1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LỊCH SỬ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG docx

5 565 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 362,56 KB

Nội dung

Lịch Sử Địa Phương An Giang LỊCH SỬ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG An Giang trước năm 1867 Trước khi chúa Nguyễn cai quản, vùng đất An Giang đã từng thuộc vào vương quốc Phù Nam, Chân Lạp. Vào thế kỉ XVII, nước ta diễn ra cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, nhiều lưu dân Việt bỏ làng vào Nam lánh nạn và tìm đến cuộc sống mới ở vùng Nam Bộ ngày nay. Năm 1757, Nặc Tôn đem đất Tầm Phong Long hiến cho chúa Nguyễn để tạ ơn. Chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh và Trương Phước Du lập dinh Long Hồ (Vĩnh Long) và đặt làm ba đạo: Đông Khẩu (Sa Đéc), Tân Châu và Châu Đốc. Hậu cứ đặt tại Bãi Dinh (cù lao Giêng, huyện Chợ Mới). An Giang là dãi đất cuối cùng ở Nam Bộ được thiết lập về mặt hành chính, trên cơ sở các đạo biên phòng. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long. Năm 1805, Gia Long chia Nam Bộ thành 5 trấn: Biên trấn (Biên Hoà), Phiên trấn (Gia Định), Vĩnh trấn(1), Định trấn (Định Tường) và Hà Tiên trấn. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh. Toàn nước Đại Nam có 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Nam Kì được chia làm 6 tỉnh (Nam Kì lục tỉnh): Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Trích: Từ tỉnh lị (tức Châu Đốc) qua phía đông đến sông Tiền giáp huyện Kiến Phong tỉnh Định Tường 48 dặm, phía tây đấn địa giới 3 huyện Hà Châu, Kiên Giang và Long Xuyên (tức Cà Mau) tỉnh Hà Tiên 46 dặm, phía nam đến biển 108 dặm, phía bắc đến 2 đồn Tiến An và Bình Di giáp địa giới Cao Miên (Cam-pu-chia) 42 dặm, phía đông nam đến địa giới 2 huyện Vĩnh Bình và Tuân Nghĩa tỉnh Vĩnh Long 196 dặm. (Theo Đại Nam nhất thống chí, tập 5, tr. 183.) Bản đồ An Giang vào giữa thế kỉ XIX. An Giang có 2 phủ và 4 huyện: phủ Tuy Biên gồm huyện Tây Xuyên và Phong Phú, phủ Tân Thành gồm huyện Đông Xuyên và Vĩnh An. Trương Minh GIảng là vị Tổng đốc đầu tiên trông coi 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên. Năm 1842 triều Nguyễn tách phủ Tĩnh Biên (Tịnh Biên) và huyện Hà Dương của tỉnh Hà Tiên nhập vào An Giang. Hai năm sau nhập thêm huyện Hà Âm. Tính đến 1853, tỉnh An Giang có 3 phủ và 10 huyện. Nhìn chung, địa giới An Giang dưới triều Nguyễn rất rộng. So với ngày nay gồm toàn bộ tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, một phần của tỉnh Đồng Tháp và huyện Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu). Tỉnh lị An Giang đặt tại Châu Đốc. __________________________________________________ __________ (1). Năm 1808, Vĩnh trấn đổi thành trấn Vĩnh Thanh __________________ +3 Tham Vọng phithiengia : +1 Sự Nghiệp || Lý do: Thanked Post __________________ Sự phân chia hành chính An Giang dưới thời Pháp thuộc Sau khi chiếm xong Nam Kì (1867), Pháp tiến hành chia Nam Kì lục tỉnh thành nhiều tỉnh và hạt tham biện (inspection) do Thanh tra người Pháp cai quản. Tỉnh An Giang xưa cai quản 3 hạt tham biện: hạt Châu Đốc trông coi huyện Đông Xuyên, Hà Dương, hạt Sa Đéc trông coi huyện Vĩnh An, An Xuyên, và Phong Phú, hạt Ba Xuyên coi huyện Vĩnh Định, Phong Thạnh và Phong Nhiêu. Từ năm 1867 đến năm 1900, thực dân Pháp đã điều chỉnh phạm vi hành chính cho phù hợp với bộ máy cai trị của chúng và nhu cầu khai thác thuộc địa. Ngày 20/12/1899 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi hạt tham biện thành tỉnh (Province). Nghị định được áp dụng vào ngày 1/1/1900, và tỉnh An Giang xưa chia thành 5 tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ và Sóc Trăng. An Giang từ năm 1945 đến nay Trong kháng chiến chống Pháp, tháng 12/1948, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ chia Long Xuyên, Châu Đốc thành 2 tỉnh mới là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, lấy sông Hậu làm ranh giới. Tháng 2/1951, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới. Tỉnh Long Châu Tiền(1) nhập thêm Sa Đéc họi là Long Châu Sa, tỉnh Long Châu Hậu nhập thêm Hà Tiên gọi là Long Châu Hà(2). Dưới chính quyền Sài Gòn, Ngô Đình Diệm kí sắc lệnh 143/NV (22/10/1956) minh định ranh giới tỉnh An Giang trên cơ sở 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc mà trước đây thực dân Pháp quy định. Tỉnh lị đặt tại Long Xuyên. Ranh giới tỉnh gần giống như tỉnh An Giang hiện nay, thêm huyện Thốt Nốt (Cần Thơ). 