1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh và cấu trúc huyền thoại pps

8 545 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 186,1 KB

Nội dung

Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh và cấu trúc huyền thoại Thực ra, ý kiến trên của tôi về nghĩa của từ sinh ra và những cụm từ tương tự nghĩa với nó chưa thâu tóm hết hiện tượng đa nghĩa của bản thân từ đó trong cấu trúc của từng câu thơ. Nhưng có một điều cần xác tín, đó là vai trò và vị trí của “trẻ con” trong cái nhìn của nhà thơ. Cái nhìn này xuất phát từ cách cảm nhận rằng loài người phát triển từ con người nguyên thuỷ (trẻ con) đến làm ra các giá trị văn hóa (trẻ con sinh ra tất cả), đồng thời các giá trị văn hoá nảy sinh là từ nhu cầu của trẻ con, phục vụ cho trẻ con, và như vậy, một cách nào đó, cũng có nghĩa là trẻ con (loài người trên con đường phát triển của mình) sinh ra tất cả. Hiện tượng này dẫn ta đến cấu trúc thứ hai của bài thơ: cấu trúc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, cấu trúc “cây đời” trong huyền thoại, sử thi mà “trẻ con” là hình tượng trung tâm. Trong công trình Trống đồng quốc bảo Việt Nam, Nguyễn Duy Hinh đã khảo sát cấu trúc của mười hai dạng trống đồng chúng ta đã phát hiện được cho đến nay. Ngoài những khác biệt ở các hình ảnh, hoa văn cụ thể, cấu trúc chung của mười hai dạng trống đồng hiện có là giống nhau: trung tâm là hình ngôi sao rồi xoay quanh là những băng hoa văn hình học phức tạp, các băng cảnh, các băng ngăn cách. Ở đây, tôi không đi sâu vào miêu tả và lý giải các hình ảnh trên trống đồng. Việc này các nhà khảo cổ học đã làm một cách tường tận rồi, và xin đọc thêm công trình của N.I. Niculin mà tôi đã có dịp nhắc tới. Điều mà chúng tôi quan tâm là trống đồng không phải là chỉ riêng Việt Nam có mà là tài sản chung của cả một vùng rộng lớn từ miền Nam sông Dương Tử cho đến các hải đảo. Vì thế, cấu trúc thứ hai của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người mà chúng tôi sẽ lý giải dưới đây mang một ý nghĩa mới, vượt khỏi phạm vi lãnh thổ của tác giả, thể hiện tính phổ biến của huyền thoại. Trong công trình của mình, N.I. Niculin đã gắn kết kiểu kết cấu những vòng tròn đồng tâm của trống đồng với kiểu kết cấu tự nhiên của lát cắt một thân cây, và từ đây, gợi lên hình ảnh “cây thế giới”, “cây đời”: “Nhưng tất cả các giả thuyết trên còn chưa đánh giá đúng mức và nói chung là chưa chú ý đến nguyên tắc chung về cấu trúc và sự phân bố các hình vẽ ở mặt trên của tất cả các trống đồng mà chúng ta đã biết, không loại trừ bất cứ cái nào. Trong khi đó thì điều này đặc biệt quan trọng, vì rằng mặc dù hình vẽ lặp đi lặp lại liên tục và luôn luôn biến đổi, nhờ đó mà các lễ nghi và các nhân tố thần thoại được miêu tả đã được cách điệu hoá và biến thành một thứ hoa văn, tuy nhiên bản thân nguyên tắc cấu trúc mà theo đó các hình vẽ được phân bố vẫn không hề biến đổi, điều đó chứng tỏ sự quan trọng đặc biệt của nguyên tắc này. Vấn đề là ở chỗ các hình vẽ được sắp xếp trong những vòng tròn đồng tâm xoay quanh một hình thể có tia sáng toả ra xung quanh (các ngôi sao), có lẽ là hình tượng trưng cho mặt trời. Cấu trúc này đặc biệt gợi nhớ đến những vòng tròn theo năm xung quanh lõi cây trên một mặt gỗ cắt ngang. Từ đây nảy sinh một giả thuyết hợp lý là chính trống đồng cùng với các hình vẽ vô số trên nó (không chỉ trên bề mặt mà còn ở thân trống) là sự thể hiện trực quan của một “cây thế giới”. Đặc biệt thậm chí hình dáng chiếc trống còn gợi nhớ phần dưới thân cây, phần phình ra chính là gốc cây Kiểu kết cấu đồng tâm với lõi cây ở giữa (đương nhiên mang nhiều ý nghĩa) này đã được bảo lưu một cách bền vững trên những chiếc trống ra đời muộn hơn. “Còn những đường hoa văn ẩn giấu một ý nghĩa quan trọng nào đó còn được lưu giữ rất lâu qua nhiều thế kỷ trong đời sống” (4) . Và trên cơ sở quan niệm của Viện sĩ V.N. Toporov về “vai trò tổ chức đặc biệt đối với các hệ thống thần thoại cụ thể, quy định cấu trúc bên trong và toàn thể những thông số cơ bản của các hệ thống thần thoại này” (5) của hình tượng cây thế giới, N.I. Niculin gắn kết cấu trúc trang trí của trống đồng với kết cấu, nội dung “các tác phẩm văn học trung đại và văn học dân gian của người Việt và đặc biệt là trong thơ ca dân gian truyền miệng của dân tộc Mường: hệ thống sử thi Đẻ đất đẻ nước…” (6) . Có một điểm khác biệt đáng chú ý, làm nổi rõ quan niệm của Xuân Quỳnh là sự thay đổi của hình ảnh trung tâm cấu trúc. Thay vì “hình ngôi sao 14 cánh (số lượng này có thể thay đổi tuỳ dạng trống đồng – ĐNC) chiếm trung tâm mặt trống với một đường chỉ đậm tương đối lớn viền sát đầu các cánh sao” (7) mà theo N.I. Niculin “có lẽ là tượng trưng cho hình mặt trời” thì trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh hình ảnh trung tâm của cấu trúc lại là hình tượng “trẻ con”, và ở đây mặt trời bị đẩy xuống hàng các vòng tròn đồng tâm: Mắt trẻ con sáng lắm Nhưng chưa thấy gì đâu! Mặt trời mới nhô cao Cho trẻ con nhìn rõ Trẻ con dựng thiên nhiên dậy, trẻ con dựng xã hội và văn hoá lên; các vòng tròn đồng tâm châu tuần quanh hình tượng trẻ con ở trung tâm cấu trúc đã làm nên cây thế giới, cây đời. Trẻ con (loài người nguyên thuỷ) xuất hiện trong thời kỳ hỗn mang: Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con Trên trái đất trụi trần Không dáng cây ngọn cỏ Mặt trời cũng chưa có Chỉ toàn là bóng đêm Không khí chỉ màu đen Chưa có màu sắc khác (Xin đọc một đoạn trong sử thi - huyền thoại Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường: Ngày xưa sinh đời trước Dưới đất chưa có đất Trên trời chưa có trời Trên trời chưa có ngôi sao đo đỏ Dưới đất chưa có ngọn cỏ xanh xanh) Trẻ con gọi mặt trời xuất hiện, cỏ cây hoa lá xuất hiện, chim muông sông biển… xuất hiện. Và lời ru, điệu hát, truyện cổ tích, tri thức, ngôn ngữ, chữ viết… ra đời cùng với tình yêu của mẹ, niềm thương của bà, sự dạy dỗ của cha, chuyện trao truyền kiến thức của thầy… Nghĩa là toàn bộ đời sống tự nhiên và xã hội được trẻ con dựng dậy hay là đươc dựng dậy xoay quanh hình tượng trung tâm là trẻ con. Điểm khác biệt cơ bản ấy không thay đổi cấu trúc của cây đời mà chuyển cấu trúc cây đời từ huyền thoại sang truyện cổ tích được viết bằng thơ. Xin đọc theo kiểu so sánh ấn tượng của màu xanh trong hai dòng (thơ) sau đây trong Đẻ đất đẻ nước: Dưới đất chưa có ngọn cỏ xanh