Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
1,15 MB
Nội dung
TUYẾN TIÊU HÓA I. ĐẠI CƯƠNG: Tuyến tiêu hóa bao gồm tuyến nước bọt, tuyến tụy và gan. Đây là những tuyến tiêu hóa lớn nằm bên ngoài ống tiêu hóa nhưng chất tiết của các tuyến này đổ vào lòng ống tiếu hóa nhờ vào hệ thống ống bài xuất. Hầu hết các tuyến tiêu hóa đều có cấu trúc tương tự nhau: tuyến được bao bọc bên ngoài bằng vỏ bao liên kết, từ bao liên kết có nhiều vách liên kết tách ra và đi vào bên trong nhu mô tuyến để phân chia tuyến thành nhiều thùy. Các thùy được các vách liên kết gian tiểu thùy phân chia thành nhiều tiểu thùy. Vách liên kết gian tiểu thùy và các tiểu thùy có mối liên quan về cấu trúc và chức năng rất chặt chẽ. Nói chung, tuyến tiêu hóa gồm hai thành phần chính: chế tiết và bài xuất. Ngoài chức năng chế tiết các men có khả năng phân hủy thức ăn, một số tuyến tiêu hóa còn có cả chức năng nội tiết. II. TUYẾN NƯỚC BỌT: Tuyến nước bọt là tuyến ngoại tiết nhưng có liên quan đến chức năng nội tiết. Tuyến nước bọt có cấu trúc theo kiểu tuyến túi giống như chùm nho. Có rất nhiều tuyến nước bọt đổ chất tiết vào khoang miệng nhưng thường chỉ đề cập chủ yếu đến 3 đôi tuyến nước bọt chính: tuyến mang tai (1), tuyến dưới hàm (2) và tuyến duới lưỡi (3). Tuyến nước bọt được các vách liên kết phân chia thành các tiểu thùy có kích thước khác nhau. Mỗi tiểu thùy bao gồm nhiều nang tuyến hoặc ống – túi, đây chính là phần chế tiết của tuyến. Nang tuyến được cấu tạo bởi những tế bào có khả năng tổng hợp và chế tiết các chất tiết vào lòng của nang tuyến. Các chất tiết trong lòng nang tuyến được đưa vào các ống bài xuất theo sơ đồ như sau: Ống bài xuất trong tiểu thùy ống vân ống bài xuất gian tiểu thùy ống cái khoang miệng. Các tế bào biểu mô cấu tạo nên nang tuyến và các ống bài xuất trong tiểu thùy nằm trên cùng một màng đáy. Mặt ngoài màng đáy của phần nang tuyến có các tế bào cơ biểu - mô bám chặt vào. Tế bào cơ biểu mô là những tế bào dẹt có nhiều nhánh bào tương dài. Tế bào cơ biểu mô có khả năng co duỗi giúp cho sự tống xuất các chất tiết từ lòng nang tuyến vào ống bài xuất. 1. Nang tuyến nước bọt: Dựa vào bản chất của chất tiết và hình dạng của các tế bào chế tiết cấu tạo nên các nang tuyến người ta phân biệt ra ba loại: nang tiết nước, nang tiết nhầy và nang pha. Đặc điểm Tế bào tiết nước (serous cell) Tế bào tiết nhầy (mucous cell) 1. Hình dạng Hình tháp, cực ngọn hướng vào lòng nang tuyến, bề mặt cực ngọn có các vi Hình khối vuông. nhung mao ngắn, không đều. 2. Nhân Hình cầu, nằm ở 1/3 dưới. Hình bầu dục nằm lệch sát cực đáy. Đặc điểm Tế bào tiết nước (serous cell) Tế bào tiết nhầy (mucous cell) 3. Bào tương - Phần trên nhân bắt màu acid, chứa nhiều hạt chế tiết, Golgi, tiêu thể, các siêu sợi và các siêu ống. - Phần dưới nhân bắt màu baz (kiềm), chứa nhiều lưới nội bào hạt. - Phần trên nhân nhạt màu, chứa các hạt chế tiết là hạt sinh nhầy. - Phần dưới nhân không có gì đặc biệt. 4. Nang tuyến Có dạng hình cầu hoặc hình liềm, lòng nang tuyến hẹp. Dạng túi hoặc ống túi, lòng nang rộng. Hình minh họa cấu trúc của tuyến nước bọt. Các nang tuyến (Acinus) có cấu tạo kiểu tuyến túi dạng chùm nho; các ống bài xuất của nang tuyến (intercalaire) tập trung đổ chất tiết vào ống vân (strié); ống vân đổ vào ống bài xuất gian tiểu thùy; sau đó các ống này tập trung đổ chất tiết vào ống cái. Nang pha (có ở tuyến dưới hàm) các tế bào tiết nước và tiết nhầy cùng nằm trong một nang tuyến. Các tế bào tiết nước trong nang pha tạo thành liềm nước hay còn gọi là liềm Gianuzzi. 