chung: * Đội bay: 01 người * Chiều dài: 8,95 m (29 ft 7 in) * Sải cánh: 9,93 m (32 ft 6 in) * Chiều cao: 2,60 m (8 ft 2 in) * Diện tích bề mặt cánh: 16,40 m² (173,3 ft²) * Lực nâng của cánh : 199,8 kg/m² (40,9 lb/ft²) * Trọng lượng không tải: 2.247 kg (5.893 lb) * Trọng lượng có tải: 3.148 kg (6.940 lb) * Trọng lượng cất cánh tối đa: 3.400 kg (7.495 lb) * Động cơ: 1 x động cơ Daimler-Benz DB 605A-1 bố trí chữ V ngược làm mát bằng chất lỏng, công suất 1.455 mã lực (1.085 kW) Đặc tính bay: * Tốc độ lớn nhất: 640 km/h (398 mph) ở độ cao at 6.300 m (20.669 ft); 520 km/h ở độ cao mặt biển; 588 km/h ở độ cao 4.000 m; 616 km/h ở độ cao 8.000 m * Tốc độ bay đường trường: 590 km/h (365 mph) ở độ cao 6.000 m (19.680 ft) * Tầm bay tối đa: 850 km (528 mi); 1.000 km (620 mi) với thùng nhiên liệu phụ * Trần bay: 12.000 m (39.370 ft) * Tốc độ lên cao: 17,0 m/s (3.345 ft/min) * Tỉ lệ công suất/khối lượng : 0,33 kW/kg (0,21 hp/lb) Vũ khí: * 2 x súng máy MG 131 13 mm * 1 x pháo MG 151/20 20 mm (hoặc 1 x pháo MK 108 30 mm, G-6/U4) * 1 x thùng nhiên liệu phụ 300 L (78 US gal) hoặc 1 × bom 250 kg (550 lb) hoặc 4 × bom 50 kg (110 lb) * 2 × rocket WGr.21 (G-6 với BR21) * 2 x cụm pháo MG 151/20 20 mm dưới cánh (G-6 với R6) Kiểu: máy bay tiêm kích Hãng sản xuất: Bayerische Flugzeugwerke Messerschmitt Thiết kế bởi: Willy Messerschmitt Chuyến bay đầu tiên: 28 tháng 5 năm 1935 Được giới thiệu: 1937 Hết sử dụng: *1945, Không quân Đức *1965, Tây Ban Nha Tình trạng: nghỉ hưu Hãng sử dụng chính: *Không quân Đức *Không quân Hungary *Không quân Italy *Không quân Romania Số lượng được sản xuất: hơn 33.000 2. Focke-Wulf Fw 190 (Đức): Chiếc Focke-Wulf Fw 190 Würger ("shrike"), thường gọi là Butcher-bird, là một kiểu máy bay tiêm kích một động cơ một chỗ ngồi của Không quân Đức, và là một trong những chiếc máy bay tiêm kích tốt nhất trong thế hệ của nó. Được sử dụng rộng rãi trong Thế Chiến II, đã có hơn 20.000 chiếc được sản xuất, bao gồm khoảng 6.000 chiếc phiên bản tiêm kích-ném bom. Việc sản xuất được bắt đầu từ năm 1941 cho đến khi kết thúc chiến tranh, và trong quá trình đó chiếc máy bay được liên tục nâng cấp. Phiên bản mới nhất có phẩm chất tương đương ngang ngữa với các kiểu máy bay tiêm kích Đồng Minh, nhưng người Đức đã không thể sản xuất chiếc máy bay với số lượng đủ làm xoay chuyển tình hình trong những năm cuối cùng của cuộc chiến. Chiếc Fw 190 được những phi công lái chúng ưa chuộng, và nó được công nhận rộng rãi là vượt trội hơn so với kiểu Supermarine Spitfire Mk. V hoạt động ngoài mặt trận khi bắt đầu tham gia chiến đấu vào năm 1941.