Dòch vụ trên ADSL Đặng Quốc Anh 137 4.6.4.3 Giải pháp thoại qua Frame Relay Như đã thảo luận dưới đây, giải pháp VoDSL cho các khách hàng được các bộ DSLAM dựa trên cơ sở frame relay phục vụ rất phức tạp do hầu hết các bộ DSLAM như vậy đều kết nối với mạng ATM qua các chức năng giao thức frame-to-cell. Ở phía khách hàng, thoại phải được chèn vào trong các frame frame relay để truyền dẫn trên kến nối DSL. Một phương pháp thực hiện điều này là tiêu chuẩn dành cho thoại qua frame relay FRF.12 của Frame Relay Forum. Giao thức frame-to-cell được xác đònh bởi tiêu chuẩn FRF.8 của Frame Relay Forum mô tả cách payload của một frame được sắp xếp vào một payload của AAL5 ATM. AAL5 là lớp thích ứng ATM thông thường cho dữ liệu ở chế độ gói. Hình 4.12 Kiến trúc nghi thức của thoại qua AAL2 với DSLAM dựa trên frame relay Nếu ta sử dụng các quá trình đã được thiết lập thì lưu lượng thoại trong mạng ATM có thể được thực hiện dưới dạng FRF.12 là payload của AAL5, một đònh dạng hoàn toàn khác với đònh dạng đã mô tả cho giải pháp thuần tuý thoại qua ATM đã đề cập trước đây. Vì vậy có những khác biệt lớn giữa các bộ voice gateway được thiết kế để xử lý cho từng trường hợp. Một phương pháp khác để khắc phục vấn đề này là sử dụng đònh dạng gói AAL2 để truyền dẫn thoại và truyền tải mỗi gói AAL2 như một payload của frame relay. Ở chức năng giao thức frame-to-cell FRF.8, gói AAL2 được sắp xếp vào một hay nhiều cell ATM, với phần trailer nghi thức AAL5 gắn vào đuôi. Nếu kích thước của gói AAL2 được chọn thích hợp thì gói AAL2 cùng với phần trailer nghi thức AAL5 của nó sẽ vừa vặn một cell ATM. Từ quan điểm của một voice gateway được thiết kế cho thoại qua ATM AAL2 thì nó chỉ giống như một đònh dạng gói quen thuộc, sự khác biệt duy nhất là sự hiện diện của phần trailer nghi thức AAL5. Nếu bộ voice gateway được cấu hình bỏ qua phần trailer AAL5 gắn với mỗi gói thoại này thì có thể sử dụng cùng một bộ voice gateway cho cả thoại qua các mạng ATM end-to-end cũng như thoại qua frame trên kết nối DSL. 4.6.4.4 Giải pháp thoại qua IP (VoIP) Vì tất cả các mạng thuê bao DSL thực sự đều hỗ trợ lưu lượng IP nên dù là dạng dựa trên ATM hay frame relay qua DSL thì VoIP cũng mang lại một giải pháp toàn cục cho tất cả các nhu cầu VoDSL. Tuy nhiên, như sẽ phân tích thì có nhiều vấn đề với VoIP Đặng Quốc Anh ADSL – Thực tiễn, giải pháp và triển khai 138 đã dẫn đến việc phân thành hai phương pháp đặc biệt khác nhau để hỗ trợ chuyển vận thoại IP thích hợp với các nhu cầu của VoDSL: điện thoại Internet (Internet telephony) và trung kế IP (IP trunking). a. Xếp chồng nghi thức Internet Telephony Xếp chồng nghi thức được chấp nhận rộng rãi nhất cho Internet telephony là dựa trên RTP (Real-Time Protocol) qua UDP (User Datagram Protocol) qua IP. RTP cung cấp nhận diện đònh dạng mã hoá thoại trong gói thoại, cùng với số thứ tự và tem thời gian (timestamp) để cho phép tái tạo dòng thoại đồng bộ từ một dòng các gói RTP. UDP cung cấp số port mà từ đó cho phép nhiều dòng thoại ghép với nhau giữa hai end point IP, dó nhiên, cung cấp đòa chỉ nguồn và đích cho phép mạng IP chuyển mạch các gói từ một end-point này tới một end-point