2. Ống bài xuất: Bao gồm các ống nằm trong tiểu thùy có kích thước nhỏ đổ các chất tiết vào các ống gian tiểu thùy có kích thước lớn. Ống bài xuất trong tiểu thùy: Nhận chất tiết trực tiếp từ nang tuyến Thành ống được cấu tạo bởi biểu mô vuông đơn. Nhiều ống bài xuất trong tiểu thùy đổ chất tiết vào ống bài xuất có kích thước lớn hơn gọi là ống vân (striated duct). Ống vân (chi tiết B trong hình) vẫn là ống bài xuất trong tiểu thùy, được cấu tạo bởi biểu mô trụ đơn có nhiều vân ở bào tương cực đáy tế bào. Vân sọc được tạo thành là do mê đạo đáy và ti thể. Mê đạo đáy là nếp gấp của màng bào tương ở cực đáy của các tế bào biểu mô. Ống vân có thể chế tiết một số chất có vai trò giống như nội tiết tố (hormon). Ống bài xuất gian tiểu thùy: Hiện diện tại các vách liên kết gian tiểu thùy, nhận chất tiết từ các ống vân. Cấu tạo biểu mô vuông tầng hoặc trụ tầng (ống kích thước lớn). Riêng ở ống cái biểu mô lót là biểu mô lát tầng không sừng hóa. 3. Các tuyến nước bọt: Đặc điểm Tuyến mang tai Tuyến dưới hàm Tuyến dưới lưỡi 1. Nang chế tiết Nang tiết nước Phần lớn là nang tiết nước, một ít nang nhầy và nang pha Phần lớn là nang tiết nhầy, một ít nang tiết nước 2. Ống bài xuất - trong tiểu thùy - ống vân Nhiều nhưng ngắn Nhiều và dài Nhiều Ít và ngắn 3. Mô liên kết - vỏ bao - vách liên kết - Không có - Rất phát triển Thành phần và chức năng của tuyến nước bọt: Hỗn hợp các chất tiết của tất cả tuyến nước bọt được gọi là nước bọt. Trong thành phần của nước bọt ngoài nước, enzyme (amylase, maltase), thường có chứa thêm mảnh vụn tế bào biểu mô, vi trùng thường trú khoang miệng, các bạch cầu, điện giải, IgA .v.v… Ở người trưởng thành, lượng nước bọt tiết ra mỗi ngày khoảng 1-1.5lít. Nước bọt có các chức năng sau: Làm ướt và bôi trơn niêm mạc miệng và môi Rửa sạch các mảnh vụn tế bào, thức ăn còn sót vì đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển Rất phát triển Phát triển Tụy dưới KHV quang học: tụy ngoại tiết (bên trái) và tiểu đảo Langerhans (bên phải). Bôi trơn và biến đổi thức ăn thành khối mềm hơn giúp cho thức ăn được đẩy xuống thực quản dễ dàng Phân hủy đường nhờ amylase Bài tiết một số kim loại nặng và một số chất hữu cơ, vô cơ. Góp phần gián tiếp vào cân bằng nước điện giải. III. TUYẾN TỤY: Là tuyến lớn, quan trọng, gồm hai phần: nội tiết và ngoại tiết. Chức năng của tụy nội tiết là chế tiết các chất có tác dụng cân bằng glucose trong máu, trong khi chức năng của tụy ngoại tiết là chế tiết các chất có tác dụng phân hủy thức ăn trong lòng ống tiêu hóa. Tụy được bao bọc bên ngoài bởi một bao liên kết mỏng, lớp ngoài cùng là lớp tế bào trung biểu mô của phúc mạc. Bao liên kết có nhiều mạch máu và thần kinh, bao liên kết đi vào bên trong nhu mô chia tụy ra nhiều tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy đều có tụy ngoại tiết (đa số) và tụy nội tiết. 1. Tụy ngoại tiết: Có cấu tạo dạng tuyến túi kiểu chùm nho giống như tuyến mang tai. Tụy ngoại tiết có cấu tạo gồm 2 phần chính : phần chế tiết (do các nang tuyến) và phần bài xuất (do các ống bài xuất). Các nang tuyến có dạng túi, kích thước 100 m-150m, do các tế bào nang tạo thành biểu mô tuyến cùng tựa trên màng đáy. Phía ngoài màng đáy có một ít sợi lưới, sợi tạo keo, mao mạch và thần kinh. Nang tuyến của tụy không có tế bào cơ biểu-mô lợp phía ngoài màng đáy như nang tuyến nước bọt. [...]