xanh Mọc lên một cây xanh xanh và trong Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh: Màu xanh bắt đầu cỏ Màu xanh bắt đầu cây Vẫn vận dụng phương thức song hành (parallelism) nhưng khuynh hướng giải thích, yêu cầu thể loại và ý thức sáng tạo đã đậm hơn trong Chuyện cổ tích về loài người. Vị trí của “mặt trời” trong cấu trúc trang trí trống đồng, vị trí của “cây” trong hình ảnh cây thế giới, cây đời đã được hình tượng “trẻ con” đảm nhiệm trong Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh. Hiện tượng đa dạng về từ, hiện tượng dịch đảo vị trí các kết cấu cụm từ, hiện tượng tổ chức hệ thống cấu trúc âm thanh của toàn bài thơ… đã khiến phương thức song hành (của thơ cổ đại) trong Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh mang đậm màu hiện đại. Chúng ta thử đọc một đoạn kể chuyện về cây chu, tức kiểu cây thế giới, trong Đẻ đất đẻ nước: Cây chu chái, quả chu đồng Bông lau lá thiếc Gió thổi vi vút Cao tận trên lòng trời Vui ran hơn sấm động Thấy muông thú ăn no Về chầu chu đầy một phía Con hổ ăn no, uống no Về chầu chu đầy một góc Con vượn, vọc ăn no Về chầu chu đầy ngọn cây giang Lợn lòi, con hoẵng ăn no Về chầu chu đầu lối Đàn cá ăn no, uống no Về chầu chu đầy suối đầy sông Trống chim đỉnh mái chi bồng Về chầu chu đầy đồi bái Và thử so sánh với kết cấu châu tuần quanh hình tượng “trẻ con” được Xuân Quỳnh vận dụng một cách biến hoá: Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con… Mắt trẻ con sáng lắm Nhưng chưa thấy gì đâu! Mặt trời mới nhô cao Cho trẻ con nhìn rõ Màu xanh bắt đầu cỏ… Chim bấy giờ sinh ra Cho trẻ nghe tiếng hót… Muốn trẻ con được tắm Sông bắt đầu làm sông Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu và lời ru Cho nên mẹ sinh ra… Biết trẻ con khao khát Chuyện ngày xưa, ngày sau Không hiểu là từ đâu Mà bà về ở đó… Muốn cho trẻ hiểu biết Thế là bố sinh ra… Đến đây có lẽ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh đã hiện ra dưới một ánh sáng mới – ánh sáng của huyền thoại. Chính cấu trúc huyền thoại đã làm nên điểm đặc sắc của bài thơ khi bài thơ như là kết quả của cả một quá trình người nghệ sĩ sống cùng những trải nghiệm văn hoá của nhân loài và dân tộc trong lịch sử lâu xa của nó. Và con đường đi ấy của huyền thoại thấm vào trong tâm thức của cộng đồng như một dòng chảy bất tận mà đôi khi ta chợt nhận ra nơi một công trình sáng tạo khiến tất cả hoá lạ lẫm nhưng thật gần gũi và rực rỡ. Đối với tôi, Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh là một đóng góp của dòng chảy ấy./. . Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh và cấu trúc huyền thoại Thực ra, ý kiến trên của tôi về nghĩa của từ sinh ra và những cụm từ tương tự nghĩa. có lẽ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh đã hiện ra dưới một ánh sáng mới – ánh sáng của huyền thoại. Chính cấu trúc huyền thoại đã làm nên điểm đặc sắc của bài thơ khi bài. nhiệm trong Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh. Hiện tượng đa dạng về từ, hiện tượng dịch đảo vị trí các kết cấu cụm từ, hiện tượng tổ chức hệ thống cấu trúc âm thanh của toàn bài

Ngày đăng: 26/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w