[1] So với những chiếc Bf 109, chiếc Fw 190 là một "con ngựa thồ" được sử dụng và chứng tỏ là phù hợp cho một loạt những vai trò khác nhau, bao gồm tấn công mặt đất, hộ tống ném bom tầm xa, máy bay tiêm kích bay đêm và (đặc biệt đối với phiên bản "D") máy bay tiêm kích đánh chặn tầm cao. Việc phát triển ban đầu: Vào mùa Thu năm 1937, Bộ Hàng không Đức (RLM: Reichsluftfahrtministerium) đã đặt ra trước nhiều nhà thiết kế về yêu cầu một kiểu máy bay tiêm kích mới chiến đấu bên cạnh chiếc Messerschmitt Bf 109, máy bay tiêm kích chủ yếu của Đức vào lúc đó. Cho dù chiếc Bf 109 vào thời điểm đó là một kiểu máy bay tiêm kích cực kỳ cạnh tranh, RLM đã tỏ ý lo ngại là những thiết kế mới ở nước ngoài sẽ vượt qua nó và mong muốn có được kiểu máy bay mới dự phòng cho trường hợp đó.[2] Kurt Tank đã đáp ứng với một số thiết kế, đa số sử dụng kiểu động cơ thẳng hàng làm mát bằng dung dịch. Tuy nhiên, chỉ đến khi một thiết kế được trình bày sử dụng kiểu động cơ bố trí hinh tròn BMW 139 14 xy lanh làm mát bằng không khí mới gây được sự chú ý của RLM. Vào lúc đó, việc sử dụng kiểu động cơ bố trí hinh tròn là khá bất thường tại Châu Âu vì diện tích bề mặt trước khá lớn của nó nên được tin là sẽ tạo ra quá nhiều lực cản để có thể thiết kế thành một chiếc máy bay có tính cạnh tranh. Tank đã không bị thuyết phục như thế, từng chứng kiến kiểu động cơ bố trí hinh tròn này được Hải quân Mỹ sử dụng thành công, và thiết kế được một kiểu máy bay mang động cơ khá suôn thẳng.[3] Thay vì để phía trước động cơ mở rộng nhằm lấy gió mát thổi qua các xy lanh động cơ, Tank sử dụng cửa mở khá hẹp giữa nắp động cơ và trục cánh quạt khá lớn để hút gió, thổi qua toàn động cơ bằng một quạt. Về lý thuyết, sử dụng nắp động cơ hẹp còn mang lại một ít lực đẩy do khí bị nén ở tốc độ bên trong nắp động cơ.[4] Người ta cũng tin rằng vì kiểu máy bay Fw 190 sử dụng loại động cơ bố trí hình tròn sẽ không ảnh hưởng đến việc sản xuất chiếc Bf 109, nên đã thu hút sự quan tâm của RLM đối với chiếc Fw 190.[5] Những chiếc nguyên mẫu: Chiếc nguyên mẫu đầu tiên Fw 190 V1 được trang bị động cơ BMW 139 14 xy lanh bố trí hình tròn công suất 1.550 mã lực, với số hiệu dân sự là D-OPZE, đã bay chuyến bay đầu tiên vào ngày 1 tháng 6 năm 1939 và đã nhanh chóng biểu lộ các phẩm chất xuất sắc đối với một chiếc máy bay tương đối nhỏ như vậy; tính năng điều khiển tuyệt vời, tầm nhìn tốt và tốc độ ban đầu đạt được lên đến 610 km/h (380 dặm mỗi giờ).[6] Tốc độ lộn vòng là 162° mỗi giây ở vận tốc 410 km/h (255 dặm mỗi giờ) nhưng chiếc máy bay có tốc độ chòng chành cao đến 205 km/h (127 dặm mỗi giờ). Theo các phi công từng lái chiếc nguyên mẫu đầu tiên, vệt bánh đáp rộng khiến cho việc cất cánh và hạ cánh khá dễ dàng hơn, đưa đến một kiểu máy bay đa dụng và an toàn hơn trên mặt đất so với chiếc Bf 109. Những vấn đề về kiểu buồng lái bố trí sát về phía trước ngay phía sau động cơ khiến cho buồng lái quá nóng và không dễ chịu. Trong thực tế khi bay, nhiệt độ buồng lái đã lên đến 55°C (131°F), đến mức mà phi công thử nghiệm chính của hãng Focke Wulf là Hans Sander đã phải nhận xét: "Nó giống như là ngồi đưa cả hai chân vào lò sưởi."