Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
176,33 KB
Nội dung
NHỮNG ĐIỀU BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CẨN BIẾT 1. Làm sao phát hiện được bệnh đái tháo đường sớm? Ở mọi lứa tuổi, khi thấy các triệu chứng bất thường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gây sụt cân thì nên nghĩ đến bệnh đái tháo đường. Người bệnh tuy uống nhiều nước, nhưng vẫn không giảm được cảm giác khát nước, mặc dù ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân nhiều trong thời gian ngắn. Các dấu hiệu trên, có thể biểu hiện rõ cả bốn triệu chứng ở người bệnh này, nhưng chỉ biểu hiện một, hai triệu chứng ở người khác. Khi thấy có dấu hiệu bất thường như trên, bạn có thể đến BS chuyên khoa Nội tiết để được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Trường hợp thấy vết thương lâu lành, thấy có cảm giác dị cảm ở đầu chi như cảm giác kiến bò, kim châm bạn nên đi khám ngay. Nhưng để phát hiện bệnh sớm hơn, những người mập phì hoặc có người thân trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột) bị mắc bệnh Đái tháo đường nên đi khám để được BS nội tiết chẩn đoán, theo dõi. 2. Các xét nghiệm cần làm? Để chẩn đoán bệnh Đái tháo đường, xét nghiệm thường được làm là đường huyết lúc đói. Đường huyết lúc đói thường được làm vào buổi sáng hoặc sau 8 giờ không ăn. Lượng đường huyết của người bình thường thường dao động từ 3,9 - 6,1 m mol/L (từ 70mg/dl - 110mg/dl). Trường hợp lượng đường huyết lúc đói của bạn trong hai lần thử bất kỳ đều lớn hơn 110mg/dl và nhỏ hơn 126mg/dl thì được gọi là "Rối loạn đường huyết lúc đói". Nếu đường huyết lúc đói >= 126mg/dl bạn sẽ được BS đề nghị làm xét nghiệm lần nữa vào ngày khác. Cả hai lần xét nghiệm, lượng đường huyết đều >= 126mg/dl thì BS sẽ chẩn đoán là bị Đái tháo đường. Tuy nhiên trường hợp thử đường huyết bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà >= 200mg/dl, đồng thời có các triệu chứng của tăng đường huyết đã nêu ở trên thì cũng được chẩn đoán là bị Đái tháo đường. Nếu trường hợp không có triệu chứng tăng đường huyết nhưng xét nghiệm đường huyết bất kỳ trong cả hai lần đều >= 200mg/dl thì cũng được chẩn đoán chắc chắn bị Đái tháo đường. Trong trường hợp nghi ngờ, BS Nội tiết có thể sẽ tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose để chẩn đoán cho bạn. Ngoài ra, để chẩn đoán xem bạn đã bị các biến chứng do Đái tháo đường gây ra hay chưa, BS sẽ đề nghị làm thêm các xét nghiệm về lipid máu (Cholesterol, HDL-C, LDL-C, Triglycerid), chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, khám mắt, chụp X quang phổi. Các xét nghiệm khác như Doppler mạch máu, cũng có thể được thực hiện. Trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh, các BS cho làm xét nghiệm HbA1c 3 tháng một lần nhằm đánh giá kết quả của sự ổn định về chuyển hóa trên người bệnh bị Đái tháo đường. 3. Nên làm gì khi đã bị Đái tháo đường? Khi bác sĩ đã chẩn đoán chắc chắn bạn bị Đái tháo đường, bạn không nên quá hốt hoảng hoặc không quan tâm gì đến bệnh. Bệnh có tính chất mãn tính và có thể gây nhiều biến chứng. Do đó cần phải có thái độ bình tĩnh để sắp xếp lại mọi sinh hoạt, thói quen ăn uống và cách sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Người bệnh nên sống năng động hơn, không nên ngồi một chỗ suốt ngày. Mỗi ngày nên dành từ 30 - 45 phút để đi bộ. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe. Thể thao chính là một phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tính năng lượng cần thiết, thành phần các loại thức ăn cụ thể cho từng người bệnh để đảm bảo một chế độ ăn thích hợp cho mỗi người. Tất cả 2 biện pháp này là nhằm giúp cho bạn đạt được cân nặng lý tưởng của mình, duy trì sức khỏe để sống và làm việc có hiệu quả và góp phần giảm lượng đường huyết bị tăng cao trong máu. Khi cả hai biện pháp trên vẫn không làm ổn định được đường huyết ở mức bình thường, bạn sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc giảm đường huyết để điều trị. Dùng thuốc nào là phù hợp với bệnh của bạn? Điều này sẽ do bác sĩ quyết định, dựa trên tình trạng của bệnh. Để điều trị có kết quả tốt, nên phối hợp chặt chẽ với BS chuyên khoa để được theo dõi bệnh liên tục. 4. Tại sao theo dõi đường huyết là quan trọng? Đường huyết tăng kéo dài sẽ gây biến chứng trên mắt, thận, thần kinh, mạch máu Tuy nhiên nếu đường huyết được kiểm soát tốt, luôn duy trì ở giới hạn bình thường sẽ giúp giảm tỷ lệ biến chứng. Tự theo dõi sẽ cho bạn biết mức đường huyết hiện tại, giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn và thuốc cho thích hợp hơn và kịp thời hơn. Các số liệu về đường huyết trong thời gian bạn điều trị tại nhà sẽ rất cần thiết và hữu ích cho bác sĩ của bạn, cho phép BS có phương thức điều trị hợp lý nhất. 5. Mục tiêu của việc điều trị là gì? Tất cả các biện pháp điều trị Đái tháo đường dù sử dụng một phương pháp hay kết hợp 2 - 3 phương pháp với nhau đều nhằm bốn mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là giảm các triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và duy trì lượng đường huyết ở giới hạn bình thường hoặc gần bình thường nhất cho bệnh nhân. Mục tiêu thứ hai là để người bệnh đạt được cân nặng hợp lý (cân nặng lý tưởng). Mục tiêu thứ ba là làm chậm sự xuất hiện các biến chứng, tránh các biến chứng nguy hiểm như hôn mê tăng đường huyết, suy thận, hoại tử chân do tắc mạch Tất cả các nỗ lực của bệnh nhân và thầy thuốc trong điều trị, theo dõi và dự phòng đều nhằm mục tiêu là "Nâng cao chất lượng sống cho người bệnh", đấy chính là mục tiêu thứ tư. Có khi đi nữa cuộc đời Vẫn không tìm nỗi một người mình yêu Có khi chỉ một buổi chiều Gặp người, từ ấy mình yêu suốt đời (Ngô Toàn Định) 0 #2 timedy Thành viên khó chịu nhưng rất dễ tính Group: Members Posts: 430 Joined: 27-August 03 Location:Việt Nam thân yêu Interests:Yêu tất cả moị thứ Posted 13 April 2005 - 09:18 PM Chế độ ăn uống cho người đái tháo đường Bs. Trần Quang Khánh Bộ môn Nội tiết - Đại học Y dược TP.HCM Mục tiêu chung chế độ ăn 1. Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt. 2. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch. 3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý. 4. Ngăn chận hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường. 5. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn. Tuy nhiên không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần phải xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân. Chế độ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau: 1. Mức cân nặng, giới tính 2. Nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung bình, nặng). 3. Thói quen và sở thích. Chế độ ăn của từng người phải tuân theo một quy tắc chung như sau: 1.Lượng carbohydart (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ dầu ô liu, dầu hướng dương…) chiếm từ 60 – 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp). 2.Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại). 3.Chất đạm chiếm khoảng 15 – 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hủ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá. 4.Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng. 5.Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối). Một số điểm chú ý: 1.Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài, trừ khi bất khả kháng. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn. 2.Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân đái tháo đường”. Phải thật cẩn thận xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn. Không nên tin cậy tuyệt đối vào các loại thực phẩm được quảng cáo này, hơn nữa giá thành thường cao. 3.Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin. Trái cây: 1.Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường frutose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng được. 2.Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung. 3.Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải. 4.Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương. 5.Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác. Sữa và các loại sản phẩm từ sữa: 1.Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường. 2.Ăn một hủ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn. 3.Bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng các loại sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành. Cũng có thể dùng các loại sữa được chế biến dành riêng cho người đái tháo đường. 4.Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Có thể uống sữa được vào buổi sáng (điểm tâm) hay buổi trưa. 5.Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp sẵn thay thế bữa ăn (với năng lượng tương đương). Ngoài ra có thể ăn cháo, mì, hay bánh mì rẻ tiền và dễ kiếm hơn. Tóm lại, không có một chế độ ăn nào áp dụng chung cho tất cả mọi người. Thông qua tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường, bệnh nhân có thể tự xây dựng khẩu phần thức ăn riêng cho mình tùy theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và sở thích. Trên tinh thần nắm được quy tắc chung và tự theo dõi mức đường huyết, chúng tôi mong rằng các bệnh nhân sẽ luôn luôn cảm thấy vui khỏe và không quá lo lắng, khó khăn trong việc thực hiện và tuân thủ chế độ ăn cho mình. Sau đây, chúng tôi xin trình bày một ví dụ về bữa ăn của một nam công nhân bị đái tháo đường, lao động nặng và có trọng lượng khoảng 50 kg. Tổng năng lượng trung bình khoảng 1500Kcal/ngày được chia làm 600Kcal vào buổi điểm tâm, 500 Kcal buổi trưa và 400 Kcal buổi chiều. Điểm tâm 600 Kcal - Một đĩa cơm tấm bì 627Kcal hoặc - Một tô phở bò (tô vừa) 450Kcal hay - Một tô hủ tiếu mì 410Kcal hay - Một tô hủ tiếu Nam Vang -400Kcal hay - Một tô bún măng vịt 485Kcal hay - Một ổ bánh mì thịt 461Kcal hay - Một đĩa xôi mặng 500Kcal hay - Một đĩa xôi khúc kèm 395Kcal hay - Một ly sữa nguyên kem (100ml) 81Kcal hay - Một gói cà phê sữa 85Kcal hay Buổi trưa: 500Kcal - Một chén cơm vừa và 200Kcal - Một con cá ít béo (chưng, chiên hay kho) 200Kcal hay - Một khúc cá (thu, lóc, hú) 150Kcal hay - Một đĩa mực xào (200g) 184Kcal hay - Một đĩa bò xào (50g thịt bò) 150Kcal hay - Một đĩa sườn ram (50g sườn heo) 150Kcal hay - Một đĩa gà roty hay kho (50g gà) và 150Kcal - Một chén canh chua, rau ngót, bí đao và Rau xanh ăn theo sở thích 30Kcal - Tráng miệng: 1 rái chuối già/2 trái chuối cao/1 trái mảng cầu ta/1 trái vú sữa/100g nho Mỹ. Buổi chiều 400Kcal - Một chén cơm vừa và 200Kcal - Tép rang (50g tép) 100Kcal hoặc - Cá chim chiên (50g cá) 100Kcal hoặc - Chả lụa kho (45g chả lụa) 102Kcal hoặc - Thịt bò xào măng (50g thịt và 60g măng) 104Kcal - Một chén canh cải ngọt/bầu/mướp 30Kcal - Một miếng thơm (60g) 16Kcal hoặc - Một miếng dưa hấu (200g) 21Kcal hoặc - Hai trái mận (80g) 22Kcal hoặc - Hai múi mít (18g) 22Kcal hoặc . NHỮNG ĐIỀU BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CẨN BIẾT 1. Làm sao phát hiện được bệnh đái tháo đường sớm? Ở mọi lứa tuổi, khi thấy các triệu. các bệnh nhân có tiêm insulin. Trái cây: 1 .Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường frutose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) do đó bệnh nhân đái tháo đường. cho bệnh nhân đái tháo đường. 2.Ăn một hủ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn. 3 .Bệnh nhân đái tháo đường có thể