1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi tuyển sinh đại học năm 2011 môn Văn khối D pptx

5 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 367,1 KB

Nội dung

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn: NGỮ VĂN; Khối: D Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) CâuI.(2,0 điểm) Trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009), Tố Hữu đã sử dụng những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc nào? Những phương tiện đó phù hợp với việc diễn tả tình cảm gì của người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc? Câu II. (3,0 điểm) Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm) “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Anh/chị hãy phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) “Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.” (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 106) Phân tích đoạn thơ trên để thấy được chất suy tưởng triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên. BÀI GIẢI GỢI Ý Câu I: Thí sinh trả lời ngắn gọn, đảm bảo các ý sau: 1. Tố Hữu đã sử dụng những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc: _ Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển của dân tộc được Tố Hữu sử dụng điêu luyện kết hợp với lối hát đối đáp giao duyên vốn quen thuộc trong ca dao dân ca _ Tác giả đã chọn lựa và sử dụng thật linh hoạt và đầy sáng tạo cặp đại từ nhân xưng vốn quen thuộc trong ca dao dân ca “mình – ta” _ Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ truyền thống (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, cường điệu, điệp từ, điệp ngữ …) cũng như sử dụng những từ láy và cách nói quen thuộc của thơ ca dân gian đã tạo nên nhạc tính dân tộc của bài thơ như giọng điệu tâm tình. 2. Những phương tiện nghệ thuật trên rất phù hợp với việc diễn tả tình cảm lớn, ân tình cách mạng (tình quân dân “cá nước” trong chín năm kháng chiến gian khổ mà hào hùng ở núi rừng Việt Bắc, tình cảm đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu) giữa người cán bộ kháng chiến về xuôi và nhân dân (người ở lại) Việt Bắc, làm cho tình cảm giữa họ kín đáo mà không xa vời, gắn bó thắm thiết, mặn nồng sâu sắc mà không gượng gạo, không sỗ sàng. Câu II : Thí sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản của câu hỏi : Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến : Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. Thí sinh có thể trình bày bài viết theo những nội dung cụ thể khác nhau. Sau đây là một số gợi ý : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối: D (Đáp án - Thang điểm có 03 trang) Câu Ý Nội dung I Trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009), Tố Hữu đã sử dụng những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc nào? Những phương tiện đó phù hợp với việc diễn tả tình cảm gì của người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc? 2,0 1. Những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc (1,0 điểm) - Thể thơ lục bát; kết cấu đối đáp; lối xưng hô mình – ta của ca dao – dân ca. - Ngôn ngữ thơ dân dã, mộc mạc; các cách chuyển nghĩa của thơ ca truyền thống; giọng thơ mang âm hưởng ngọt ngào của những câu hát tình nghĩa trong dân gian. 0,5 0,5 2. Sự phù hợp của những phương tiện đó với việc diễn tả tình cảm (1,0 điểm) - Thể hiện tình cảm ân tình, thuỷ chung sâu sắc của người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc gắn với đạo lí truyền thống dân tộc. - Thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của người cán bộ và nhân dân với cách mạng, với kháng chiến. 0,5 0,5 II Suy nghĩ về ý kiến: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. 3,0 1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm) - Người nổi tiếng được khâm phục, được nhiều người biết đến về tài năng và sự thành công ở một lĩnh vực nào đó; người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể của mình. - Về thực chất, ý kiến này khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua những đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội. 0,5 2. Luận bàn về ý kiến (2,0 điểm) Ý kiến nêu trong đề cần được lật đi lật lại, xem xét từ nhiều phía, thấy được mối quan hệ giữa hai mệnh đề (đừng cố gắng thành người nổi tiếng và trước hết hãy là một người có ích), để luận bàn (theo hướng khẳng định hay bác bỏ) cho thoả đáng, thuyết phục. Dưới đây là một số ý cơ bản: - Khát vọng trở thành người nổi tiếng là chính đáng nhưng không phải ai cũng có năng lực, tố chất và điều kiện để đạt được. - Nếu cố gắng bằng mọi cách chỉ để nổi tiếng, con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây tác hại cho xã hội. - Mỗi cá nhân, bằng những suy nghĩ, việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng; tuy nhiên, có ích là điều kiện để nổi tiếng, vì thế trước khi thành người nổi tiếng thì hãy là người có ích. - Những người chỉ bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng thì cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ không còn hi vọng trở thành người nổi tiếng. 