[7] Trong nhiều tháng, Focke Wulf và BMW đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau. Cuối cùng, BMW thuyết phục Tank và RLM loại bỏ kiểu động cơ 139 để thay thế bằng kiểu BMW 801. Động cơ 801 có đường kính tương đương với kiểu 139, cho dù nó nặng hơn và hơi dài hơn, điều này đã buộc Tank phải thiết kế lại chiếc Fw 190. Và ngay cả với động cơ và quạt làm mát hoàn toàn mới, kiểu động cơ 801 vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của hàng xy lanh thứ hai lên rất cao, lên đến ít nhất có một trường hợp đã gây nổ các viên đạn súng máy 17 gắn trên thân. Một khuyết điểm khác của cách bố trí buồng lái là tầm nhìn qua mũi máy bay kém, đưa đến vấn đề điều khiển chúng trên mặt đất. Đã có hơn một tai nạn trên mặt đất do không quen thuộc với kiểu khung máy bay mới. Đặc điểm kỹ thuật (Fw 190A-8) Đặc tính chung: * Đội bay: 01 người * Chiều dài: 9,00 m (29 ft 0 in) * Sải cánh: 10,51 m (34 ft 5 in) * Chiều cao: 3,95 m (12 ft 12 in) * Diện tích bề mặt cánh: 18,30 m² (196,99 ft²) * Lực nâng của cánh : 241 kg/m² (49,4 lb/ft²) * Trọng lượng không tải: 3.200 kg (7.060 lb) * Trọng lượng có tải: 4.417 kg (9.735 lb) * Trọng lượng cất cánh tối đa: 4.900 kg (10.800 lb) * Động cơ: 1 x động cơ BMW 801D-2 bố trí hình tròn làm mát bằng không khí, công suất 1.730 mã lực (1.272 kW) ; 2.000 mã lực (1.471 kW với tăng áp) Đặc tính bay: * Tốc độ lớn nhất: 656 km/h (383 mph) ở 4.800 m (19.420 ft); 685 km/h (408 mph) với tăng áp; cho đến 750 km/h khi bổ nhào * Tầm bay tối đa: 800 km (500 mi) * Trần bay: 11.410 m (37.430 ft) * Tốc độ lên cao: 13 m/s (2.560 ft/min) * Tỉ lệ công suất/khối lượng : 0,29 - 0,33 kW/kg (0,18 - 0,21 hp/lb) Vũ khí: * 2 x súng máy MG 131 13 mm, 475 viên đạn mỗi khẩu * 4 x pháo MG151/20E 20 mm, 250 viên đạn mỗi khẩu ở gốc cánh và 140 viên đạn mỗi khẩu ở ngoài cánh Đặc điểm kỹ thuật (Fw 190D-9): Đặc tính chung: * Đội bay: 01 người * Chiều dài: 10,20 m (33 ft 6 in) * Sải cánh: 10,50 m (34 ft 5 in) * Chiều cao: 3,35 m (11 ft 0 in) * Diện tích bề mặt cánh: 18,30 m² (196,99 ft²) * Lực nâng của cánh : 238 kg/m² (48,7 lb/ft²) * Trọng lượng không tải: 3.490 kg (7.694 lb) * Trọng lượng có tải: 4.350 kg (9.590 lb) * Trọng lượng cất cánh tối đa: 4.840 kg (10,670 lb) * Tải trọng vũ khí: 2.300 kg (5.000 lb) * Động cơ: 1 x động cơ Junkers Jumo 213A-1 12 xy lanh bố trí chữ V ngược, công suất 1.750 mã lực (1.287 kW); công suất 2.100 mã lực (1.544 kW) với tăng áp Đặc tính bay: * Tốc độ lớn nhất: 685 km/h (426 mph) ở độ cao 6.600 m (21.655 ft); 710 km/h (440 mph) ở độ cao 11.300 m (37.000 ft) * Tầm bay tối đa: 835 km (519 mi) * Trần bay: 12.000 m (39.370 ft) * Tốc độ lên cao: 17 m/s (3.300 ft/min) * Tỉ lệ công suất/khối lượng : 0,30 - 0,35 kW/kg (0,18 - 0,21 hp/lb) Vũ khí: * 2 x súng máy MG 131 13 mm * 2 x pháo MG 151 20 mm * 1 × bom 500 kg (1.102 lb) Kiểu: Máy bay tiêm kích Hãng sản xuất: Focke-Wulf Flugzeugbau AG Thiết kế bởi: Kurt Tank Chuyến bay đầu tiên: 1 tháng 6 năm 1939 Được giới thiệu: tháng 8 năm 1941 Hết sử dụng: 1945 Sử dụng chính bởi: *Không quân Đức *Không quân Hungary *Không quân Thổ Nhĩ Kỳ *Không quân Romania Được chế tạo: 1941-1945 Số lượng được sản xuất: trên 20.000 3. Messerschmitt Me 262(Đức): Messerschmitt Me 262 Schwalbe (tiếng Đức, nghĩa là Chim nhạn) là máy bay phản lực do Đức chế tạo đầu tiên trên thế giới . Nó được sản xuất trong chiến tranh thế giới II và được biên chế trong các đơn vị vào năm 1944 với vai trò là máy bay ném bom/trinh sát và máy bay tiêm kích/đánh chặn. Nó được đặt tên chính thức là Schwalbe, bởi vì chim nhạn là một loại chim rất nhanh với tốc độ lao xuống tấn công con mồi và tiêu diệt mục tiêu, những phi công Đức đặt tên cho nó là Turbo, trong khi quân đồng minh lại gọi nó là Chim báo bão. Khi chưa kết thúc chiến tranh Me 262 không có một vai trò tác động đáng kể nào (xấp xỉ 150 máy bay đồng minh bị tiêu diệt cho 100 chiếc Me 262 bị tiêu diệt), nhưng thiết kế của nó lại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển máy bay sau chiến tranh. Lịch sử hoạt động: Vào tháng 4-1944, Erprobungskommando 262 được hình thành ở Lechfeld ở Bavaria như một đơn vị thử nghiệm thử nghiệm để đưa Me 262 vào phục vụ và huấn luyện một số phi công cốt cán để lái máy bay mới. Thiếu tá Walter Nowotny được chỉ định làm chỉ huy vào tháng 7-1944, và đơn vị được đặt tên lại là Phi đội Nowotny. Phi đội Nowotny thực chất là một một đơn vị thử nghiệm, nhưng nó có khác biệt đây là phi đội máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới. Những cuộc thử nghiệm được tiếp tục chậm chạp với những mệnh lệnh ban đầu chống lại quân đồng minh vào tháng 8-1944, phi đội này đã hạ 19 máy bay của đồng minh trong khi 6 chiếc Me 262 bị bắn hạ, dù những tuyên bố này chưa bao giờ được xác minh với hồ sơ của không quân Hoa Kỳ. Bảo tàng không quân hoàng gia Anh không giữ những báo cáo mật về những chiếc máy bay của RAF tham gia vào trận chiến với Me 262 vào tháng 8-1944, dù có một báo cáo về cuộc chạm trán giữa một Me 262 và một chiếc DH98 Mosquito. Chính bản thân Nowotny đã bị bắn và chết vào 8 tháng 11-1944 bởi sĩ quan chỉ huy số 1 Edward Haydon “Bạn thân” của nhóm máy bay chiến đấu số 357, không quân Hoa Kỳ và đại úy Ernest “Feeb” Fiebelkorn thuộc nhóm máy bay chiến đấu số 20, không quân Mỹ. "Phi đội" sau đó được rút xuống làm nhiệm vụ huấn luyện và sửa lại chiến thuật trận đánh để tối ưu hóa sức mạnh của Me 262. Vào tháng 1-1945, Jagdgeschwader 7 (JG7) được