1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917) pdf

9 501 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 121,09 KB

Nội dung

Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917) Ngày 11 tháng 3 năm 1917, tại nước Nga đã nổ ra một cuộc cách mạng, lịch sử gọi là ''Cách mạng Tháng Hai''. Cách mạng Tháng Hai đã lật đổ sự thống trị chuyên chế của Sa hoàng, nhưng xuất hiện hai chính quyền cùng tồn tại. Một là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và địa chủ, hai là Xô viết đại biểu công nhân và binh lính của quần chúng nhân dân. Ngày 16 tháng 4, Lê-nin từ nước ngoài trở về Pê-tô-grat, thủ đô nước Nga. Sau khi ra khỏi nhà ga, ông xuất hiện trên một chiếc xe bọc thép giữa tiếng hoan hô chào mừng của đám đông quần chúng. Tại đây, ông kêu gọi nhân dân giành lấy thắng lợi cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và đưa ra khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền thuộc về Xô viết''. Ngày 16 tháng 7, hàng ngàn công nhân và binh lính đã giương cao biểu ngữ ''Đả đảo chiến tranh!'', ''Đả đảo l0 bộ trưởng tư sản!'', 'Toàn bộ chính quyền thuộc về Xô viết!” tiến hành một cuộc biểu tình thị uy rầm rộ. Chính phủ lâm thời đã đàn áp cuộc biểu tình bằng bạo lực hòng chấm dứt tình trạng cùng song song tồn tại của hai chính quyền. Tháng 9, Tổng tư lệnh quân đội Nga, tướng Cooc-ni-lôp đã điều quân về Pê-tô-grát, nhằm lật đổ Chính phủ lâm thời, đồng thời tiêu diệt chính quyền Xô viết, xây dựng thể chế quân sự độc tài. Trước tình thế đó, Đảng Bôn-xê-vích do Lê-nin lãnh đạo đã tổ chức nhân dân đập tan kế hoạch phản loạn này. Mặt khác, thấy tình thế không ổn, Chính phủ lâm thời đã câu kết với quân Đức, mượn tay để bóp chết chính quyền cách mạng của giai cấp công nông. Tối ngày 29 tháng l0, trong một ngôi nhà gác hai tầng ở ngoại ô Pê-tô- grat, Ban lãnh đạo Đảng Bôn-xê-vich đã tổ chức một cuộc họp quan trọng. Lê-nin phát biểu thẳng thắn tại hội nghị: ''Tình thế rất rõ ràng: hoặc là chuyển chính của Cooc-ni-lôp hoặc là chuyên chính của tầng lớp nghèo khổ của giai cấp vô sản và nông dân''. Ông chủ trương phải khởi nghĩa ngay lập tức. Hội nghị nhanh chóng tán thành đề nghị của Lê-nin và thành lập một trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Ngày hôm sau, các uỷ viên Trung ương Bôn-xê-vich đều hết sức kinh ngạc khi thấy trên một tờ báo xuất bản ngày hôm đó, đăng những thông tin liên quan đến kế hoạch cuộc khởi nghĩa. Kẻ tiết lộ bí mật về kế hoạch khởi nghĩa là uỷ viên Trung ương phản đối chủ trương khởi nghĩa là Ca-mi-nhép và Di-nô-vi-ep. Lê-nin biết tin, đã nhanh chóng viết một bức thư gửi toàn Đảng, lên án hành động phản bội vô liêm sỉ đó. Ngày 6 tháng 11 (lịch Nga là 24 tháng l0), trên đường phố Pê-tô-grat bán đầy những tờ báo đăng tin Chính phủ lâm thời chuẩn bị tấn công Bôn-sê-vich. Bước đầu tiên của kế hoạch đó là đóng cửa tờ báo ''Tiếng nói công nhân'', Cơ quan trung ương của Đảng Bôn-xê-vich. Mười giờ sáng, Thủ tướng Chính phủ lâm thời Kê-ren-xki đắc ý tuyên bố với các bộ trưởng trong Cung điện Mùa Đông: Bôn-xê-vich không thể tuyên truyền lật đổ chính phủ được nữa.Tuy nhiên, ngay chiều hôm đó, những người Bôn-xê-vich đã chiếm lại được xưởng in báo “Tiếng nói công nhân”. Kê-ren-xki ra lệnh giới nghiêm toàn thành phố. Các cửa hàng đều đóng cửa, các ngân hàng nghỉ việc. Lúc bấy giờ, các lãnh tụ của Đảng Bôn-xê-vich đều tập trung ở điện Xmô-nưi. Sáng sớm ngày 7 tháng 11 (lịch Nga là ngày 25 tháng l0) bắt đầu cuộc chiến đấu giành chính quyền. Đội xích vệ Bôn-xê-vich đã chiếm được bưu điện, ga xe lửa, nhà máy điện, trạm điện thoại. 11 giờ sáng, những người Bôn-xê-vich dùng điện đài trên Tuần dương hạm A-vơ-rô-ra (Rạng Đông) để phát đi ''Bức thư gửi các công dân Nga'' của Lê nin, tuyên bố chính quyền nhà nước đã thuộc về Xô viết công nhân và binh lính Pê-tô-grat. Tuần dương hạm A-vơ-rô-ra (Rạng Đông) trên sông Nê- va ở thủ đô Pê-tô-grat, bắn một phát đại bác. Tiếng súng của chiến hạm Rạng Đông đã tuyên bố với toàn nhân loại về một kỷ nguyên mới, một Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã ra đời. Ngay sau đó cuộc chiến đấu đánh chiếm Cung điện Mùa Đông bắt đầu. Tiếp theo tiếng pháo, đội xích vệ và anh em thuỷ thủ đã xông vào Cung điện Mùa Đông, trụ sở của Chính phủ lâm thời. Phần lớn các quan chức của Chính phủ lâm thời đều bị bắt. Thủ tướng Chính phủ lâm thời Kê- ren-xki đã kịp bỏ trốn. Hai giờ sáng ngày hôm sau, quân khởi nghĩa đã hoàn toàn chiếm lĩnh được Cung điện Mùa Đông. Cách mạng thắng lợi, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai đã bầu ra được Chính phủ cách mạng mới, do Lê-nin làm Chủ tịch. Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã ra đời. Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi tại Pê-tô-grat, quân đội trung thành với Chính phủ lâm thời vẫn bám trụ trong Cung điện Krem-lin tại Mat-xcơ-va. Ngày 11 tháng 11, đội xích vệ bắn đại bác phá vỡ một đoạn tường của Điện Krem-lin và sau 4 ngày chiến đấu, toà thành cổ này mới thuộc về nhân dân. Một lá cờ đỏ búa liềm phất phớt bay trên bầu trời Điện Krem-lin. Từ tháng 10 năm 1917 đến tháng 2 năm 1918 (theo lịch Nga) khởi nghĩa các nơi liên tiếp giành được thắng lợi và các chính quyền Xô viết tiếp tục được thành lập. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm rung chuyển thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng theo tiếng súng của chiến hạm Rạng Đông lan truyền trên nhiều nước khắp các châu lục Âu, Á và Mỹ Latinh. Nhờ ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, sau đó, trên thế giới có nhiều nước cũng đi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người. Bác Hồ với Cách mạng Tháng Mười Nga Sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, ngay từ thời niên thiếu, Người đã nhìn thấy cảnh lầm than của nhân dân, sự thống trị hà khắc và tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến. Trong bối cảnh nước nhà bị xâm lược, người dân phải chịu lầm than khốn khổ, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911), nhằm tìm kiếm phương kế để đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Người đã đến nhiều quốc gia, châu lục và ở đâu cũng thấy bất công, áp bức. Trong thời gian Người đang hoạt động ở châu Âu, vào ngày 7 tháng 11 năm 1917, một sự kiện lịch sử trọng đại “làm rung chuyển thế giới” đã nổ ra ở nước Nga. Đó là sự bùng nổ và thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản do Đảng Bôn-sê-vích, đứng đầu là Lênin lãnh đạo. Cuộc cách mạng đã đập tan bộ máy cai trị của giai cấp tư sản Nga, thiết lập nên Nhà nước Xô viết - Nhà nước kiểu mới trong lịch sử loài người: Nhà nước công - nông. Khi được biết thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục Lênin. Người đã tham gia nhiều cuộc vận động ủng hộ nhân dân Nga bảo vệ thành quả cách mạng. Cách mạng Tháng Mười Nga đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của Người, giúp Người hiểu rõ: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Người cũng đã nói: “Trong thế giới bây giờ chỉ có kách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như thực dân Pháp khoe khoang ở Việt Nam”. Ở Paris, Người đã viết bài báo “Cách mạng Tháng Mười Nga và các dân tộc thuộc địa”, khẳng định con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga chính là con đường chân chính mà cách mạng của các dân tộc phải đi. Thực tiễn đã chứng minh, sau Cách mạng Tháng Mười Nga, trong hơn 70 năm xây dựng và phát triển, từ một nước Nga Xô viết đã phát triển thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô). Từ một nước tư bản phát triển trung bình, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế, quân sự. Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Liên Xô đã đánh thắng chủ nghĩa phát-xít, giải phóng đất nước, đồng thời góp phần giải phóng nhiều dân tộc khác, cứu loài người thoát khỏi thảm họa phát-xít, tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đứng lên giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, làm cho hệ thống thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ. Xác định vai trò lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Mười đối với phong trào giải phóng dân tộc, Người đã viết: “Như ánh mặt trời rạng đông xua tan bóng tối, cuộc Cách mạng Tháng Mười đã chiếu rọi ánh sáng mới vào lịch sử