... CCK-PZ) có khả năng kích thích các tế bào nang tuyến chế tiết các enzym tiêu hóa Tế bào trung tâm nang tuyến còn gọi là tế bào ống bài xuất vì những tế bào này thuộc ống bài xuất nhưng nằm sâu trong nang tuyến Đây là tế bào giúp nhận diện được nang tiết nước của tuyến nước bọt với nang tụy ngoại tiết Ống bài xuất: bắt đầu từ ống bài xuất trong nang tuyến ống bài xuất trong tiểu thùy ống bài... phân hủy Khi các chất này được chế tiết vào lòng ống tiêu hóa sẽ được enterokinase do ruột non tiết ra kích hoạt để chuyển từ trạng thái tiền enzym thành enzym (dạng hoạt động) Đặc biệt là trypsinogen sau khi chuyển thành trypsin trở thành enzym có khả năng hoạt hóa các tiền chất (tiền enzym) khác trở thành dạng hoạt động Ngoài chế tiết các men tiêu hóa nêu trên, tụy ngoại tiết còn chế tiết chất kiềm... Mỗi nang tuyến có khoảng 8-12 tế bào tụy ngoại tiết và một vài tế bào trung tâm nang tuyến (mũi tên) Tế bào tụy ngoại tiết hay tế bào nang tuyến có hình dạng tương tự như tế bào tiết nước của tuyến nước bọt: tế bào có dạng hình tháp, nhân hình cầu ở 1/3 dưới tế bào; màng tế bào ở cực đỉnh có nhiều vi... nội bào hạt rất phát triển và bắt màu baz Tế bào tụy ngoại tiết chế tiết dịch tụy có tính kiềm, chứa nhiều enzym tiêu hóa như: trypsin, chymotrypsin, lipase, esterase, deoxuribonuclease, ribonuclease, phopholipase A, amylase, elastase, carboxypeptidase, … Nói chung, tụy chế tiết các enzym tiêu hủy 3 thành phần dinh dưỡng chính là protein, carbohydrate và lipide Ngoại trừ amylase và lipase, các enzym... chặt chẽ trong cơ chế điều hòa đường huyết Cơ chế điều hòa này được thực hiện theo kiểu chế tiết cận tiết Ngoài tế bào A, B và D tụy nội tiết còn có các loại tế bào khác như D1 và PP IV GAN: Là tuyến tiêu hóa lớn nhất, có chức năng đa dạng và rất quan trọng trong cơ thể Gan được bao bọc bên ngoài là một bao liên kết dày gọi là bao gan hay bao Glisson Mặt ngoài bao gan được phủ bởi phúc mạc Rốn gan... có rất nhiều chức năng 4 Chức năng: Ngoại tiết: sản xuất và chế tiết mật Chuyển hóa: tế bào gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucose từ thức ăn thành glycogen và tích trữ glycogen vào trong bào tương, khi cần thiết tế bào gan phân hủy glycogen thành glucose, ngoài ra còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và protein Gan cũng chuyển hoá phần lớn các thuốc được đưa vào cơ thể Tổng... nang tuyến: biểu mô vuông đơn Ống bài xuất trong tiểu thùy: biểu mô trụ đơn thấp Ống bài xuất gian tiểu thùy: biểu mô trụ đơn Ống tụy chính và ống tụy phụ: biểu mô trụ có các tế bào tiết nhầy và tế bào nội tiết chế tiết Pancreozymin và Cholecystokinin 2 Tụy nội tiết: Xen giữa các nang tụy ngoại tiết là những đám nhỏ tế bào nội tiết cùng với các mao mạch tạo thành những tiểu đảo Langerhans Tuyến. .. mạch tạo thành những tiểu đảo Langerhans Tuyến tụy chứa khoảng 2 triệu tiểu đảo tụy tập trung nhiều ở phần đuôi tụy Tiểu đảo tụy hình cầu có kích thước từ 100 -300m được tạo thành từ những dây tế bào tuyến nối với nhau thành hình lưới xen lẫn với lưới mao mạch kiểu xoang ngoài ra còn có một ít mô liên kết và các sợi thần kinh thực vật Có ít nhất 5 loại tế bào nội tiết trong tiểu đảo tụy gồm: Tế . TUYẾN TIÊU HÓA I. ĐẠI CƯƠNG: Tuyến tiêu hóa bao gồm tuyến nước bọt, tuyến tụy và gan. Đây là những tuyến tiêu hóa lớn nằm bên ngoài ống tiêu hóa nhưng chất tiết của các tuyến này. chặt chẽ. Nói chung, tuyến tiêu hóa gồm hai thành phần chính: chế tiết và bài xuất. Ngoài chức năng chế tiết các men có khả năng phân hủy thức ăn, một số tuyến tiêu hóa còn có cả chức năng. II. TUYẾN NƯỚC BỌT: Tuyến nước bọt là tuyến ngoại tiết nhưng có liên quan đến chức năng nội tiết. Tuyến nước bọt có cấu trúc theo kiểu tuyến túi giống như chùm nho. Có rất nhiều tuyến