thành lập như một đơn vị máy bay chiến đấu phản lực thuần túy. Trong lúc đó một đơn vị ném bom - I Gruppe, Kampfgeschwader 54 (KG54) được tranh bị lại với Me 262 để sử dụng trong vai trò tấn công mặt đất và tiêm kích. Tuy nhiên, đơn vị này đã bị mất 12 máy bay trong khi thực hiện nhiệm vụ trong 2 tuần. Jagdverband 44 (JV44) một đơn vị khác cũng được hình thành với trang bị Me 262 vòa tháng 2-1945, được chỉ huy bởi Adolf Galland. Galland là một chỉ huy nhiều kinh nghiệm và đơn vị này được biên chế những phi công chiến đầu từ các đơn vị thuộc Không quân Đức. Trong suốt tháng 3, đơn vị máy bay chiến đấu Me 262 được tin tưởng để tiêu diệt các máy bay ném bom của quân đồng minh. Vào 18 tháng 3-1945, 37 chiếc Me 262 thuộc đơn vị JG7 đã tấn công một đơn vị quân đồng minh gồm 1,221 máy bay ném bom và 632 máy bay hộ tống. Họ đã bắn hạ 12 chiếc máy bay ném bom và 1 máy bay chiến đấu trong khi bị mất 3 chiếc Me 262. Dù một tỷ lệ là 4:1 chưa là câu trả lời cần để Không quân Đức tác động đến cuộc chiến. Vào năm 1943 và đầu năm 1944, không quân Hoa Kỳ có khả năng giữ khả năng hoạt động tấn công kéo dài trên tỷ lệ mức tổn thất là 5% và hơn nữa. Một vài phiên bản huấn luyện 2 chỗ "B" của Me 262 đã được thích nghi với máy bay chiến đấu ban đêm, đầy đủ với ra-đa và ăng-ten "sừng hươu". Phục vụ trong đơn vị Bậc 10, chiến đấu ban đêm 11, một đơn vị máy bay chiến đấu ban đêm, gần Berlin, vài máy bay này đã thông báo tiêu diệt 13 chiếc Mosquito (Con muỗi) khi đang bay qua Berlin vào 3 tháng đầu năm 1945. Các đơn vị luôn thiếu phi công, và phần lớn phi công mới phải thực hiện các chuyến bay đầu tiên trên máy bay phản lực một chỗ và không có người hướng dẫn. Me 262 rõ ràng đã báo hiệu sự kết thúc của máy bay động cơ pít-tông một máy bay chiến đấu hiệu quả. Trong một chuyến bay, Me 262 tăng tốc quá 800 km/h (500 mph), nhanh hơn 150 km/h (93 mph) so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào của quân đồng minh hoạt động trên bầu trời Châu Âu thời ấy. Phi công lái Me 262 Hauptmann Franz Schall đã được phong cấp "át" với 17 máy bay, trong đó bao gồm 6 máy bay ném bom và 10 máy bay chiến đấu Ngựa thảo nguyên P-51, phi công cấp "át" lái máy bay chiến đấu ban đêm Kurt Welter thông báo đã hạ 25 chiếc Con muỗi và 2 chiếc máy bay ném bom 4 động cơ trong đêm và 2 chiếc Con muỗi vào ban ngày với Me 262. Một ứng cử viên khác cho danh hiệu "át" là Heinrich Bär với 16 máy bay bị hạ khi bay với Me 262. Chiến thuật tấn công máy bay ném bom của Me 262: Cách tiếp cận chống lại đội hình máy bay ném bom, với vận tốc tuần tra của Me 262 được thực hiện từ trên cao, Me 262 sẽ tiếp cận máy bay ném bom từ đằng sau trên độ cao lớn, sau đó lao xuống từ trên cao để tăng thêm vận tốc rồi nổ súng với pháo 30 mm trong khoảng cánh 600 m. Những xạ thủ trên máy bay ném bom của quân đồng minh phát hiện những tháp nhỏ đặt súng của họ có những vấn đề về theo dõi máy bay phản lực. Tuy nhiên, vì cách tiếp cận theo đường thẳng của Me 262, tốc độ không thật sự quan trọng bằng việc tiêu diệt được mục tiêu, điều này rất khó vì máy bay phản lực khóa mục tiêu trong tầm bắn rất nhanh và chỉ lướt qua mục tiêu trong một thời gian ngắn. Dần dần chiến thuật đánh mới được phát triển để chống lại những biện pháp phòng thủ của máy bay ném bom quân đồng minh. Me 262 trang bị mới với số lượng lớn tên lửa R4M có thể áp sát mục tiêu từ phía ngoài, khi mục tiêu đã ra khỏi phạm vi tầm bắn của của súng trên máy bay. Loại tên lửa này rất mạnh, chỉ với 1 hoặc 2 quả là đã có thể bắn hạ được loại Pháo đài bay B-17. Chiến thuật này tỏ ra hiệu quả nhưng nó lại được đề xuất quá muộn. Phương pháp này đã trở thành tiêu chuẩn trong những trận đánh chống lại máy bay ném bom, cho đến khi phát minh và trang bị tên lửa có điều khiển. Một vài tên riêng đã đặt cho chiến thuật này đó là "Gói sói của Không quân Đức", nó được thực hiện với những máy bay chiến đấu, chúng sẽ bay thành từng nhóm 2 đến 3 máy bay, bắn tên lửa rồi sau đó trở về căn cứ. Vào 1 tháng 9-1944, tư lệnh không quân Hoa Kỳ Carl Andrew Spaatz tỏ ra lo lắng nếu có một số lượng lớn máy bay phản lực của Đức thực hiện chiến thuật trên, họ có thể phá hủy những máy bay ném bom hạng nặng của không quân Mỹ, đủ để quân đồng minh phải hủy bỏ những kế hoạch ném bom vào các mục tiêu của Đức Quốc Xã. Chiến thuật chống Me 262: Nhiều sự đánh giá của phi công máy bay ném bom quân đồng minh được trích dẫn thì họ ngạc nhiên bởi tốc độ của Me 262. Thông tin tình báo của quân đồng minh nhận thấy được sự phát triển máy bay phản lực của Đức Quốc Xã, nhưng không phải mọi đơn vị chiến đấu đều được chỉ dẫn đầy đủ về loại máy bay Me 262, và nó có lẽ đúng để nói rằng tin tình báo của quân đồng minh đã đánh giá thấp tốc độ của Me 262. Chiến thuật chống lại Me 262 được phát triển nhanh chóng từ những thất bại để tìm ra những cách đánh phù hợp khi Me 262 có tốc độ lớn hơn. Máy bay hộ tống của quân đồng minh đi kèm máy bay ném bom (đặc biệt là P-51) đã bay cao hơn đội hình của máy bay ném bom - sau khi phát hiện Me 262 chúng liền bổ nhào xuống để tấn công, việc lao từ trên cao xuống đã tăng thêm vận tốc cho máy bay như vậy làm giảm bớt lợi thế về tốc độ của Me 262. Me 262 có ít khả năng thao diễn hơn P-51 và những phi công huấn luyện của quân đồng minh có thể đuổi kịp Me 262; nhưng cách đáng tin cậy duy nhất là tấn công khi Me 262 đang hạ cánh, cất cánh và trên mặt đất. Do đó, các sân bay của Không quân Đức thường bị máy bay ném bom tầm trung tấn công thả bom, và máy bay chiến đấu của quân đồng minh sẽ tấn công các mục tiêu nào cố gắng hạ cánh xuống sân bay đó. Không