1/10/1964, chính quyền Sài Gòn ra sắc lệnh 246/NV tách tỉnh An Giang thành 2 tỉnh riêng biệt: An Giang và Châu Đốc. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo quyết định 19/QĐ của Bộ Chính trị (20/12/1975) thành lập tỉnh An Giang trên cơ sở tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc cũ (trừ Thốt Nốt thuộc tỉnh Hậu Giang). Tỉnh lị đặt tại Long Xuyên. Ngày nay, tỉnh An Giang có 1 thành phố: Long Xuyên, 1 thị xã: Châu Đốc, và 9 huyện: Châu Phú, Châu Thành, Tân Châu, An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn. __________________________________________________ _________ (1). Tỉnh Long Châu Tiền gồm các huyện Châu Phú B, Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Lấp Vò. Tỉnh Long Châu Hậu gồm các huyện Châu Phú A, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thanh Thoại Sơn, Thốt Nốt, Long Xuyên, Châu Đốc. (2). Tỉnh Long Châu Hà gồm các huyện Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành (Long Xuyên), Hà Tiên Giang Châu, Phú Quốc. Tỉnh Long Châu Sa gồm các huyện Châu Thành (Sa Đéc), Lai Vung, Cao Lãnh, Tân Hồng, Tân Châu, Phú Châu, CHợ Mới. __________________ Bản đồ hành chính tỉnh An Giang. Dân cư Tính đến hết năm 2006, toàn tỉnh An Giang có khoảng 2.218.403 người, dân số đứng thứ 6 trên tổng số 64 tỉnh thành. An Giang là một địa bàn dân cư có nhiều tộc người sinh sống. Bốn tộc người có số đông là người Việt chiếm khoảng 95%, người Khơ-me (Khmer) chiếm khoảng 3,8%, người Hoa chiếm khoảng 0,6% và người Chăm chiếm khoảng 0,6% dân số toàn tỉnh. Từ thế kỉ XVIII, đã có cộng cư của các tộc người Việt,Hoa, Khmer, Chăm. Họ đã cùng chung lưng, đấu cật để cải tạo thiên nhiên, biến những vùng đầm lầy hoang vu nơi đây thành những đồng lúa phì nhiêu, và họ đã kiên cường chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương. Tính cách của người An Giang Quá trình đi khai phá đất đai trong điều kiện khắc nghiệt ở một vùng đất biên thùy xa xôi như An Giang, những lưu dân phải đoàn kết để đương đầu với khó khăn, vươn lên tồn tại trong cuộc sống. Vì vậy, yêu sự thật thà, ghét thói dối trá, yêu người trung, ghét kẻ nịnh đã là những tính cách mãnh liệt của người dân An Giang nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung trong những ngày đầu mở mang bờ cõi. Về sau, khi công cuộc khai khẩn đi dần vào ổn định, việc sinh kế sản xuất có phần thuậ lợi hơn, người dân An Ginga trở nên rộng rãi, phóng khoáng, trọng nhân nghĩa, có tính bao dung hơn. Tâm lí thích giao du, hiếu khách, thích nhân nghĩa trở thành phổ biến. Ngày nay tính cách của người dân An Giang có những nét mới ngoài những tính cách truyền thống cũ. Tính năng động, sáng tạo, ít bảo thủ, thích tiếp thu cái mới được thể hiện rõ nét trong quá trình làm ăn khinh tế và sản xuất nông nghiệp. An Giang được cả nước biết đấn như điển hình của một địa phương có nhiều năng động, sáng tạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. . Lịch Sử Địa Phương An Giang LỊCH SỬ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG An Giang trước năm 1867 Trước khi chúa Nguyễn cai quản, vùng đất An Giang đã từng thuộc vào. Xuyên. Ranh giới tỉnh gần giống như tỉnh An Giang hiện nay, thêm huyện Thốt Nốt (Cần Thơ). 1/10/1964, chính quyền Sài Gòn ra sắc lệnh 246/NV tách tỉnh An Giang thành 2 tỉnh riêng biệt: An Giang. Bộ Chính trị (20/12/1975) thành lập tỉnh An Giang trên cơ sở tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc cũ (trừ Thốt Nốt thuộc tỉnh Hậu Giang) . Tỉnh lị đặt tại Long Xuyên. Ngày nay, tỉnh An Giang có 1 thành

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN