1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Bậc học cũ và các chuẩn mới pps

6 225 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 161,93 KB

Nội dung

Đề tài Bậc học cũ và các chuẩn mới Ngành mầm non ở nước ta đã được thành lập hơn 60 năm qua. Bên cạnh việc nuôi dạy chăm sóc trẻ, mục tiêu quan trọng vẫn được quán triệt đó là giải phóng chị em phụ nữ, tạo điều kiện để chị em tham gia công tác xã hội, tham gia lao động, sản xuất. Qua suốt hơn nửa thập kỷ, ngành đã lớn mạnh không ngừng nhưng so với các ngành học khác, nó vẫn là một "bậc học ấu trĩ" như tên gọi hồi mới thành lập. Để hoà nhập, chúng ta cũng đang thay đổi cho phù hợp. Ngành mầm non bắt đầu nâng cao chất lượng bằng cách đưa ra các chuẩn mực: Chuẩn học sinh, chuẩn giáo viên, chuẩn trường Khi chuẩn mầm non 5 tuổi được ban hành, một bộ phận dân chúng và cô giáo thấy cao quá so với trẻ. Xin thưa rằng chuẩn đó chỉ tương đương với 4 tuổi ở Mĩ mà thôi. Chương trình có thể thay đổi liên tục, chuẩn thì không dễ nay sửa mai sửa. Vì vậy so với tình hình chung, các tiêu chí có vẻ ngoài tầm với một chút. Để cho trẻ 5 tuổi đạt chuẩn trên, có các chuẩn khác hỗ trợ, đó là chuẩn giáo viên và chuẩn trường. Hãy đọc Chuẩn giáo viên mầm non, chắc ai cũng phải trầm trồ: Giỏi thật! Vậy làm sao để có giáo viên đạt chuẩn? Cần phải có thêm chuẩn đào tạo và chuẩn đãi ngộ. Với trình độ trung cấp học 2 năm trong trường Đào tạo cô nuôi dạy trẻ, liệu các cô giáo có thể đạt chuẩn yêu cầu hay không? Muốn vậy bắt buộc các cô phải được học tập thêm và tích cực tự rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc. Với mục tiêu đề ra năm 2015, chúng ta sẽ có 100% giáo viên đạt chuẩn trong đó 15% trên chuẩn là một việc vô cùng khó khăn. Với Chuẩn trẻ 5 tuổi, để trẻ đạt chuẩn còn có một điều kiện không thể coi nhẹ, đó là số trẻ trong một lớp và đồ dùng dạy và học. Với số trẻ quá đông một lớp như hiện nay, việc truyền đạt kiến thức, kĩ năng, thái độ không thể như mong muốn. Hơn nữa, tư duy trẻ mầm non rất trực quan sinh động, không đủ đồ dùng học tập, bài dạy không thành công. Các cô giáo thời gian và khả năng có hạn, các cô chỉ có thể tự làm được một số đồ dùng dạy học mà không thể đáp ứng đầy đủ như yêu cầu của tất cả các bài dạy. Chuẩn học sinh tuy đã đề ra nhưng chưa thể theo chuẩn để đánh giá năng lực giáo viên và chất lượng học sinh như một số nước tiên tiến đang làm. Mở thêm trường, lớp, trang bị thêm cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường ngày một cao sẽ là một chi phí rất lớn. Các trường tư thục được mở ra ào ạt, tự phát và không có gì để đảm bảo trường có đủ điều kiện đạt chuẩn hay không. Công việc của các cô giáo mầm non rất cực. Không phải chỉ là những hình ảnh đáng yêu như người ta vẫn thường thấy trên ti vi; nào hát nào kể chuyện, đọc thơ. Các cô còn kiêm luôn bảo mẫu và các công việc khác. Chăm lo từ khăn áo, giày dép tới việc vệ sinh cho các cháu, tất cả đều phải rất chỉn chu kẻo chiều đến sẽ nghe phụ huynh phàn nàn. Cô thì dạy