quân Đức chống lại những hành động này bằng việc đặt những súng phòng không để bảo vệ Me 262 từ dưới đất, và chuẩn bị chỗ đậu cho máy bay. Nhiều phương án thử nghiệm khác như dùng oxit nitơ trên Ngựa thảo nguyên P-51. Khi bám theo một chiếc Me 262, phi công có thể bơm nitơ vào nhiên liệu để tăng tốc nhanh. Những máy bay tiêm kích khác của quân đồng minh chạm trán Me 262 gồm Máy bay khạc lửa siêu hải, Hawker Tempest của Anh và Lavochkin La-7 của Liên Xô. Hồ sau đầu tiên ghi nhận máy bay quân đồng minh tiêu diệt chiếc Me 262 đầu tiên là vào 28 tháng 8- 1944, do phi công J Myers và M.D. Croy lái Tiếng sét P-47. Phi công Oberfeldwebel Hieronymus "Ronny" Lauer thuộc I KG(J) 51, khi đang hạ cánh đã đụng độ với máy bay [...]... quả những máy bay tiêm kích trên tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ Một phiên bản mới hơn, chiếc Ki-100-Ib, được chế tạo trong những tuần lễ cuối cùng của cuộc chiến nhằm trang bị cho năm sentai (trung đoàn bay) để phòng thủ chính quốc Kiểu máy bay này có tên chính thức của Lục quân Nhật là "Máy bay Tiêm kích loại 5" (五式戦闘機) Thiết kế và phát triển: Vào giữa năm 1944, một trong những máy bay tiêm kích tốt... chiếc máy bay ném bom Trong kiểu chiến đấu này, những chiếc máy bay tiêm kích đánh chặn Mitsubishi J2M Raiden của Hải quân là vượt trội hơn cả.[4] Vào ngày 25 tháng 7 năm 1945, 18 chiếc máy bay tiêm kích Ki-100 thuộc Trung đoàn bay 244 nghênh chiến cùng mười chiếc F6F Hellcat thuộc Phi đoàn Belleau Wood trong một trận không chiến đáng ghi nhớ, khi các phi công Ki-100 báo cáo đã bắn rơi đến 12 máy bay. .. kiểu máy bay tiêm kích một chỗ ngồi được Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Thế Chiến II Nó là kiểu cuối cùng trong loạt những chiếc máy bay tiêm kích cổ điển của Nakajima và được xem là một trong những máy bay có tính năng bay vượt trội của nước này Tên mã khối Đồng Minh đặt cho nó là "Frank"; trong khi tên gọi chính thức của Lục quân Nhật Bản là "Máy bay Tiêm kích Loại 4" (四式戦闘機) Cho... Hầu như tất cả các kiểu động cơ Nhật hiện đại, đặc biệt là kiểu động cơ làm mát bằng nước của Ki61, phải chịu một loạt các hư hỏng tai hại tiếp nối nhau, khiến cho chiếc máy bay tiêm kích lạc hậu Ki-43 phải đảm trách vai trò máy bay tiêm kích chủ yếu của Không lực Lục quân Vào cuối chiến dịch, có gần 2.000 máy bay Nhật đã bị mất dưới sự tấn công liên tục từ trên không của khoảng 200 máy bay Đồng Minh... may của Đế Quốc Nhật trong Thế Chiến II Vào lúc được giới thiệu, Mitsubishi A6M là máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay tốt nhất thế giới và là nỗi sợ hãi của phi công Đồng Minh.