khác. Xếp chồng nghi thức Internet telephony được sử dụng rộng rãi và được dùng như căn bản cho giải pháp VoDSL vì có ưu điểm tương hợp trực tiếp với đònh dạng gói giữa mạng thuê bao và các mạng điện thoại đường dài dựa trên IP. Những ưu điểm này kết hợp với khả năng của VoIP hoạt động trên tất cả các loại mạng thuê bao DSL làm cho ta thấy rằng nó là một lựa chọn hiển nhiên cho VoDSL. Tuy nhiên, có một vài khó khăn phải vượt qua mà một trong chúng là mức độ hiệu quả tốc độ. Hiệu suất sử dụng dải thông là điều chú ý hàng đầu cho DSL. Một trong các yêu cầu rõ ràng của thò trường đối với VoDSL là sử dụng hiệu quả dải thông hữu dụng trên các kết nối DSL để cung cấp được càng nhiều kênh thoại càng làm cho giải pháp trở nên thực tế trong khi vẫn đáp ứng chất lượng thoại “toll quality”. Chất lượng thoại của hệ thống truyền dẫn điện thoại được đo bằng MOS (Mean Opinion Score) có tầm giá trò từ 1 (Poor: kém nhất) cho tới 5 (Excellent: xuất sắc) theo khuyến nghò P.800 ITU-T. Thoại PCM 64 kbps không nén đạt 4,4 điểm thang MOS trong khi ADPCM 32 kbps đạt 4,2 điểm. VoDSL phải đạt tối thiểu 4.0 điểm thì mới đạt được “toll quality”. Thật không may mắn là xếp chồng nghi thức Internet telephony không đáp ứng tốt khi so với các yêu cầu của thò trường. Đó là do lượng overhead của nghi thức. Để nằm trong tầm giới hạn của chấp nhận được về độ trễ truyền dẫn của mạng thuê bao thì các giải pháp thoại gói phải dùng các gói nhỏ chứa tín hiệu thoại mã hoá không quá 15 – 20 ms. Nếu giả sử thoại được nén với tỷ số 2:1 bằng giải thuật ADPCM 32 kbps thì kích thước gói lớn nhất có thể dùng được là 80 byte, tương đương với 20 ms thoại được mã hoá. Header của RTP, UDP và IP thêm tương ứng 12, 8, 20 byte vào 80 byte. Để truyền dẫn qua ATM trên các mạng thuê bao DSL dựa trên ATM thì cần phải thêm header PPP dài 2 byte và header LLC dài 4 byte. Sau đó thêm vào trailer 8 byte của AAL5 để kết thúc gói để rồi thêm phần đệm để được một số nguyên lần 48 byte làm payload cho các cell ATM. Như vậy truyền dẫn 80 byte được thêm vào hàng loạt các header trở thành 159 byte và hiệu suất sử dụng dải thông chỉ hơn 50 % một chút. Một kênh tải các gói thoại 80 byte được mã hoá ADPCM 32 kbps sẽ tương đương với 64 kbps trên kết nối DSL. Trái lại, thoại qua ATM AAL2 chỉ sử dụng kích thước payload thoại 44 byte tiêu tốn ít hơn 40 kbps cho mỗi kênh thoại và chỉ bò trễ gói 11 ms so với 20 ms của Internet telephony mà ví dụ vừa rồi minh hoạ. Khi dùng gói thoại 44 byte cùng với xếp chồng nghi thức Internet thì hiệu quả giảm xuống chỉ còn 40 %. Dòch vụ trên ADSL Đặng Quốc Anh 139 b. IP Trunking Overhead nghi thức được biết đến rất rộng rãi là một vấn đề của xếp chồng nghi thức IP telephony và đã có nhiều giải pháp được đề nghò để khắc phục hiệu suất dải tần cho VoIP. Trong môi trường VoDSL một trong các giải pháp này có thể đạt được hiệu quả nếu tận dụng đặc tính là đường truyền giữa thiết bò truy xuất tích hợp IAD ở phía khách hàng và bộ voice gateway kết nối với PSTN là kết nối điểm nối điểm được yêu cầu truyền tải nhiều kênh thoại. Giải pháp này được biết đến với nhiều tên khác nhau như IP trunking hay RTP multiplexing và nó được