0,5 0,5 0,5 0,5 1 2 Câu Ý Nội dung 3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm) - Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội. - Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống. 0,5 III.a Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên để làm sáng tỏ ý kiến: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn. 5,0 1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm) - Thạch Lam là thành viên của Tự lực văn đoàn; có tấm lòng đôn hậu và quan niệm văn chương tiến bộ; có biệt tài về truyện ngắn; chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. - Hai đứa trẻ (in trong tập Nắng trong vườn) là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, có sự hoà quyện các yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. 0,5 2. Giải thích ý kiến (0,5 điểm) - Truyện ngắn trữ tình thường có cốt truyện đơn giản, giàu sắc thái trữ tình, không khí, tâm trạng. - Làm nên sắc thái trữ tình trong Hai đứa trẻ chủ yếu là cảm xúc buồn thương và giọng thủ thỉ trầm lắng, thiết tha qua miêu tả khung cảnh, tâm trạng. 0,5 3. Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên (3,5 điểm) a. Chất trữ tình đượm buồn toát ra từ khung cảnh phố huyện (1,5 điểm) - Khung cảnh phố huyện khi chiều xuống, đêm về, lúc có chuyến tàu đi qua đều được lọc qua cái nhìn và tâm trạng, cảm giác của nhân vật Liên, nên cũng thấm đượm cảm xúc trữ tình. + Cảnh vật hiện lên có hồn, êm ả, thi vị mà đượm buồn. + Con người hiện lên với kiếp sống mòn mỏi, tăm tối; tuy vậy tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ đẹp đáng trân trọng: một tình người chân thật, một mơ ước nhỏ nhoi, hay một hi vọng mong manh, - Khung cảnh phố huyện có sự tương phản đậm nét giữa bóng tối và ánh sáng: Bóng tối dày đặc, bao trùm lên tất cả; còn ánh sáng thì leo lét lụi tàn, hoặc rực rỡ vụt qua. Khung cảnh ấy gắn liền với những cảm giác xen lẫn buồn vui khó tả, tạo nên nhiều sắc thái trữ tình. b. Chất trữ tình đượm buồn toát ra từ diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên (2,0 điểm) - Tâm trạng man mác buồn trước khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn và trong đêm tối: + Cảm giác man mác buồn từ cảnh vật thấm vào lòng người và nỗi buồn trong tâm hồn ngây thơ lan toả ra cảnh vật. + Niềm xót xa, thương cảm với những kiếp người nhỏ nhoi, lay lắt trong bóng tối. - Cảm xúc buồn vui khó tả trước, trong và sau khi chuyến tàu đêm đi qua: + Tàu chưa đến: khắc khoải, háo hức chờ mong. + Tàu đến: hân hoan, ngây ngất ngắm nhìn. + Tàu đi: bâng khuâng, ngậm ngùi, nuối tiếc. 1,0 0,5 1,0 1,0 3 Câu Ý Nội dung 4. Đánh giá chung (0,5 điểm) - Chất trữ tình đượm buồn mang lại cho Hai đứa trẻ một vẻ đẹp riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam. - Ý kiến này đã đưa ra được một đánh giá sâu sắc, thoả đáng. 0,5 III.b Phân tích đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu để thấy được chất suy tưởn g triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên. 5,0 1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm) - Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam, có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng, triết lí và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh. - Tiếng hát con tàu (in trong tập Ánh sáng và phù sa) là tác phẩm tiêu biểu của Chế Lan Viên, là khúc hát về lòng biết ơn, sự gắn bó với nhân dân, đất nước. 0,5 2. Phân tích đoạn thơ (4,0 điểm) a. Về nội dung: cảm xúc trữ tình và những suy tưởng triết lí (2,0 điểm) - Càng suy tưởng càng tự hào, trân trọng thành quả cách mạng và phẩm chất anh hùng của nhân dân trong kháng chiến; nhận thức rõ đó cũng là sức mạnh của hiện tại, là ánh sáng soi đường hướng tới tương lai. - Suy tưởng triết lí gắn với cảm xúc nồng nhiệt trong khúc ca thôi thúc lên đường, hướng tới Tây Bắc, hướng về nhân dân và nguồn cội thiêng liêng. - Niềm hạnh phúc lớn lao hoà vào những suy tư sâu lắng: trở về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất, về với niềm vui từng khát khao mong chờ, về với ngọn nguồn thiết yếu, tin cậy của sự sống, trong sự nuôi dưỡng, che chở, cưu mang. b. Về nghệ thuật: ngôn từ, hình ảnh phong phú, gợi cảm, đẫm chất suy tư (2,0 điểm) - Có sự kết hợp giữa cảm xúc với suy tưởng, nâng xúc cảm, tình cảm lên thành những khái quát triết lí khiến cho hình ảnh, ngôn ngữ thơ phong phú, gợi cảm, giàu chất trí tuệ. - Ngôn ngữ thơ linh hoạt, giàu giá trị tư tưởng – thẩm mĩ và mang tính biểu cảm cao (sử dụng đại từ xưng hô thân tình; dùng câu cảm thán tạo giọng điệu vừa thiết tha, say đắm vừa thành kính, thiêng liêng); phép điệp từ, điệp ngữ có tính nghệ thuật. - Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu ý nghĩa biểu tượng, được sáng tạo bằng nhiều thủ pháp: tả thực, ẩn dụ tượng trưng, đặc biệt là lối so sánh xâu chuỗi, trùng điệp, 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 3. Đánh giá chung (0,5 điểm) - Đoạn thơ đã khơi dậy những tình cảm sâu nặng với nhân dân, đất nước của một hồn thơ sắc sảo tài hoa, kết hợp hài hoà giữa lí trí và cảm xúc. - Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên. 0,5 Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo. - Hết - . ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn: NGỮ VĂN; Khối: D Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) CâuI.(2,0. ích. Thí sinh có thể trình bày bài viết theo những nội dung cụ thể khác nhau. Sau đây là một số gợi ý : BỘ GIÁO D C VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 ĐỀ CHÍNH. CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối: D (Đáp án - Thang điểm có 03 trang) Câu Ý Nội dung I Trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo d c, 2009), Tố Hữu đã sử d ng những

Ngày đăng: 26/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN