HOÀNG NHĨ THƯƠNG HÀN Đại cương Hoàng nhĩ thương hàn là loại bệnh do mủ trong tai ủng thịnh gây rối loạn tâm thần làm cho Can phông động gây nên. Tương ứng với chứng Viêm Màng Não Do Tai của YHHĐ. Đây là biến chứng thường gặp nhất trong các biến chứng nội sọ do tai, chiếm đến 40% trong các biến chứng nội sọ (báo cáo tổng kết 10 năm 1970 - 1980 của Viện Tai Mũi Họng Việt Nam). Viêm màng não do tai có nhiều thể rất đa dạng vì vậy khó chẩn đoán, lại có nhiều diễn biến phức tạp, hiểm nghèo nên tỉ lệ tử vong còn khá cao. Viêm màng não lại thường phối hợp với các biến chứng nội sọ do tai khác như áp xe não, viêm tĩnh mạch bên, vì vậy càng nguy hiểm hơn. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận - Nhĩ Đông Thống Hậu’ từ thế kỷ thứ 6 đã viết: “ Phàm đau nhức trong tai, do phong nhập vào kinh Thận, nếu không trị, sẽ nhập vào Thận, thì đột nhiên phát sốt, biến chứng ra chứng cột sống cứng, gáy cứng thành chứng co giật (kính). Nếu do đau mà gây ra mủ, mủ vỡ ra, tà khí yếu đi thì không thành chứng co giật ”. Nguyên nhân Theo YHHĐ: + Gặp nhiều trong chứng viêm xương chũm mạn, xuất hiện sau đợt tái phát. + Gặp trong viêm tai giữa cấp, nhát là ở trẻ nhỏ, vì không có tiền sử chảy mủ tai cho nên dễ bị bỏ qua. Bệnh tích xâm nhập vào màng não theo nhiều đường: . Qua ổ xương bị viêm, phía trên tai - sào bào, lan dần vào màng não. . Qua mê nhĩ: thông với màng não bằng cống tiền đình và cống ốc tai. . Qua đường mạch: các nhánh hệ mạch màng não giữa, qua khớp trái - đá lên màng não. . Qua ổ viêm ở não: thường do áp xe não lan tỏa ra ngoài. Theo YHCT: + Do tai có mủ loại hỏa nhiệt tà độc thịnh. + Can Đởm có thấp nhiệt ủng thịnh. Triệu chứng: a- Giai đoạn đầu: Thường gặp nơi bệnh nhân đang bị viêm tai xương chũm mạn tính với các triệu chứng chính: sốt cao, đau tai và vùng xương chũm, càng ngày càng nghe kém, chảy mủ nhiều, hôi thối. Sau đó có thêm các triệu chứng: . Nhức đầu: có thể chỉ ở vùng thái dương hoặc ½ đầu bên bệnh hoặc nhức hết cả đầu. . Nôn: có cảm giác muốn nôn hoặc nôn mửa. . Thay đổi tính tình: dễ mê hoảng, cáu gắt hoặc li bì. 2- Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện các triệu chứng điển hình của viêm màng não. . Toàn thân: Sốt cao 39 - 400 C, đôi khi có cảm giác rét run. Mạch nhanh, yếu, nhịp thở không đều, thở nông, huyết áp có thể tăng cao, mê sảng hoặc lừ đừ mệt mỏi. Ba dấu hiệu màng não: . Nhức đầu dữ dội, liên tục, khi gõ hoặc ấn hộp sọ hoặc bó mạch cảnh sọ thì nhức đầu tăng hơn. . Nôn mửa: Nôn khan hoặc nôn ra thức ăn, nôn nhiều lần, thay đổi tư thế thường gây nên nôn. . Táo bón: nhưng ở trẻ nhỏ lại hay bị tiêu chảy. . Rối loạn co thắt cơ: người bệnh thường nằm co như con cò, sau đó nằm thẳng đơ như co cứng cơ cột sống. Ở trẻ nhỏ thường bị co giật chân tay, có khi co cơ mặt. . Rối loạn phản xạ: các phản xạ gân, cơ đều tăng, phản xạ da bụng cũng tăng. . Rối loạn cảm giác: đau khắp người khi bị đụng hoặc sờ nắn, sợ ánh sáng vì vậy thường nằm quay mặt vào tường, sợ tiếng độïng, thường có cảm giác chóng mặt. . Rối loạn vận mạch: Mạch ngoại vi lúc giãn, lúc co, làm cho da lúc thì đỏ lúc thì tái mét. . Rối loạn tâm thần: Ở trẻ nhỏ thường mê sảng, la hét, giẫy, ở người lớn có thể bị trầm uất, lờ đờ. Trên lâm sàng thường gặp các loại sau: 1- Nhiệt Ở Mạch Máu: Trong tai có mủ lâu ngày, đột nhiên mủ ít đi mà lại bị rét run, sốt cao, đầu đau như búa bổ, gáy cứng, nôn mửa, tâm phiền, bứt rứt, thần chí lờ đờ, lưỡi đỏ sậm, không rêu, mạch Tế Sác. Điều trị: Thanh doanh, lương huyết, tiết nhiệt, giải độc. Dùng bài Thanh Doanh Thang (49). (Tê giác làm chủ dược để thanh giải nhiệt độc ở phần doanh; Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn dưỡng âm, thanh nhiệt; Hoàng liên, Trúc diệp, Liên kiều thanh Tâm, giải độc, đẩy nhiệt ra phần khí cho ra ngoài; Đan sâm thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết, tiết nhiệt, giải độc). 2- Nhiệt Nhập Tâm Bào: Sốt cao, mê sảng, hoặc hôn mê. Điều trị: Thanh Tâm, khai khiếu. Dùng bài Thanh Doanh Thang (49) hợp với An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (01), Tử Tuyết Tán (62), Chí Bảo Đơn (05). (Thanh Doanh Thang thanh nhiệt ở Tâm bào lạc. Bài này dùng Tê giác để thanh Tâm, lương huyết, giải độc; Huyền sâm, Liên kiều, Liên tâm, Mạch môn thanh Tâm, dưỡng âm; Trúc diệp, Liên kiều thanh Tâm, tiết nhiệt. Các vị hợp lại có tác dụng thanh Tâm, tả nhiệt, lương huyết, giải độc.hợp với An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, Tử Tuyết Tán, Chí Bảo Đơn để tăng cường tác dụng thanh Tâm, khai khiếu). 3- Nhiệt Thịnh Làm Phong Động: Trong tai có mủ lâu ngày, đột nhiên mủ ít đi mà lại bị rét run, sốt cao, đầu đau như búa bổ, gáy cứng, nôn mửa, tâm phiền, bứt rứt, thần chí lờ đờ, gáy cứng, co giật, người cong như bị uốn ván, lưỡi đỏ sậm, không rêu, mạch Tế Sác. Điều trị: Thanh doanh, lương huyết, bình Can, tức phong. Dùng bài Thanh Doanh Thang (49) thêm Linh dương giác, Câu đằng, Đơn bì. (Tê giác làm chủ dược để thanh giải nhiệt độc ở phần doanh; Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn dưỡng âm, thanh nhiệt; Hoàng liên, Trúc diệp, Liên kiều thanh Tâm, giải độc, đẩy nhiệt ra phần khí cho ra ngoài; Đan sâm thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết, tiết nhiệt, giải độc; Linh dương giác, Câu đằng, Đơn bì thanh nhiệt, lương huyết, bình Can, tức phong). 4- Chân Âm Suy Yếu: Sốt, mặt đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, lưỡi khô, thần trí lờ đờ, mạch Hư, Đợi. Điều trị: Tư âm, dưỡng dịch, cố nhiếp chân âm. Dùng bài Tam Giáp Phục Mạch Thang (46). (Thục địa, A giao, Mạch môn, Bạch thược tư dưỡng Can âm; Hỏa ma nhân dưỡng dịch, nhuận táo; Chích thảo ôn bổ khí, điều hòa âm dương; Miết giáp, Quy bản tư âm, tiềm dương). 5-Dương Khí Suy Yếu: Mồ hôi ra nhiều, mồ hôi ra như hạt châu, chỉ thích nằm, tay chân lạnh, tinh thần mê muội, sắc mặt trắng xanh, hô hấp yếu, mạch Vi muốn Tuyệt. Điều trị: Hồi dương, cố thoát. Dùng bài Sâm Phụ Thang gia vị (Đây là bài Sâm Phụ Thang thêm Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ. Nhân sâm, Hoàng kỳ đại bổ khí của Tỳ Vị, ích khí, cố thoát; Phụ tử ôn tráng nguyên dương, đại bổ tiên thiên; Long cốt, Mẫu lệ thu hãn để phòng khí và tân dịch tiết hết). . HOÀNG NHĨ THƯƠNG HÀN Đại cương Hoàng nhĩ thương hàn là loại bệnh do mủ trong tai ủng thịnh gây rối loạn tâm thần làm. sốt, biến chứng ra chứng cột sống cứng, gáy cứng thành chứng co giật (kính). Nếu do đau mà gây ra mủ, mủ vỡ ra, tà khí yếu đi thì không thành chứng co giật ”. Nguyên nhân Theo YHHĐ: + Gặp. dương, cố thoát. Dùng bài Sâm Phụ Thang gia vị (Đây là bài Sâm Phụ Thang thêm Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ. Nhân sâm, Hoàng kỳ đại bổ khí của Tỳ Vị, ích khí, cố thoát; Phụ tử ôn tráng nguyên dương,