[1] [2] [3] Những chiến thuật được các lực lượng Đồng Minh phát triển trong năm 1942 để đọ sức với Zero cân bằng hơn Đến năm 1943, các hãng chế tạo Mỹ và Anh đã sản xuất được những máy bay tiêm kích có hỏa lực mạnh hơn,... máy trên mặt đất cũng như chịu trục trặc trong lưu chuyển dầu động cơ và các vòng bi Đơn vị tấn công đặc biệt Ki-61 Chiến thuật sử dụng máy bay lao thẳng vào máy bay ném bom B-29 Hoa Kỳ không phải là điều mới lạ vào năm 1944 Việc dùng máy bay Ki-61 lao thẳng vào máy bay ném bom được ghi nhận lần đầu tiên vào cuối tháng 8 năm 1944, trong một trận không kích mà những chiếc B-29 xuất phát từ các sân bay. .. đặt tên con trai cho máy bay tiêm kích, vẫn không biết chắc là tên này được chọn vì tương tự với "Zero." Thiết kế và phát triển Chiiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A5M vừa mới được đưa vào sử dụng vào đầu năm 1937 khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu tìm kiếm một kiểu thay thế nó sau này Vào tháng 5 họ phát hành tiêu chuẩn 12-Shi cho một máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay và gửi đến Nakajima... một kiểu máy bay chiến đấu hàng đầu[3] Chỉ có một số ít máy bay Ki-100 sẵn có so với số lượng những chiếc Ki-84 nhưng chúng được nhanh chóng bố trí đến các trung đoàn bay 4, 5, 17, 20, 59, 111, 112 và 244 (việc bố trí này đã trãi rộng đáng kể số máy bay ít ỏi có được, nhưng nhiều trong số các đơn vị này chỉ được tái trang bị một phần) Đến năm 1945, Ki-100 được nhìn nhận là một máy bay tiêm kích quan... máy bay tiêm kích Zero hơn hẵn tất cả những chiếc của Đồng Minh tại Thái Bình Dương vào năm 1941, và nhanh chóng đạt được sự ngưỡng mộ lớn Dù sao, Zero không thể đạt được ưu thế trên không tuyệt đối vì những chiến thuật phù hợp và máy bay mới của Đồng Minh Trong suốt Thế chiến II, Zero diệt được ít nhất 1.550 máy bay Mỹ Phi công "Ách" Nhật Bản Saburo Sakai mô tả khả năng chịu đựng tổn hại của máy bay. .. xác máy bay đã được tìm thấy sau đó tại Hollandia Ngay cả với những vấn đề như vậy, đã có một mối quan ngại chung ở phía Đồng Minh về kiểu máy bay tiêm kích mới này: "Chiếc Hien được đưa vào chiến đấu từ mùa Xuân năm 1943 tại chiến dịch Tân Guinea, hoạt động tại Tân Guinea, quần đảo Admiralty, Tân Britain và Tân Ireland Chiếc máy bay tiêm kích Nhật Bản mới đã gây ra sự đau khổ và khiếp đảm trong các . trong Thế Chiến II hơn mọi kiểu máy bay tiêm kích nào khác. Trong những thời đđiểm khác nhau, nó được sử dụng như là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không, hộ tống ném bom, tiêm kích đánh. một kiểu máy bay tiêm kích mới chiến đấu bên cạnh chiếc Messerschmitt Bf 109, máy bay tiêm kích chủ yếu của Đức vào lúc đó. Cho dù chiếc Bf 109 vào thời điểm đó là một kiểu máy bay tiêm kích cực. thời chiến (từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 5 năm 1945) là 30.573 chiếc. Loại máy bay tiêm kích chiếm 47% số lượng máy bay do Đức sản xuất, và chiếc Bf 109 chiếm đến 57% số máy bay tiêm kích