mô tả trong tài liệu Internet Draft draft-ietf-avt- multiplexing-rtp-00.txt. Hình 4.13 So sánh hiệu quả sử dụng dải thông của VoIP và AAL2 qua DSL dựa trên ATM Với IP trunking, mỗi gói IP bao gồm cả UDP và RTP như dùng cho Internet telephony. Nhưng trong trường hợp này payload RTP có thể chứa nhiều gói thoại, mỗi gói dành cho một kênh thoại tích cực. Mỗi gói thoại được truyền trước một header nhỏ 2 byte để mang thông tin độ dài gói và kênh của nó. Nếu chỉ có một kênh thoại sử dụng thì phần overhead của nghi thức của IP trunking gần bằng với phần overhead của xếp chồng nghi thức Internet telephony. Khi có nhiều kênh thoại đang truyền thì hiệu suất sử dụng dải thông được cải thiện vì phần overhead nghi thức được các kênh thoại chia nhau. Hiệu suất đạt được khác nhau tuỳ thuộc vào IP trunking đang hoạt động ở DSL dựa trên frame relay hay DSL dựa trên ATM. Với các kích thước gói sử dụng trong các ứng dụng VoDSL thì hiệu suất sử dụng dải thông của IP trunking qua frame relay xấp xỉ bằng với hiệu suất sử dụng dải thông của thoại qua AAL2 khi có 5 kênh. Hiệu suất sử dụng dải thông của IP trunking qua DSL dựa trên ATM được so sánh với trường hợp của AAL2 trên hình 4.16 và có thể thấy trên hình vẽ này rằng IP trunking đạt được nhưng không vượt quá hiệu suất của trường hợp AAL2 khi số kênh đang truyền lên đến 16. 4.6.4.5 So sánh giải pháp VoIP với VoATM hay VoFR Thảo luận trên đã tập trung vào hiệu suất sử dụng dải thông liên quan đến VoIP và đã cho thấy rằng kỹ thuật IP trunking đem lại sự cải thiện đáng kể hơn là xếp chồng nghi thức Internet telephony. Nhưng hiệu suất sử dụng dải thông không phải là vấn đề duy nhất của của VoIP khi dùng cho thoại qua DSL. Đặng Quốc Anh ADSL – Thực tiễn, giải pháp và triển khai 140 Có ba lónh vực chính khác xoay quanh VoIP là tính bảo mật, sự thực hiện và quản lý. Trước khi phân tích chi tiết các vấn đề này cần phải chỉ ra rằng VoIP có thể thực hiện qua kết nối DSL dựa trên frame relay bằng hai cách khách nhau. Cách đơn giản nhất là chuyển vận các gói IP bất kể là thoại hay số liệu trên cùng một VCC của ATM hay frame relay. Cách còn lại là bố trí các VCC riêng cho các gói thoại và số liệu. Hãy xét cách đơn giản trước. Tất cả lưu lượng IP bất kể là thoại hay dữ liệu được thực hiện giữa thiết bò truy xuất tích hợp IAD ở phía khách hàng và mạng IP qua một VCC duy nhất. Các gói thoại được chuyển đến bộ voice gateway bằng đòa chỉ IP của chúng. Cách làm này tạo được một mức độ bảo mật trung bình và bộ voice gateway cần phải sử dụng để tránh bò ăn cắp dòch vụ và tránh bò tấn công. Việc sử dụng bảo mật yêu cầu gán thêm nhãn nhận dạng người sử dụng và mật khẩu sẽ làm tăng thêm rất nhiều gánh nặng cho quản lý phân phối dòch vụ. Thực hiện các gói thoại và số liệu trên cùng một VCC cũng tạo ra vấn đề về sự thực hiện vì bộ đònh tuyến thực hiện tách lưu thoại và lưu lượng số liệu về hướng bộ voice gateway có thể bò tắc nghẽn khi gặp phải tải dữ liệu nặng. Có thể khắc phục bằng cách ưu tiên các gói thoại với sự trợ giúp của trường TOS (Type of Service) trong header của IP, nhưng việc sử dụng TOS cách xử lý hàng đợi áp dụng cho TOS chưa được tiêu chuẩn hoá và dù sao cũng không bảo đảm cho việc thực hiện. Một vấn đề nữa khi cả thoại và số liệu cùng chia nhau một VCC là phải làm việc với độ trễ chờ đợi khác nhau. Ngay cả khi các gói thoại và số liệu được đặt trên hai dãy đợi khác nhau qua kết nối DSL với các gói thoại được ưu tiên hơn thì việc truyền dẫn các gói dữ liệu dài cũng độc chiếm kết nối trong một thời gian đáng kể. Ví dụ, một gói IP dài 1500 byte sẽ chiếm hơn 30 ms để truyền qua kết nối DSL tốc độ 384 kbps. Điều này có nghóa là các gói thoại vừa đến phải đợi từ trong tầm từ 0 đến 30 ms trước khi được gởi đi. Vì vậy, các gói thoại phải trải qua jitter 30 ms thêm vào các thời gian trễ hàng đợi khác nhau trong các bộ chuyển mạch và đònh tuyến của mạng. Bộ đệm trễ ở đầu thu phải cho phép điều này và kết quả là tổng thời gian trễ trên toàn bộ đường truyền dẫn vượt quá 50 ms là lượng trễ nhiều nhà cung cấp dòch không chấp nhận. Phương pháp khác để hỗ trợ truyền các gói thoại và số liệu qua kết nối DSL là thực hiện qua các VCC riêng biệt. Phương pháp này có ưu điểm là giảm được sự vi phạm tính bảo mật vì VCC thoại là kết nối điểm nối điểm giữa thiết bò truy xuất tích hợp IAD và bộ voice gateway. Phương pháp này cũng cải thiện tình hình bảo đảm thực hiện thoại vì VCC được dùng để chuyển vận các gói thoại có thể được cài đặt trước là loại lưu lượng thích hợp (tốc độ bit không đổi – Constant Bit Rate hay tốc độ bit thay đổi – Variable Bit Rate Real Time) để bảo đảm chất lượng dòch vụ. Không chỉ có vậy, nếu lớp ATM chuyển vận thì khi việc truyền dẫn gói thoại xen kẽ với việc truyền dẫn dữ liệu thì cũng tránh được tác động trễ của các gói dữ liệu quá dài. Mặt khác, bộ voice gateway cần phải cung cấp một đòa chỉ IP cho kênh VCC đến từng thiết bò truy xuất tích hợp IAD. Độ bảo mật và thực hiện xoay quanh việc sử dụng một VCC để truyền cả thoại và số liệu đủ để làm nản lòng các nhà cung cấp dòch vụ sử dụng phương pháp này. Phương pháp thứ hai đòi hỏi phải cung cấp một kênh VCC riêng biệt cho mỗi thiết bò truy xuất tích hợp IAD. Nhưng nếu tạo ra cho tất cả các liên kết điểm nối điểm thì phải đối mặt với câu hỏi về hiệu quả của việc sử dụng IP để hiệu chỉnh phần header là gì? Dùng chuyển vận ATM nguyên thủy cho thoại dó nhiên có nghóa là phải cung cấp hai VCC cho mỗi khách hàng, một cho thoại và một cho số liệu. Nhưng một khi các liên kết đã được cung cấp thì sẽ có được hiệu suất sử dụng dải thông và bản chất bảo mật của giải pháp không cần phải quản lý đòa chỉ IP và cũng không cần phải quản lý tên nhận dạng người sử dụng Dòch vụ trên ADSL Đặng Quốc Anh 141 cũng như mật khẩu. Nếu xác đònh đúng các thông số chất lượng dòch vụ thì không cần phải quan tâm gì nữa. Kết luận: việc sử dụng phổ biến IP cho phép nó trở thành phương tiện chuyển vận ưu tiên cho thoại qua DSL nhưng việc kiểm tra chi tiết thực tế cho thấy một kết luận hoàn toàn trái ngược. Kết quả là phương pháp thực hiện VoDSL chủ yếu trong tương lai gần là dựa trên chuyển vận thoại trên cơ sở frame relay hay ATM nguyên thủy. Điều này đúng cho cả kiến trúc mạng phân bố (thường được ILEC sử dụng) và kiến trúc mạng tập trung (thường được CLEC sử dụng). 4.6.5 Yêu cầu đối với mạng thuê bao DSL Việc phân phối dòch vụ thoại qua DSL đã đặt ra một số yêu cầu cụ thể cho hạ tầng cơ sở mạng thuê bao DSL cao hơn khi chỉ cung cấp dòch vụ số liệu. Nhìn chung các yêu cầu này không khó đáp ứng nhưng phải chú ý đến. 4.6.5.1 Các bộ DSLAM dựa trên ATM Các bộ DSLAM dựa trên ATM phải cung cấp chất lượng dòch vụ trên cơ sở từng kết nối kênh ảo một. Trên thực tế điều này có nghóa là thoại và số liệu phải được xử lý qua các dãy đợi khác nhau ở cả các port DSL trong chiều hướng đến người sử dụng cũng như port uplink tốc độ cao hướng về phía mạng. Các hàng đợi phải được quản lý sao cho lưu thoại không vượt quá tốc độ cell cho phép và thoại luôn được ưu tiên hơn dữ liệu. 4.6.5.2 Các bộ DSLAM dựa trên frame relay Frame relay không hỗ trợ cùng các khả năng chất lượng dòch vụ với ATM. Dù sao thì các bộ DSLAM dựa trên frame relay có thể hỗ trợ hỗn hợp lưu lượng thoại và số liệu thành công bằng việc áp dụng ưu tiên hoá trên cơ sở từng kết nối ảo một. Cũng như trường hợp ATM, điều đó có nghóa là các VCC thoại và số liệu cần phải được xử lý trên các dãy đợi khác nhau ở các port của DSLAM với ưu tiên thoại cao hơn. Có một yêu cầu nữa đối với các DSLAM dựa trên frame relay phát sinh từ đặc tính kích thước gói thay đổi của frame relay. Khi có sự trộn lẫn giữa các gói dữ liệu kích thước lớn và các gói thoại vốn có kích thước nhỏ trên cùng một kết nối dựa trên frame relay thì các gói thoại mặc dù được ưu tiên hơn nhưng vẫn phải gặp độ trễ thay đổi nhiều. Vấn đề này đã được nói đến ở trên trong phần thoại qua IP và nó cũng tác động tương tự cho trường hợp VoFR. Độ trễ thay đổi xảy ra do các gói dữ liệu lớn cần phải tốn thời gian dài để truyền trên các kết nối DSL và một khi một gói dữ liệu được bắt đầu, nó phải được xử lý cho tới khi toàn bộ gói được gởi. Điều này ngược với ATM khi mà các gói dữ liệu lớn được chia thành các cell nhỏ kích thước cố đònh ghép xen kẽ với các gói thoại. Trong một VoDSL điển hình có tốc độ DSL là 384 kbps và dòch vụ dữ liệu hỗ trợ các gói IP dài 1500 byte thì các gói số thoại phải trải qua thời gian trễ do đợi biến đổi đến 30 ms. Tầm chênh lệch này tăng lên do các gói thoại chờ được truyền dẫn khi đường dây không bận sẽ được truyền tức thời trong khi các gói thoại đến ngay lúc có một gói dữ liệu dài 1500 byte vừa mới bắt đầu gởi sẽ phải chờ toàn bộ gói số liệu dài nhằn này gởi đi hết. Thời gian truyền tải một gói dữ liệu được tính bằng số bit cần truyền chia cho tốc độ đường dây và trong trường hợp này là: Đặng Quốc Anh ADSL – Thực tiễn, giải pháp và triển khai 142 ms25,31 kbps384 81500 = × Nếu các gói thoại trải qua các độ trễ hàng đợi biến đổi vượt quá 30 ms thì bộ đệm nhảy xung (jitter buffer) ở máy thu phải điều tiết ít nhất là độ trễ này do nó còn cộng thêm độ trễ gói hoá và các độ trễ hàng đợi khác trong mạng. Kết quả là tổng độ trễ truyền dẫn theo một chiều trong mạng thuê bao lên đến 50 ms hay hơn nữa và điều này làm cho các nhà cung cấp dòch vụ không chấp nhận. Giải pháp cho vấn đề này là phân mảnh frame (frame fragmentation) là một kỹ thuật bẻ các gói dữ liệu lớn thành nhiều mảnh nhỏ hơn, cho phép tạo thành các hột gói dữ liệu nhỏ hơn khi ghép xen kẽ các gói