MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Đọc thuộc bài thơ và hiểu nội dung bài thơ, thể hiện nhịp thơ vui tươi, sinh động, đầy hình ảnh.. - Khám phá âm thanh và hình ảnh của những giọt mưa rơi qua những từ
Trang 1Mưa rơi như thế nào ?
- -
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Đọc thuộc bài thơ và hiểu nội dung bài thơ, thể hiện nhịp thơ vui tươi, sinh động, đầy hình ảnh
- Khám phá âm thanh và hình ảnh của những giọt mưa rơi qua những từ láy trong bài thơ
- Làm quen với các từ láy qua cách phát âm, hiểu nghĩa và nhận dạng các chữ cái trong từ
- Phát triển quan sát , ghi nhớ có chủ định, ngôn ngữ diễn đạt , tư duy so sánh tổng hợp
- Giáo dục trẻ về ích lợi của mưa đối mọi loài sinh vật trên mặt đất
II CHUẨN BỊ :
- Làm quen với bài thơ “ Mưa ” của Nguyễn Diệu …
- Máy hát, băng nhạc có bài “ Mưa rơi ”, dân ca Xá …
III TIẾN HÀNH:
Trang 2* Hoạt động 1:
- TC Băng reo “ Mưa rơi”: cô nói cho trẻ đáp và làm các động tác cùng với cô …
- Cho trẻ cùng đọc với cô bài thơ “ Mưa ” của Nguyễn Diệu :
Mưa
Mưa rơi tí tách Mưa vẽ trên sân Mưa nâng cánh hoa Mưa rơi, mưa rơi
Hạt trước hạt sau Mưa dài trên lá Mưa gội chồi biếc Mưa
là bạn tôi
Không xô đầy nhau Mưa rơi trắng xóa Mưa rửa sạch bụi Mưa
là nốt nhạc
Xếp hàng lần lượt Bong bóng phập phồng Như em lau nhà Tôi hát thành lời ”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, kết hợp trích đoạn cho trẻ nắm bắt nội dung:
+ Mưa rơi thế nào? ( 4 câu thơ đầu … )
+ Mưa còn được mô tả như thế nào? ( 4 câu thơ tiếp theo … )
Trang 3+ Mưa có ích gì cho mọi vật ? ( 4 câu thơ tiếp theo … )
+ Và đối với con người, mưa là gì? ( 4 câu thơ cuối … )
- Cho trẻ đọc bài thơ cùng với cô: chung cả lớp, nhóm …
* Hoạt động 2:
- Cô gợi cho trẻ phát hiện các từ láy trong bài thơ : tí tách, bong bóng, phập phồng …
- Cho trẻ tìm thêm các từ láy mô tả tiếng mưa rơi : lộp độp, ào ào …
- Cô viết lên bảng cho trẻ quan sát các từ và chỉ cho trẻ đọc từng từ, nhận ra các chữ cái giống
nhau trong các từ láy …
- Cô đàm thoại cùng trẻ:
+ Những loài nào cần đến mưa? … Cây cối cần mưa để làm gì? + Các loài động vật cần mưa ra sao? … Nếu không có mưa thì sao nhỉ ?
+ Con người sẽ thế nào khi trời không có mưa?
- Cô mở nhạc cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài “ Cho tôi đi làm mưa”: cô cùng trẻ hát và vỗ nhịp trên các bộ phận thân thể ( vỗ vai, lắc hông, vỗ tay áp má chếch chân … )
Trang 4* Hoạt động 3:
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Mưa rơi” , dân ca Xá …
- Trò chuyện với trẻ: “ Bài hát nói về điều gì ? … Mưa rơi làm cho cây cối thế nào?
Các bạn nghĩ gì khi nghe làn điệu dân ca này?”
- Mở nhạc, động viên trẻ cùng hát theo nhạc với cô