20 mẹo nhỏ để gia đình luôn hạnh phúc Ở gia đình tôi, ngày nào cũng được lên kế hoạch, nói chung là làm cách nào để mọi người đều có thể tận dụng từng phút. Bạn chẳng thể nào dừng lại được vì cuộc sống luôn lôi kéo bạn vào vòng xoay vội vã của nó. Nhưng rồi cũng có những cách chúng ta có thể “chèn vào” lịch làm việc những khoảng thời gian để nghỉ ngơi và gần gũi với gia đình của mình như nói chuyện, đùa vui, cùng nhau đi dạo, khuyến khích con trẻ luôn yêu cuộc sống và giúp người bạn đời luôn vững tin vào bản thân về nghề nghiệp cũng như trong việc giáo dưỡng con cái. Chỉ cần bỏ ra một ít thời gian, tiền, hoặc chịu khó lập kế hoạch là bạn đã có thể làm cho cuộc sống gia đình của mình hạnh phúc". 1. Phải dành thời gian để gần gũi nhau: Hãy tận dụng sáng thứ bảy hoặc chủ nhật để kéo bọn trẻ lên giường cùng nằm với bạn khoảng 15 phút. Bạn thấy đấy, hầu hết các buổi sáng trong tuần, không mẹ thì bố phải bật dậy, nhảy vội ra khỏi giường, chạy đến từng phòng đánh thức mọi người sao cho kịp giờ đến trường, đến chỗ làm; thậm chí còn không kịp ăn sáng. Vì vậy, hãy sắp xếp một lần mỗi tuần, đừng lên lịch và vội rời khỏi nhà sớm vào sáng thứ bảy hoặc chủ nhật mà hãy thư giãn bên vợ và các con. 2. Nhạc êm dịu Đây là một mẹo do những người làm chương trình ti vi cũng như những nhà kinh doanh đưa ra: dùng nhạc nền để tác động vào tâm trạng của người xem. Một khi không khí trong phòng đang căng thẳng, mọi người đều cảm thấy ngột ngạt; bạn hãy bật nhạc êm dịu và quan sát, bạn sẽ thấy vẻ mặt của mọi người đều giãn ra, bình tĩnh trở lại. 3. Hít thở sâu Mỗi khi bạn có cảm giác là mình chuẩn bị bốc hoả lên đầu vì bọn trẻ thì hãy hít thở sâu chậm rãi 3 lần liên tiếp để tự làm nguội mình. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng hít thở sâu có tác dụng như máy làm lạnh, không những ở người lớn mà cả trẻ con. Có lần một bà mẹ thường luyện tập hít thở sâu đã chứng kiến đứa con gái 6 tuổi của mình cũng làm như vậy để thoát khỏi cuộc chiến giành đồ chơi với em trai. Và khi bà nổi giận nạt nộ bọn trẻ thì chính cô bé đã nhắc mẹ “Mẹ ơi, hãy hít thở sâu vào”. 4. Những lời khen ngợi gián tiếp Không nên lúc nào cũng khen ngợi trẻ ngay trước mặt chúng, thỉnh thoảng bạn nên tạo tình huống để trẻ nghe “lỏm” được câu chuyện của bạn và người khác trong đó có nhắc đến và khen ngợi chúng. Một số trẻ nghĩ những lời khen ngợi trực tiếp chỉ là những câu sáo rỗng và giả đối. Nhưng đối với những lời khen mà chúng vô tình nghe được lại là động lực tuyệt vời để hình thành lòng tự trọng vì trẻ biết rằng đó mới là những lời khen thực sự xuất phát tận đáy lòng. 5. Nói chuyện trong bữa ăn Nếu trong bữa ăn của gia đình lại trở thành một cuộc thi hét xem ai nói to nhất thì quả là tai hại, hãy cố thực hiện chiến lược sau. Đặt một cái khăn ăn màu đỏ lên bàn ăn và chuyền vòng quanh trong suốt bữa ăn. Cái khăn đến chỗ của ai thì người đó được quyền nói mà không sợ bị người khác cướp lời. Đây là một cách rất cụ thể có thể áp dụng đối với cả với các bé nhỏ hơn để chúng tập nghe, tập nói về những việc làm trong ngày và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. 6. Tránh sự mệt mỏi sau bữa tiệc Mọi người đều cố sức góp phần chăm lo cho bữa tiệc sinh nhật của bé thật vui vẻ, và rồi cuộc vui nào cũng tàn và ai nấy cảm thấy mệt rũ người vì việc tổ chức sinh nhật cho một đứa nhóc con. Vị khách cuối cùng rời khỏi bàn tiệc thì bạn cũng nên dẫn bé rời khỏi nhà. Trong bữa tiệc chắc bé ham vui cũng không ăn được gì nhiều, vậy thì tại sao không cùng bé đi ăn món ăn mà bé ưa thích, ghé thăm nhà hàng xóm hoặc đi tản bộ… Có như vậy, những giây phút hào hứng của bữa tiệc mới kéo dài và không bị cắt đứt đột ngột. Và nhờ thế mà khi trở về nhà trẻ sẽ bình thường và bạn cũng không quá mệt mỏi trong việc dọn dẹp bãi chiến trường. 7. Hát ru Hầu hết các vị phụ huynh đều tự tạo một thói quen hát hoặc kể chuyện trước khi bé đi vào giấc ngủ. Những bài hát ru không cần phải quá cầu kỳ mà quan trọng là bạn hát như thế nào. Bạn biết đấy, vào cuối ngày, thật miễn cưỡng và nhàm chán khi phải cất tiếng hát “… cá vàng bơi trong bể…”; vậy, chỉ cần hát những bài đơn giản như các bài nhạc của trẻ con. Vậy thì tại sao bạn không tự nghĩ ra lời bài hát trẻ con và ráp vào giai điệu của một bài nhạc nào đó mà bạn ưa thích, bạn vừa có thể ru bé ngủ vừa giảm căng thẳng cho bản thân. 8. Kiểm tra Chiến lược này tuy đơn giản nhưng lại giúp cho các mối quan hệ trong gia đình thân mật và hợp tác hơn. Mỗi khi khuyên răng bé điều gì bạn nên yêu cầu bé lặp lại. “Ba mới nói chuyện gì với con vậy?”. Cha mẹ thường rất ngạc nhiên khi thấy phân nửa số lần được yêu cầu lặp lại những gì cha mẹ vừa nói thì dường như trẻ không nhớ gì cả. Cần phảI nói chậm rãi “Xem tivi đến 8 giờ thì đi ôn bài” và đừng quay đi ngay, hãy đợi phản ứng của nó “Con không thể coi đến 9 giờ sao?”. Cố giảm bớt những tình huống giao tiếp sai vì như vậy sẽ làm cho mọi người bực mình. 9. Trò chơi không bao giờ chấm dứt Mỗi ngày bỏ ra 10 phút để cùng chơi với trẻ, trò nào mà ngày nào chơi cũng không chán, chơi cờ cá ngựa, đô mi nô hoặc cờ triệu phú, chơi xếp hình, đọc truyện. Những hoạt động giải trí lành mạnh này sẽ thắt chặt mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, đồng thời là biện pháp giảm bớt những căng thẳng và mệt nhọc mà mọi người đã trải qua trong ngày. 10. Thỉnh thoảng 1 lần Một tuần một lần, cho trẻ 1 tiếng đồng hồ để yêu cầu bạn làm bất cứ điều gì cho chúng. Ví dụ, bé gái 3 tuổi thích mẹ ngồI chơi may quần áo cho búp bê vào tối thứ ba, đứa con lớn lạI thích chơi xếp hình hoặc vẽ trên máy vi tính cùng với bố vào tốI thứ năm. Khi mỗI đứa trẻ biết rằng bố mẹ giành mộ khoảng thời gian cho riêng chúng thì chúng sẽ học được cách tôn trọng những giây phút riêng tư hoặc quý giá của ngườI khác. 11. Đi dạo phố Khi nhận thấy một chút gì đó buồn chán, hãy thay đổi khung cảnh. “Đi dạo phố” là ý kiến thường được mọi người tán thành. Nhanh chóng thay quần áo, khởi hành đến một địa điểm lý tưởng nào đó như đi ăn kem, đi nhà sách, ngồI chơi ở công viên và ngắm mọi người qua lại. Chuyến đi chơi ngắn thôi nhưng lại là cơ hội để mọi người trút bỏ những hoạt động nhàm chán hằng ngày. 12. Điểm lại những việc tốt Chỉ cần vài phút trên bàn ăn tốI hoặc trước khi đi ngủ để nói về những việc tốt, dịp may trong cuộc sống. Đừng quá độc đoán hoặc tỏ ra nặng nề vì điều đó. Chỉ cần nói “Các con biết không, hôm nay xảy ra một việc rất tuyệt xảy ra với mẹ là…” và yêu cầu các đứa trẻ cũng như các thành viên khác trong gia đình cùng chia sẻ những việc tốt trong ngày. Điểm qua và chia sẻ những việc tốt là một cách tích cực để kết thúc ngày bằng tâm trạng vui vẻ. 13. Bữa ăn tối chủ nhật. Tôi chắc rằng hầu hết các gia đình đều cảm thấy khá mệt khi ngày cuối tuần sắp trôi qua. Tủ lạnh chất đầy thực phẩm chưa đụng đến.Tối chủ nhật, nên mời gia đình bạn bè hoặc hàng xóm đến ăn tối và đừng quên nhắc họ cũng mang theo thực phẩm còn tồn đọng của họ. Thức ăn sẽ đa dạng, không món nào đi chung với món nào nhưng bữa ăn lạI rất vui và mọi người ăn được nhiều. 14. Sinh nhật sớm Hãy đánh dấu nửa năm sau sinh nhật của bé, không cần tổ chức quá rình rang. Sẽ ấn tượng hơn khi chúc mừng chỉ với nửa cái bánh kem hoặc chỉ 1 chiếc vớ làm quà. Dù bất cứ dịp nào, dù quan trọng hay không quan trọng, nên tạo bất ngờ hoặc niềm vui nho nhỏ trong những ngày hết sức bình thường. 15. Thư giãn Cha mẹ thường hướng dẫn con trẻ những bài tập giảm stress như thư giãn hoặc tập yoga, nhảy theo nhạc, tập thể dục… Trẻ không có nhiều việc lo lắng và căng thẳng nhưng cũng cần được giảI trí và thư giãn. 16. Một lần là đủ Một điều khiến cho cha mẹ mệt mỏi là cứ phải giải thích hoặc la rầy bọn nhỏ khi chúng cứ mè nheo đòi hỏi điều gì đó. Xem xét lại để giảm bớt những lời giải thích hoặc nhắc nhở bọn trẻ. Ví dụ chỉ cần nói 1 lần là trời đã sập tốI rồI, không được chơi ở công viên nữa mà phảI về nhà. Không cần phải nói đến giờ cơm hoặc giờ tắm rửa hoặc bất cứ lý do nào khác. Làm như vậy bạn sẽ có thể giới hạn khả năng bị chìm sâu vào cuộc thảo luận dài le thê. Giải thích cho trẻ quá nhiều chỉ có tác dụng giống như dâng quá nhiều thức ăn cho kẻ háo ăn; bọn trẻ sẽ bối rối và không kềm chế được nữa. Nếu cắt được những giảI thích hoa hòe hoa sói thì cả hai phía đều cảm thấy dễ chịu hơn. 17. Đổi chỗ ngồi ở bàn ăn Một tối nào đó trong tuần, hãy để mọi người đổI chỗ cho nhau trên bàn ăn. Trò chơi đơn giản này sẽ làm cho mọi người có cảm giác mới mẻ. Chỗ mới sẽ giảm thiểu những tranh cãi giữa bọn trẻ. Người ngồi cạnh thay đổI thì mỗi người lại có thể bắt đầu một câu chuyện mớI, ăn ngon hơn. 18. Cắt đứt liên lạc với các phương tiện truyền thông Cứ mỗI tuần một đêm, không ai được bật ti vi, video, máy vi tính hoặc máy nghe nhạc. Hãy cùng nhau ngắm sao, đàn hát, đọc sách, kể chuyện vui hoặc chỉ nói chuyện. 19. Quan tâm đến nhau Chỉ cần 5 phút hoặc hơn một chút mỗi ngày để gọi điện thoại hoặc gởI email cho chồng/vợ kể về tin tức trong ngày dù tốt hay xấu trước giờ chồng/vợ trở về nhà. Biết trước mọi việc xảy ra, người kia sẽ không bực mình hoặc thất vọng khi vừa bước về nhà. Luôn ở sát bên người bạn đời của mình, ăn trưa cùng với nhau nếu có thể khi cả hai cùng ra ngoài làm việc sẽ giúp gia đình hạnh phúc và yêu thương nhau hơn. 20. Nghĩ những điều đơn giản và nhỏ nhặt Khuyến khích trẻ yêu thiên nhiên. Ôm thân cây, thưởng thức hương thơm của hoa, ngắm sao trên màn trời đen. Những hoạt động này không những mở rộng kiến thức cho trẻ mà còn giúp chúng cả nhận được chúng quá nhỏ bé so với thế giới xung quanh. Trong cuộc sống hàng ngày, một số gia đình đã sai lầm giáo dục con có suy nghĩ rằng chúng là cái rốn của vũ trụ. Nhưng thực tế thì trẻ sẽ không phảI lo lắng và an toàn hơn khi chúng biết rằng chúng không phảI là người duy nhất và chỉ là một hạt cát trong thế giới này. . 20 mẹo nhỏ để gia đình luôn hạnh phúc Ở gia đình tôi, ngày nào cũng được lên kế hoạch, nói chung là làm cách nào để mọi người đều có thể tận dụng từng. hoạch là bạn đã có thể làm cho cuộc sống gia đình của mình hạnh phúc& quot;. 1. Phải dành thời gian để gần gũi nhau: Hãy tận dụng sáng thứ bảy hoặc chủ nhật để kéo bọn trẻ lên giường cùng nằm với. vừa bước về nhà. Luôn ở sát bên người bạn đời của mình, ăn trưa cùng với nhau nếu có thể khi cả hai cùng ra ngoài làm việc sẽ giúp gia đình hạnh phúc và yêu thương nhau hơn. 20. Nghĩ những điều