học, cô thì xắn tay áo làm vệ sinh lớp, cọ rửa cốc, giặt khăn, lau nhà, chà toa lét, dọn dẹp giặt giũ nếu có cháu nôn, hay lỡ bậy ra quần. Vừa hết việc, lại ngồi tranh thủ nghiên cứu bài dạy, soạn giáo án Một cô giáo đang cắm cúi làm sổ sách ngẩng lên hỏi tôi: "Chị ơi, em đang viết sổ nhật kí lớp, hôm nay cháu C nó ị đùn thì viết trong sổ là "đại tiện thiếu kìm chế" hả chị?". Các cô làm những việc mà các cấp học khác không bao giờ phải làm, kết hợp hai việc có tính chất trái ngược nhau như thế khiến chất lượng công việc không cao. Hoặc là soạn giảng không đến nơi đến chốn, hoặc cọ toa lét sẽ không được "chuyên nghiệp". Nếu giáo viên thực hiện đúng chương trình thời khoá biểu, thời gian biểu sinh hoạt của trẻ, cô sẽ không có thời gian soạn giảng hay làm đồ dùng dạy và học. Vậy là giờ học của cháu được bớt xén hoặc cô sẽ phải đem về nhà làm. Đa phần các cô tranh thủ làm buổi trưa khi các cháu ngủ. Làm giáo viên mầm non là suốt cả ngày không bao giờ ngơi tay hoặc ngơi miệng. Giáo viên mầm non còn luôn đứng trước sự đe dọa rủi ro nghề nghiệp. Học sinh ngã, sưng tím, khâu vá, ngậm nuốt hột hạt v.v vô vàn các tai nạn rình rập xung quanh đứa trẻ. Dù cô giáo có bản lĩnh và kinh nghiệm nuôi dạy trẻ vững vàng đến đâu cũng khó có thể nói cứng được. Nếu may mắn thì mọi chuyện to thành nhỏ, nhỏ thì cho qua. Nếu không may, cô có thể mất việc hoặc chịu các hình thức kỉ luật khác. Bởi vậy, không ít giáo viên biến lớp học thành nơi nuôi nhốt trẻ cho an toàn. Một việc mà không thể không nói tới, đó là sự đãi ngộ đối với giáo viên mầm non. So với giáo viên phổ thông, các cô giáo mầm non quá thiệt thòi. Một ngày lao động ở trường không bao giờ thấp hơn 9 tiếng đồng hồ. Đó là chưa kể đến những ngày cháu này cháu khác bị gia đình quên không đón khiến cô giáo phải ở lại cùng. Lương quá thấp ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đời sống giáo viên. Tốt nghiệp trường Cao đẳng, cô giáo được lĩnh gần một triệu mỗi tháng. Cộng thêm tiền phụ cấp bán trú mỗi tháng thu nhập của cô mới tăng thêm 300 đến 500 ngàn đồng. Đó là ở các trường thành phố, chưa nói đến vùng nông thôn. Với thu nhập hơn một triệu trong những năm đầu làm giáo viên, liệu có bao nhiêu người coi đó là một công việc hấp dẫn? Bao nhiêu người trụ được để chờ tăng lương? Vấn đề thiếu giáo viên đã và sẽ luôn là vấn đề bức xúc trong ngành mầm non nếu không có chế độ đãi ngộ hợp lí. Thu Hằng - Graphic . bằng cách đưa ra các chuẩn mực: Chuẩn học sinh, chuẩn giáo viên, chuẩn trường Khi chuẩn mầm non 5 tuổi được ban hành, một bộ phận dân chúng và cô giáo thấy cao quá so với trẻ. Xin thưa rằng chuẩn. Đề tài Bậc học cũ và các chuẩn mới Ngành mầm non ở nước ta đã được thành lập hơn 60 năm qua. Bên cạnh việc nuôi. chuẩn giáo viên và chuẩn trường. Hãy đọc Chuẩn giáo viên mầm non, chắc ai cũng phải trầm trồ: Giỏi thật! Vậy làm sao để có giáo viên đạt chuẩn? Cần phải có thêm chuẩn đào tạo và chuẩn đãi ngộ.

Ngày đăng: 26/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w