thoại và dữ liệu trên kết nối DSL. Tiêu chuẩn phân mảnh frame đã được Frame Relay Forum xuất bản là FRF.12. Thủ tục phân mảnh phải được thực hiện ở cả hai đầu của kết nối DSL, ở phía thiết bò truy xuất tích hợp IAD và cả phía DSLAM. Kích thước mảnh lớn nhất là 256 byte là có thể cung cấp việc thực hiện nhảy xung thoại chấp nhận được. 4.6.5.3 Quản lý lưu lượng Dải thông mà các gói thoại chiếm trong mạng thuê bao DSL biến đổi theo thời gian. Khi máy điện thoại đang gác thì kênh VoDSL hỗ trợ kết nối rỗi, không có gói thoại nào được truyền trong kênh trên cả hai chiều. Nếu hệ thống VoDSL hỗ trợ loại bỏ khoảng yên lặng thì dòng gói trên một kênh VoDSL chỉ hoạt động khi có thoại trên kênh. Bản chất động của dải thông dùng trong một hệ thống VoDSL hỗ trợ lợi ích ghép thống kê trong mạng thuê bao DSL. Vì rất hiếm khi tất cả mọi người sử dụng điện thoại đều kết nối với các hệ thống VoDSL cùng lúc nên dung lượng toàn mạng có thể được đo lại để chỉ hỗ trợ tải vào giờ cao điểm. Với một hệ thống VoDSL hỗ trợ hàng ngàn kết nối thoại thì tải cao điểm cũng chỉ khoảng 15 % đến 20 % khả năng cực đại theo lý thuyết. Tận dụng ưu điểm ghép kênh thống kê này bao gồm việc tạo ra một quy tắc thích hợp cho cho các thông số lưu thoại được xác đònh các kết nối mạch ảo cho thoại được dự trữ. Có hai phương pháp có thể được áp dụng. a. Sử dụng loại dòch vụ rt-VBR Phương pháp thứ nhất là dự trữ một kết nối kênh ảo cho từng thiết bò truy xuất tích hợp IAD tới bộ voice gateway và xác đònh kết nối có kiểu dòch vụ rt-VBR (real-time Variable Bit Rate: tốc độ bit thay đổi-thời gian thực). Với rt-VBR có thể xác đònh được tốc độ cell tối đa (PCR: Peak Cell Rate) và tốc độ cell duy trì (SCR: Sustained Cell Rate) tương ứng với tốc độ cao điểm và tốc độ trung bình của dòng cell trên VCC. Hơn nữa, cần phải xác đònh kích thước cụm tối đa (MBS: Maximum Burst Size) tương ứng đến số cell cần phải được truyền qua VCC ở tốc độ cell cao nhất trước khi mạng xác đònh thoả thuận lưu lượng đã bò vượt quá và bắt đầu loại bỏ bớt cell. Loại dòch vụ rt-VBR hướng đến cho phép các mạng ATM thực hiện ghép kênh thống kê với lưu lượng cụm. Trong trường hợp VoDSL, thực tế có hai mức dồn cụm. Mức thứ nhất tương ứng với khi một số thay đổi các máy điện thoại nhấc máy tại một thời điểm bất kỳ. Mức thứ hai tương ứng với các cụm thoại có trong mỗi kênh thoại đang hoạt động. Nếu hệ thống VoDSL không hỗ trợ loại bỏ khoảng yên lặng thì chỉ có mức dồn cụm thứ nhất được áp dụng. Dòch vụ trên ADSL Đặng Quốc Anh 143 Sự dồn cụm liên quan đến các máy điện thoại đang nhấc máy trong một thời điểm bất kỳ bao gồm các cụm dài đến vài phút và có thể bao gồm việc truyền dẫn hàng ngàn hay thậm chí hàng chục ngàn cell vượt quá mức tải trung bình. Trong khi theo lý thuyết có thể xác đònh một giá trò MBS đáp ứng các cụm dài như vậy thì trên thực tế, các chuyển mạch ATM đều không hỗ trợ các giá trò MBS lớn như vậy. Điều này có nghóa là giá trò SCR xác đònh cho một kết nối VoDSL phải gần bằng với PCR để hỗ trợ trường hợp tất cả các máy điện thoại của khách hàng đồng thời sử dụng. Nếu hệ thống VoDSL có hỗ trợ loại bỏ khoảng yên lặng thì xét đến cả các cụm dài (sử dụng điện thoại) và cụm ngắn (trong thoại). Trong một vài tình huống, sự khác nhau giữa các giá trò của SCR cho một kết nối rt-VBR và giá trò của PCR có thể lớn hơn. Vì tổng tài nguyên tốc độ trong mạng dành cho các kết nối rt-VBR xấp xỉ bằng tổng các giá trò SCR cho các kết nối này nên sự khác nhau giữa SCR và PCR đem lại lợi ích thống kê. b. Tập hợp đøng thoại Hạn chế của việc sử dụng rt-VBR trên cơ sở từng VCC phát sinh từ đặc tính thống kê việc sử dụng điện thoại qua một số ít đường dây điện thoại. Nếu với 16 đường dây khách hàng thì rõ ràng có khả năng 16 đường dây cùng sử dụng trong một phần thời gian trong ngày. Nhưng nếu ta thống kê trên 5000 đường dây trải trên hàng trăm khách hàng thì khả năng tất cả các đường dây sử dụng đồng thời ở một thời điểm nào đó là rất nhỏ. Ta có thể tận dụng ưu điểm của hiệu quả thống kê bằng cách tập hợp nhiều mạch ảo hỗ trợ thoại vào các đường (path) và cung cấp các đường ảo với các thông số đáp ứng được tải cao điểm thống kê qua tất cả các mạch trong đường ảo. Trong một mạng thuê bao DSL, các đường ảo dẫn từ các thiết bò truy xuất thích hợp IAD đến bộ voice gateway tạo thành một cây phân nhánh với bộ voice gateway làm gốc. Khi lưu lượng của cây này từ khách hàng đi hướng tới gốc cây voice gateway, các nhánh tăng số kênh thoại trong chúng và thống kê trở nên càng có lợi về toàn bộ dải thông. Với sự tập trung đường thoại, việc đònh kích thước của PCR cho các đường ảo ở mỗi mức của nhánh dựa trên nguyên lý kỹ thuật lưu thoại cổ điển. Điều này cần phải sử dụng các quy luật thống kê chuẩn: các bảng Erlang. Lưu ý răèng không phải tất cả các chuyển mạch ATM đều hỗ trợ cung cấp thông số lưu lượng ở mức đường ảo. Điều này có thể xét đến khi chọn điểm chuyển mạch ATM để xây dựng các mạng VoDSL. 4.6.6 Nén thoại và triệt tiếng dội Thoại qua DSL cung cấp một phương tiện rẻ tiền đem lại nhiều đường dây diện thoại cho các khách hàng doanh nghiệp nhỏ không đủ khả năng thuê hẳn một đường dây T1. Các khách hàng cần nhiều hơn 16 đường dây điện thoại có thể là trường hợp doanh nghiệp thuê hẳn đường dây T1 nên kết quả cơ hội lớn nhất dành cho VoDSL nằm ở thò trường 16 đường dây trở xuống. Mạng công cộng thoại thường được thực hiện ở các mạch 64 kbps. Nếu một dòng thoại 64 kbps không nén được gói hóa để chuyển vận trên mạng thuê bao DSL thì overhead của gói sẽ làm tốc độ cần thiết của mỗi kênh thoại lên đến 80 kbps. Với ADSL tốc độ chiều upstream giới hạn ở 640 kbps tương đương với tối đa 8 kênh thoại không nén. Nếu tất cả các kênh thoại này hoạt động cùng lúc thì không còn chỗ cho lưu lượng dữ liệu. . multiplexing và nó được mô tả trong tài liệu Internet Draft draft-ietf-avt- multiplexing-rtp-00.txt. Hình 4. 13 So sánh hiệu quả sử dụng dải thông của VoIP và AAL2 qua DSL dựa trên ATM Với. liệu. Nhìn chung các yêu cầu này không khó đáp ứng nhưng phải chú ý đến. 4.6.5.1 Các bộ DSLAM dựa trên ATM Các bộ DSLAM dựa trên ATM phải cung cấp chất lượng dòch vụ trên cơ sở từng kết. relay hay DSL dựa trên ATM. Với các kích thước gói sử dụng trong các ứng dụng VoDSL thì hiệu suất sử dụng dải thông của IP trunking qua frame relay xấp xỉ bằng với hiệu suất sử dụng dải thông