loài người Cách mạng Tháng Mười đem lại cho nhân dân tất cả các dân tộc quyền tự quyết và những phương tiện thực tế để thực hiện”. Trong một bài viết theo đề nghị của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Liên Xô, Người còn khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, làm cho nó trở thành một làn sóng mãnh liệt trong tất cả các nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương, Việt Nam Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước thuộc địa và nửa thuộc địa đã phá tan xiềng xích của chủ nghĩa đế quốc. Nhiều nước đã tách ra khỏi hệ thống tư bản chủ nghĩa”. Đối với cách mạng nước ta, Cách mạng Tháng Mười là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc ta thoát khỏi gông xiềng nô lệ, tối tăm, nghèo nàn để vươn lên ấm no, hạnh phúc. Nhìn lại lịch sử nước nhà những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chúng ta sẽ thấy rõ. Do không thể sống nổi dưới sự thống trị tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến, nhân dân ta đã liên tục vùng lên đấu tranh cứu nước dưới sự lãnh đạo của các nhà yêu nước Nhưng do sai lầm về đường lối và phương pháp đấu tranh, nên các phong trào yêu nước đó đều bị thất bại. Chỉ có Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, trên bước đường bôn ba tìm đường cứu nước, đã bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Cách mạng Tháng Mười Nga; từ đó, Người dẫn dắt dân tộc ta đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười - gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Đó là con đường duy nhất đúng đắn, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Chính nhờ phấn đấu kiên định đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, dân tộc ta đã giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đất nước được độc lập, nhân dân được tự do và đang đi lên xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. Điều đó càng làm cho chúng ta tin tưởng vững chắc hơn vào mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đó là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường của Cách mạng Tháng Mười. Hiện nay, các thế lực thù địch và bọn cơ hội đang lợi dụng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu để tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Mười. Chúng cho rằng, Cách mạng Tháng Mười là “sai lầm của lịch sử”, là “một cuộc cách mạng đẻ non”, trái với tiến trình phát triển của lịch sử tự nhiên. Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ không phải là sự sụp đổ của một học thuyết cách mạng, khoa học nhất từ trước đến nay, không phải là sự sụp đổ của một lý tưởng cao đẹp mà cả loài người đang ngưỡng mộ, hướng tới, mà là sự sụp đổ của những mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể, được thiết kế và xây dựng có nhiều điểm bất cập và sai lầm. Đó là chưa kể đến sự chống phá hết sức quyết liệt của các thế lực đế quốc và bọn cơ hội. Vì thế, mặc dù mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhưng những người cộng sản và nhân dân lao động trên thế giới vẫn luôn ngưỡng mộ, biết ơn Liên Xô và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. 92 năm trôi qua, Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn còn ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với nhân dân lao động, những người cách mạng, lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Nói về ý nghĩa đặc biệt to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong lịch sử loài người chưa có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. . Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917) Ngày 11 tháng 3 năm 1917, tại nước Nga đã nổ ra một cuộc cách mạng, lịch sử gọi là '&apos ;Cách mạng Tháng Hai''. Cách mạng Tháng. Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục Lênin. Người đã tham gia nhiều cuộc vận động ủng hộ nhân dân Nga bảo vệ thành quả cách mạng. Cách mạng Tháng. Lênin, Cách mạng Tháng Mười Nga; từ đó, Người dẫn dắt dân tộc ta đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười - gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế

Ngày đăng: 26/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w