1. Định nghĩa Glucoz là một loại gluxit (glucid, chất bột đường, cacbon hiđrat, carbohydrates) đơn giản nhất (đường đơn, monosaccarit, monosaccarid, monosacchride, loại gluxit không bị thủy phân nữa). Glucoz gặp nhiều trong trái nho chín, các trái cây chín khác, cũng như trong mật ong. Glucoz được Andreas Marggraf ly trích đầu tiên từ trái nho khô vào năm 1747. Tên glucose được Jean Dumas đặt vào năm 1838. Tên glucose xuất phát từ tiếng Hy Lạp glycos, có nghĩa là đường hay ngọt. Cấu tạo của glucoz được Emil Fisher khám phá vào khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. 2. Công thức phân tử Glucoz có CTPT là C 6 H 12 O 6 (D = 1 Þ có 1 liên kết đôi hoặc 1 vòng) Glucoz là một chất rắn, kết tinh, không màu, có nhiệt độ nóng chảy ở 146°C, hòa tan nhiều trong nước, có vị ngọt, nhưng không ngọt bằng đường mía (saccarozơ, saccarose, sucrose, C 12 H 22 O 11 ). Glucoz có độ ngọt bằng 0,6 lần so với đường mía (cho độ ngọt của đường mía là 1, thì độ ngọt của glucoz bằng 0,6). Glucoz có trong cơ thể người cũng như động vật. Trong máu người có khoảng 0,1% glucoz (về khối lượng). Trong mật ong có khoảng 30% glucoz. 3. Công thức cấu tạo Glucoz có ba dạng công thức cấu tạo gồm một dạng mạch hở và hai dạng vòng. Khi hòa tan trong nước tạo dung dịch, glucoz có sự cân bằng, chuyển hóa qua lại và tồn tại cả ba dạng cấu tạo này, trong đó dạng vòng hiện diện nhiều hơn. 4. Tính chất hóa học Glucoz có tính chất của một rượu đa chức, chứa hai nhóm –OH liên kết ở hai nguyên tử cacbon kế bên, và tính chất của một aldehyd (aldehid) vì phân tử có chứa nhóm chức aldehyd –CHO. 4.1. Phản ứng cháy C 6 H 12 O 6 + 6O 2 6CO 2 + 6H 2 O Glucoz Tìm hiểu Glucozo 4.2. Phản ứng cộng hiđro (H 2 ) 4.3. Glucoz cho được phản ứng tráng gương, phản ứng tạo kết tủa đồng (I) oxit có màu đỏ gạch với Cu(OH)2 vì trong cấu tạo của glucoz có chứa nhóm chức aldehyd. 4.4. Dung dịch glucoz hòa tan được đồng (II) hiđroxit ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam (vì trong cấu tạo của glucoz có chứa hai nhóm –OH liên kết vào hai nguyên tử cacbon kế bên và glucoz hòa tan trong nước tạo dung dịch) 4.5. Glucoz tác dụng với anhiđrit axetic (CH3-O-CO-O-CH3) tạo chất có chứa năm nhóm chức este (CH3-COO-) (Vì trong cấu tạo của glucoz có chứa 5 nhóm chức rượu (-OH)) 4.6. Nhóm –OH ở C số 1 của dạng vòng tham gia phản ứng tạo nhóm chức ete với rượu metylic (CH3OH), có HCl khan làm xúc tác, đun nóng (Các nhóm –OH còn lại không tham gia phản ứng trong điều kiện này, vì -OH ở C số 1 gần với O của dạng vòng nhất, nên H trong nhóm –OH này linh động nhất, dễ tham gia loại H2O, tạo nhóm chức ete –O-CH3) 5. Ứng dụng 5.1. Phản ứng lên men rượu (Từ glucoz điều chế được rượu etylic, có men làm xúc tác) C 6 H 12 O 6 2CH 3 -CH 2 -OH + 2CO 2 5.2. Phản ứng lên men tạo axit lactic men lactic C 6 H 12 O 6 2CH 3 -CHOH-COOH Glucoz Axit lactic; Axit a-hiđroxipropionic; Axit sữa 5.3. Từ glucoz điều chế được sorbitol, axit gluconic, tham gia phản ứng tráng gương (gắn lớp kim loại bạc lên thủy tinh tạo gương soi, bình thủy giữ nhiệt, linh kiện điện tử,…) CH 2 (OH)CH(OH)CH(OH)CH(OH)CH(OH)CHO (Glucoz) + 1/2O 2 CH 2 (OH)CH(OH)CH(OH)CH(OH)CH(OH)COOH (Axit gluconic) . aldehyd –CHO. 4.1. Phản ứng cháy C 6 H 12 O 6 + 6O 2 6CO 2 + 6H 2 O Glucoz Tìm hiểu Glucozo 4.2. Phản ứng cộng hiđro (H 2 ) 4.3. Glucoz cho được phản ứng tráng gương,